Người theo dõi

24 thg 12, 2010

Thử một mô hình

Thương trường như chiến trường, ta đã tổ chức tốt trong chiến tranh, trong kinh tế chắc chắn sẽ làm được. Mỗi một doanh nghiệp là một đơn vị chiến đấu, đơn vị này có thể sở hữu vốn nhà nước, vốn cá nhân hoặc vốn hỗn hợp. Dù loại vốn nào thì quốc gia cũng được lợi, lợi đầu tiên là tạo việc làm, tiếp theo là thu thuế. Sự phát triển của doanh nghiệp là sự phát triển của đất nước. Có kinh tế chiến lược, trung ương trực tiếp theo dõi và hỗ trợ. Có kinh tế vùng chính phủ trực tiếp theo dõi hỗ trợ, kinh tế tỉnh phải theo định hướng kinh tế vùng, kinh tế huyện theo tỉnh, xã theo huyện. Kinh doanh không phải là việc dễ, có thể bị phá sản bất cứ lúc nào, vậy mà còn bị làm khó dễ thì sao sống được. Cái lợi của doanh nghiệp cho đất nước cho xã hội là có tại sao lại không được hỗ trợ, sau đó phải kêu gọi bên ngoài đến ta kinh doanh. Người có quyền gây khó dễ doanh nghiệp thực chất là đánh thuế hai lần lên doanh nghiệp, một lần nộp vào ngân sách và một lần nộp vào cá nhân người có quyền (vì lương cán bộ không đủ sống ). Kiểu cách đó chỉ giết chết doanh nghiệp, không thể tăng sức cạnh tranh được, sau đó kêu gọi nước ngoài đầu tư từ những việc ta không làm được đến cả những việc ta làm được. Nước ngoài họ đến họ cũng huy động vốn của ta, họ đâu có mang toàn bộ tiền của họ vào ta kinh doanh. Hãy coi mỗi doanh nghiệp là một đơn vị chiến đấu, nhà nước và toàn xã hội hãy hỗ trợ họ để họ ngày càng phát triển, nếu thấy họ phát triển mà ghen tức hoặc tìm cách làm tiền họ thì thật ấu trĩ.
Thành bại do lãnh đạo quyết định phần lớn, hai trăm lãnh đạo quốc gia có một số tiền minh bạch để sống đàng hoàng ai cũng biết và chấp nhận cho họ được ưu đãi như vậy để họ toàn tâm toàn lực lo cho đất nước và nhân dân (không có thế lực nào dùng tiền, vật chất khác có thể mua chuộc được họ).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét