Người theo dõi

14 thg 11, 2010

Hồ Chí Minh toàn tập - tập 1 (trích)

Tệ ĐộC ĐOáN ở ĐÔNG DƯƠNG -
NGƯờI ĐƯợC BảO Hộ Và NGƯờI ĐI BảO Hộ

Ông Cẩm Đà Lạt (Trung Kỳ) có một cách hiểu vai trò khai hoá của mình đến là hay. Một hôm, người cộng tác rất xứng của ông Xarô này cần đến ván gỗ. Ông ta sai người đến kiếm ván ở nhà một người bản xứ làm nghề buôn bán. Nhà buôn này đòi phải trả tiền rồi mới được mang hàng đi. Nghe lời yêu cầu này, ông Cẩm nổi giận, phái ngay lực lượng vũ trang đến với nghiêm lệnh là dù "sống
hay chết" cũng phải bắt cho được tên An Nam đó về sở.
Để tránh cơn giận của vị đại diện cho nước bảo hộ, nhà buôn không kể gì đang ốm cũng đành phải bỏ cả nhà cửa quê hương lánh sang tỉnh khác.
Một thầy thuốc người Âu chứng kiến tấn trò kể trên đã can thiệp để bênh vực nhà buôn bản xứ. Vụ can thiệp "chướng tai gai mắt" này làm cho viên thầy thuốc bị đổi đi, bị đày lên Kon Tum, một nơi nước độc mà người Âu rất sợ. Chính đấy là nơi mà viên thầy thuốc đó đang đền cái tội thân người bản xứ của ông. Trong khi ấy thì bọn Đáclơ, Bôđoanh vẫn ung dung phè phỡn trong vinh dự và khoái lạc. Kẻ mắc cái tội xúc phạm uy tín kể trên là bác sĩ Hôngxtarich. Chúng tôi xin tỏ tấm cảm tình của chúng tôi đối với ông ấy.
Còn nhà buôn An Nam thì sau ra sao ? Anh ta bị ghi tên vào sổ những người bị tình nghi, liệt vào hạng "chống Tây", vào số những
kẻ cần theo dõi. Một bầy mật thám Pháp và An Nam bám riết theo gót anh ta. Nhiệm vụ của bọn này là ghi từng giờ từng phút mọi hành động cử chỉ của anh ta, và tô đen tất cả mọi ý định của anh.
Công cuộc theo dõi này được tiến hành một cách khá lộ liễu để làm cho bạn bè quen thuộc của người An Nam này phải chùn lại không dám lai vãng nhà anh nữa, đến nỗi đời sống của anh trở nên hết sức khó khăn. Bất cứ thế nào cũng không một người bản xứ nào dám đến nhà anh. Hoàn toàn bị cô lập với đồng bào của mình, nhà buôn này chỉ còn có hai con đường: hoặc đi ăn cướp, hoặc đi ăn mày. Nhưng cái nghề thứ hai này có thể lại làm cho anh càng đáng khả nghi hơn vì kiếp sống lang thang.
nGUYễN áI QUốC
Báo Le Paria , số 16,
tháng 7-1923.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét