Người theo dõi

27 thg 8, 2010

Cứu trợ

Một hoạt động không mong muốn năm nào cũng diễn ra. Nhân dân tự phát mua hàng cứu trợ đồng bào vùng bị thiên tai với số đoàn cứu trợ rất lớn (chủ yếu là các tỉnh phía Nam ). Đến địa phương mỗi đoàn có cách tiếp cận với người cần được cứu trợ 1 cách khác nhau. Có 1 cách là hàng được đưa vào chùa để nhà chùa tổ chức cấp phát cho người cần được cứu trợ. Thầy trụ trì giao việc phát phiếu cứu trợ cho một số người dân nhanh nhẹn. Có phiếu thì đến chỗ nhận hàng. Quy trình rất bài bản chặt chẽ. Có trường hợp không có xe phải đi bộ đến nhận cứu trợ ngày hôm trước không được, ngày hôm sau cũng không, trong khi đó có người son phấn chạy xe tay ga đến nhận hàng cứu trợ mà lại được nhận trước. Người ta phát hiện là người phát phiếu toàn quyền ban phát cho người thân quen của mình. Bây giờ việc mua bán rất thuận tiện các đoàn nên tham khảo cách cứu trợ của nhóm bác Huệ Chi. Cứu trợ bằng tiền và đưa tận tay người bị thiệt hại có chữ ký của gia đình bị thiệt hại, có xác nhận của chính quyền ở địa phương. Được vậy người bỏ tiền ra giúp đồng bào mình mới thấy có ý nghĩa.

26 thg 8, 2010

Cảm tử khác mất nhân tính

Cựu chiến binh chống Pháp nói chuyện truyền thống. Người được giao bom ba càng lúc nào cũng vui vẻ khi cần thì lao vào xe tăng tất cả nổ tung. Nhiều chiến sĩ bây giờ cũng sẵn sàng vì nhiệm vụ không nghĩ gì khác. Tội phạm mất nhân tính hiện nay không là cá biệt, chúng quyết thực hiện hành vi không nghĩ gì khác.

25 thg 8, 2010

Triều hoang tưởng

Triều đình năm nhâm thìn vua mới tại vị (chưa phải lưu vong ) được 2 năm giặc cỏ nổi lên ở khắp nơi. Gọi là giặc cũng chưa đúng quan quân yên vị được 3 năm lại sắp đến kỳ bổ nhiệm lại. Ngân khoản nhờ quan anh, quan trên là không nhỏ. Mấy năm đầu nhậm chức còn làm bộ liêm chính có nhận hối lộ thì cũng không lộ liễu. Xung quanh ai cũng lo chạy nước rút mình không thể nhởn nhơ. Dân cần việc gì đến quan quyền đều phải lót tay. Việc đó cũng chưa đáng nói. Đất của dân phú ông mà muốn thì dân chắc chắn mất. Dân mất đất mất nhà kêu oan đầy gầm trời. Ghét cái nó văn minh không đều. Triều đại thì xưa cũ mà công nghệ lại hiện thời. Động tí là người ta nhao nhao lên. Chết có một mạng người mà cả phủ bỏ làm bỏ ăn kéo nhau theo quan tài đi kiện. Ngày xưa theo thuyết Khổng tử các triều cầm lá bùa này mà bổng lộc cả ngàn năm. Nay theo thuyết Không tử mà sao chúng dân chống đối nhiều thế. Kinh đô trật hẹp mỗi kỳ lễ việc là người ta lại kéo về kêu oan. Quan trong triều ai cũng biết tại sao nhưng gườm gườm đón ý nhau. Vua biết tỏng không thèm hỏi mà tự quyết. Mọi việc đều do việc chọn quan kế nhiệm. Vua xuống chiếu để dân chọn 10 người cho quan tại vị chọn người kế nhiệm. Tại sao lại không chọn 3 chọn 5 vì nếu ít quá thì quan tại vị khó cài người thân tín của mình vào được. Dân được chọn tự do nếu ngu mà chọn người của quan tại vị vào thì không phải tại vua. Lợi dụng dịp này bọn phú ông cường hào ác bá lợi dụng cộng nghệ hiện thời với tiền trả công cho bọn bồi hậu hĩnh làm nổi bật nhiều kẻ không xứng đáng. Nhiều người dân hám lợi cũng bị bọn chúng lừa. Nhiều phủ huyện dân thấy bị mắc lừa lại biểu tình đòi phế truất do chọn nhầm người. Vua buộc phải chiếu chỉ nếu chọn nhầm thì chọn lại.

Chữa bệnh cho computer

Cái computer bây giờ 7 triệu đồng là có. Thời gian trước nó là vật tinh vi phức tạp phải ở trung tâm lớn mới tháo nó ra được. Bây giờ 1 cuộc điện thoại, tiền công 100 ngàn có bác sĩ máy tính đến tận nơi sửa, nếu không được thì mang đi và hẹn thời gian sửa xong mang đến. Không thể so sánh máy móc với người nhưng thấy việc sửa chữa người thì buồn vô cùng.

Giặc cỏ

Chính quyền tạo điều kiện để dân chống cường quyền. Chính quyền này là ưu Việt. Bọn giặc cỏ nào đụng đến chính quyền dân sẽ quyết không tha.

Ý kiến

Đại hội cán bộ toàn quốc sắp diễn ra. Thể hiện dân chủ thì một số văn bản quan trọng được đưa ra. Tất cả lại sôi lên để đấu với máy cụm từ. Ngày xưa đã hô hào đánh cộng sản rồi đánh bắc Việt. Anh chưa đánh tôi đã biết anh thua. Tôi không đánh người Việt tôi đánh Pháp đánh Mỹ. Anh theo giặc tôi đánh anh là đương nhiên. Anh nói tôi ảo tưởng nhưng anh hô đánh cộng sản là vô hình lại ảo tưởng hơn. Tôi rất thực tế. Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Anh cãi được không. Sao anh không hỏi từ khi đưa ra mục tiêu dân có giàu hơn không nước có mạnh hơn không có công bằng hơn không có dân chủ hơn không có văn minh hơn không. Anh cay cú lật đổ tôi để anh thành đối tượng mọi người tìm cách lật đổ anh à.

24 thg 8, 2010

Sách

Ai đọc sách. Ai có nhiều sách. Ai viết nhiều sách đương nhiên được xã hội tôn trọng. Khi chữ còn viết trên thẻ tre người ta cũng quý trọng sách chữ viết trên thẻ tre. Người ta không bỏ thói quen đó thì xã hội lưu hành song song loại sách viết trên thẻ tre và viết trên giấy. Nguyên liệu làm sách đều lấy từ thiên nhiên. Trong khi đó nếu chi vì mục đích truyền tải thông tin thì có phương tiện khác lợi vô cùng. Ngành xuất bản đang là một biểu tượng sang trọng và có thu nhập sẽ trì hoãn tiến trình bỏ sách giấy.

Văn học

3 dòng văn học chính. Văn học bảo vệ chính quyền. Văn học lật đổ. Văn học chống cường quyền. Dòng thứ nhất được ưu đãi và an toàn. Dòng thứ 2 được 1 số nước phương tây bảo hộ cũng sống tốt chỉ buồn không được sống trên quê hương. Dòng thứ 3 phục vụ người mắc khổ nạn và cũng dễ mắc khổ nạn mà chẳng được gì. Họ làm vì lương tâm. Họ có chính nghĩa nên sức mạnh vô cùng. Lật đổ 1 chính quyền dù sao vẫn còn dự báo được diễn tiến của nó để có 1 chính quyền không hình dung được thì vô cùng phiêu lưu. Văn học đỉnh cao ở các xu thế này đang là một chờ đợi ít hy vọng. Mong rằng đừng xuất hiện thêm dòng văn học chiến tranh.

Cường quyền và Chính quyền

Cây lâu năm tất phải có tầm gửi. Cường quyền cộng sinh với chính quyền là tất yếu. Việc chính quyền tự thanh lọc là việc khó. Cường quyền gây hại cuộc sống người dân. Người dân đấu tranh với cường quyền, cường quyền  cộng sinh với chính quyền nên dễ hiểu nhầm sang việc giặc cỏ chống chính quyền, cướp chính quyền. Hơn nữa cuộc đấu gay go, người dân không có phương pháp, nóng vội dễ chuyển từ dân sang giặc cỏ. Đó là chưa nói việc cường quyền vu cáo cho dân là giặc cỏ. Nguy hại nhất là giặc ngoại xâm cấu kết với cường quyền khống chế chính quyền. Chính quyền èo uột không hoàn thành trách nhiệm. Đất nước rối ren tạo cơ hội cho địch và các thế lực thù địch. Chính quyền gần đây đã có nhiều động thái tạo điều kiện cho dân đấu tranh với cường quyền. Hy vọng xu hướng này được tiếp tục.

23 thg 8, 2010

Mặt mộc

Đi hát karaoke có em son phấn hát hay hát giúp. Say say mới đi hát như vậy được. Sau đi ngang qua xấu hổ ghê. Đọc văn trên mạng thấy trang nào mà chau chuốt không thấy một lỗi chính tả tự dưng thấy ghê ghê.

22 thg 8, 2010

Binh pháp

Kích khí (truyền thống, sự độc ác của địch...), lợi khí (huấn luyện...), lệ khí (cổ động, thi đua, khen thưởng...), đoạn khí (lễ truy điệu trước trận đánh, dù Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác...), diên khí (hậu phương, liệt sĩ, thương binh...). Nhưng không có chính khí, không nuôi dưỡng chính khí, không có chính nghĩa, không vì chính nghĩa thì cũng vô dụng.

Tiền đạo Antonio Cassano bị vợ thuần hóa

Tiền đạo Antonio Cassano, “con ngựa chứng” của CLB Sampdoria khẳng định giờ đây anh đã thật sự tu tâm dưỡng tính để chiều lòng “tân nương” Carolina. Cả hai vừa đám cưới hồi tháng 6 vừa qua. “Tôi yêu cô ấy, đó là một thiên thần. Vì cô ấy mà tôi sẽ gác quá khứ nổi loạn của mình sang một bên. Tôi không muốn làm cô ấy thất vọng”, Cassano hứa hẹn.
Là một tài năng hiếm có của bóng đá Ý, nhưng trước đây Cassano luôn tự làm xấu hình ảnh của mình bằng những vụ gây gổ trên sân bóng và những bê bối ngoài sân. Đặc biệt vào tháng 11.2008, Cassano còn tuyên bố anh đã ngủ với…700 cô gái. Vì cá tính nổi loạn này mà các đời HLV tuyển Ý trước đây thường loại Cassano khỏi đội tuyển.
Nhưng sau khi Cassano lấy vợ và thành tâm “tu dưỡng”, tân HLV Prandelli của tuyển Ý đã gọi anh lên tuyển và còn cho khoác áo số 10 trong trận đấu giao hữu với tuyển Bờ Biển Ngà vào ngày 11.8 vừa qua. “Tôi dành lời ngợi khen cho Carolina vì đã “thuần hóa” được Cassano. Phụ nữ có khả năng giúp người đàn ông hiểu ra ý nghĩa đích thực của cuộc sống”, ông Prandelli nhận xét trên trang web Uefa.com.
Tối mai, Cassano sẽ dẫn đầu hàng công của Sampdoria trong cuộc viễn chinh giành vé play-off Champions League với CLB Werder Bremen trên đất Đức. HLV Domenico Di Carlo của Sampdoria tin rằng với tâm lý thoải mái như hiện nay, Cassano sẽ giúp đội bóng của ông có kết quả tốt. “Cassano không còn là rắc rối của chúng tôi. Những đội bóng phải đối mặt với anh ấy bây giờ mới gặp rắc rối”, ông Di Carlo tuyên bố.
N.C

Trang Khat - Tùng Duong (Le Minh Son) - tiếng nhạc man dại là triệu chứng của động loạn - nghệ sĩ không có lỗi

Oi Madrak Ymoan - Tiếng nhạc man dại là triệu chứng của động loạn - nghệ sĩ không có lỗi

Thuần hóa rau rừng

http://www.baomoi.com/Home/SucKhoe/dddn.com.vn/Thuan-hoa-rau-rung/4648752.epi

21 thg 8, 2010

Đầu thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21

Đọc chungta.com có phong cách Phan Châu Trinh. Phong cách Phan Bội Châu thì nhiều. Phong cách Nguyễn Ái Quốc vẫn là chủ đạo. Hiềm nỗi triều đình sau gần 100 năm mà vẫn không ai tước ấn tín được.

Binh pháp

Trong binh pháp có phần dụng gián rất quan trọng. Có 5 loại gián là: sinh gián, tử gián, nội gián, phản gián và hương gián. Đi khắp Việt Nam để biết tình hình là việc không khó. Làm việc cho nước lớn dù có tổn hại đến Việt Nam thì Việt Nam cũng không giám hại người này vậy là tử gián ung dung hoạt động. Nội gián thì bây giờ dùng tiền mua, chưa nói việc bị thất sủng mà nước địch không cần mua vẫn bán. Phản gián thì hơi khó biết, ai phản, có phản không. Hương gián thì rộng rãi quá ai mà biết được. Vậy thì khi có binh đao thắng bằng cách nào? Chính nghĩa, hiếu sinh, không hiếu sát, không đi ngược lại với văn minh nhân loại.

Thuần hóa chim yến tự nhiên

Triển vọng nghề nuôi yến trong nhà
QĐND - Chủ Nhật, 15/08/2010, 21:44 (GMT+7)
Hiện giá 1kg tổ yến Gò Công dao động khoảng 32 triệu, nếu làm sạch, sẽ có giá đến 42 triệu đồng. Đây là nguồn lợi nhuận rất cao mà các ngành nghề khác khó có thể sánh bằng.
Gần đây, trong một lần công tác Gò Công (Tiền Giang), thấy có những căn nhà cao tầng kỳ lạ, có mặt tiền trông giống như những căn nhà phố kế bên, cũng xây cao 3-4 tầng lầu. Nhưng khi nhìn kỹ mới thấy phía sau mặt tiền nhà này, chủ nhà xây nối dài những vuông nhà bít bùng, vách không cần sơn phết, xung quanh có nhiều lỗ thông hơi hình tròn cỡ miệng chén. Đặc biệt có những ô cửa vuông hun hút, bên trong tối om. Một người dân ở đây nói chiều nào cũng vậy, chim yến bay về nườm nượp, đặc biệt những lúc mưa dông yến tụ về xóm nhà đó đen kịt, hỏi ra thì ra mới biết đó là những căn nhà nuôi yến của các “đại gia” miệt Gò Công.
Nuôi yến trong nhà
Xưa kia, ai cũng nghĩ rằng, chim yến chỉ sinh sống và làm tổ ngoài đảo khơi, nhưng gần đây đã có nhiều gia đình nuôi yến ngay tại nhà mình như ở Cà Mau, Kiên Giang, Tiền Giang. Riêng nghề nuôi yến ở Tiền Giang đang mở ra một hướng đi đầy triển vọng. Ở khu vực Gò Công hiện nay, có hơn 10 cơ sở nuôi yến trong nhà, bước đầu cho kết quả rất khả quan.
Nghề nuôi yến mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân ở Gò Công (Tiền Giang)
Vùng ven biển Gò Công là nơi thoáng đãng, khí hậu trong lành, nhiều phù du và côn trùng. Có lẽ đó là những yếu tố thích hợp giúp cho chim yến tìm đến cư trú. Chim yến Gò Công nhỏ như chim sẻ, khỏe, sức bay bền. Chúng thường sống có đôi, mỗi năm thường đẻ ba lần, mỗi lần 2 trứng. Loài chim này không thể đậu trên cành mà mỗi khi đáp xuống chúng chỉ treo mình trên vách đá hoặc tường nhà bằng đôi chân ngắn, bé bỏng.
Ở huyện Gò Công Tây, có một ngôi nhà 5 tầng, trong đó có 4 tầng dành cho chim yến ở, ước tính có tới hàng vạn con. Đó là nhà của ông Mười Thiết (Trần Văn Thiết) tại ấp Khương Ninh, xã Long Bình. Ông Mười cho biết: Cách đây hơn 20 năm, bỗng nhiên có một đàn yến bay về đáp vào các tầng lầu rồi làm tổ, đẻ trứng. Lúc đó ông không hề để ý. Đến khi biết được giá trị của yến sào, ông mới bắt đầu quan tâm cho tu bổ, thiết kế lại nhà cửa theo đúng qui cách và phù hợp với tập tính sinh thái của chúng. Đến nay, đàn yến đã phát triển lên gấp nhiều lần.
Công phu sản xuất “vàng trắng”
Hiện nay, tại Gò Công có 2 mô hình nuôi chim yến. Một là nuôi tự nhiên như đàn yến của ông Mười Thiết, nhưng mô hình này rất hiếm. Hai là dùng phương pháp dẫn dụ. Trước hết phải nhờ tư vấn, thiết kế sao cho ngôi nhà đúng qui cách, rồi dùng máy phát ra âm thanh gọi bầy để dụ yến về.
Anh Nguyễn Văn Mến - một chủ nuôi yến ở Gò Công Tây tiết lộ, phải trang bị bên trong đủ mọi điều kiện cần thiết, theo kiểu nói của dân nuôi yến là "sang như khách sạn" mới dụ yến về được. Kế đó, là phải có nhạc để dụ yến, phát qua những cái loa nhỏ xíu gắn gần tổ yến, rồi phải gắn lên trần nhà những hộp vuông bằng gỗ chuyên dùng phù hợp với tập quán của yến. Nói nôm na là ngăn phòng cho từng cặp vào ở.
Muốn cho yến làm tổ, trước hết phải làm một cái tổ giả y như thật, yến tưởng tổ của chúng mới chịu vào ở. Làm một căn nhà ba tầng, "bỏ hoang" 2 năm sau, nếu dụ được 50 - 60 cặp yến về ở coi như bước đầu thành công. “Tuy nhiên, theo tôi được biết thì hiện nay, số trường hợp “dụ” yến thành công ở vùng đất Gò Công này chỉ khoảng 50%. Nhiều người đầu tư hàng tỷ đồng cất nhà 3 tầng, trang bị đầy đủ thiết bị cùng với thuê công ty tư vấn. Nhưng cuối cùng cũng thất bại”, anh Mến cho biết thêm.
Anh Thanh ở thị xã Gò Công - một người chuyên sang đĩa nhạc dẫn dụ yến cho biết: Khi những con yến trưởng thành nhận được tín hiệu phát ra từ đĩa, chúng sẽ tự động tách bầy. Lúc đầu chúng chỉ thám thính, sau đó mới quay lại tìm chỗ “cư trú” và sống với nhau thành đàn. Bằng kinh nghiệm riêng, sau một thời gian chăm sóc yến, có người đã biết “gọi yến vào nhà”. Ngay cả tiếng kêu sáng hoặc chiều của yến, họ cũng đoán được chúng đang cần gì, đang gọi đàn hay gọi tình.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn nuôi chim yến, bí quyết để thành công trong việc dẫn dụ chim yến trước hết là kỹ thuật dẫn dụ yến vào nhà, kế đến là môi trường phải thoáng mát, sạch, yên tĩnh, ít người lui tới, trừ lúc làm vệ sinh hoặc chăm sóc các tổ chim non. Những khung cây, ván dành cho chim làm tổ phải mềm và tuyệt đối không có mùi vị khác thường. Yến làm tổ bằng chính nước bọt của chúng tiết ra rồi tự kéo thành sợi nhỏ, cuộn lại giống hình vỏ sò gọi là yến sào (tổ yến). Sau khi chế biến, nó sẽ trở thành một loại thực phẩm quý hiếm mà xưa kia đã từng được xếp vào hàng “bát trân”. Nghề lấy tổ yến ngoài biển đảo rất vất vả vì phải leo lên giàn giáo thật nguy hiểm, còn tổ yến trong nhà rất dễ khai thác, chỉ cần biết bóc tách sao cho tổ còn nguyên vẹn là được.
Ông Mười Thiết phấn khởi cho biết, các công ty ở Khánh Hòa đã đánh giá chất lượng yến sào ở Gò Công rất tốt, không thua gì ở các nơi khác. Ông còn tiết lộ, nghề nuôi yến hiện nay lợi nhuận rất cao nhưng muốn thành công, người nuôi phải say mê và nắm vững kỹ thuật, nhất là môi trường xung quanh phải ổn định, xa tiếng ồn. Đặc biệt, thời gian khai thác phải hợp lý, tránh lấy tổ lúc chim mới đẻ trứng hoặc con vừa mới nở.
Hiện nay giá 1kg tổ yến Gò Công dao động khoảng 32 triệu, nếu làm sạch, sẽ có giá đến 42 triệu đồng. Riêng loại tổ yến ở tỉnh Khánh Hòa giá rất cao khoảng 60 triệu đồng 1kg, nên nhiều người vẫn gọi tổ yến là “vàng trắng”. Đây là nguồn lợi nhuận rất cao mà các ngành nghề khác khó có thể sánh bằng, nên đã kích thích nhiều hộ dân muốn tìm nuôi yến trong nhà.
Vẫn chưa có chính sách phát triển
Nghề nuôi chim yến trong nhà đã và đang góp phần phát triển và bảo vệ động vật quí hiếm, bảo vệ môi trường sống lại, đồng thời góp phần tăng thêm kim ngạch xuất khẩu nhờ sản vật yến sào. Đây là xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai mà các địa phương quan tâm. Tuy nhiên, hiện các ngành chức năng vẫn chưa quan tâm nhiều đến nghề này, chưa có kế hoạch phát triển lâu dài mô hình nuôi chim yến trong nhà. Việc cập nhật thông tin về kỹ thuật nuôi chim yến cũng chưa được quảng bá rộng rãi, đa phần các hộ nuôi chim yến là tự phát, tự mày mò học hỏi kinh nghiệm của nhau.
Thiết nghĩ, các ngành chức năng cần có kế hoạch nhằm phát triển và bảo vệ đàn chim yến đồng hành với việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nuôi chim yến trong nhà đại trà cho bà con nông dân, nhằm giúp họ nắm bắt kỹ thuật chăm sóc chim yến nuôi trong nhà, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nhà nước cũng cần có chương trình hỗ trợ vốn vay cho bà con nuôi yến theo chương trình kích cầu của Chính phủ. Bên cạnh đó, cần có biện pháp quản lý tốt việc nuôi chim yến, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, nhất là trước tình hình dịch cúm gia cầm luôn "rình rập"...
Nghề nuôi chim yến trong nhà, nếu Nhà nước có kế hoạch hỗ trợ thì sẽ trở thành một mô hình làm ăn bền vững, vừa tạo công ăn việc làm cho cư dân địa phương, vừa tăng thêm kim ngạch xuất khẩu cho nước nhà./.
Theo VOV

Nguoi may Viet Nam san xuat

Nuoi chim yen

Thuần hóa voi rừng

http://vovnews.vn/Media/Play.aspx?itemid=1727 người Việt thuần hóa voi từ hàng ngàn năm nay

Người Việt thuần hóa gì ?

Nếu không thuần hóa được cơ khí và điện tử thì Việt Nam chắc chắn bị thua trong 2 cuộc chiến tranh giải phóng ngoại xâm. Bây giờ mà không thuần hóa được thông tin, mạng thông tin, cộng nghệ tự động hóa thì sẽ vất vả với cuộc chiến mới. Và cái quyết định cuối cùng là người Việt phải biết tự thuần hóa mình không thể để hoang dã mà phi tự nhiên được.

Thuần hóa

Người Việt đã thuần hóa được lúa trời, thuần hóa được trâu được voi... Đó là ngày xưa, truyền thống nông nghiệp ta vẫn tiếp tục, ta thuần hóa cá sấu, thuần hóa rắn độc. Bây giờ ta phải thuần hóa máy móc làm cho chúng phục vụ thiết thực cuộc sống của ta. Kể cả cái cơ chế tiền bạc sòng phẳng không tình nghĩa cũng đã có người Việt thuần hóa được. Bản chất của nhà nông là thuần hóa tất cả phục vụ cuộc sống hòa bình phát triển của con người.

Chuyện lạ



ĐI THEO  DẤU CHÂN TỔ VIỆT Ở
NAM TRUNG HOA
(từ ngày 17.10 đến 2.11.2010)
Subject: Very special customized tour :
Tracing our ancestors Viet's footprints in South China


Quý anh chị và các bạn thân mến:

Sau rất nhiều thời gian làm việc với các công ty du lịch, chúng tôi đã có được một
            chương trình du lịch đặc biệt để báo đến các anh chị và mời các
 anh chị tham dự.  Đặc biệt vì trong chuyến du lịch này chúng ta sẽ đến những địa danh theo lịch sử là nơi phát xuất và lãnh địa cũ của đại tộc Việt. 
Đại tộc Bách Việt mà người Việt Nam chúng ta là những hậu duệ kiêu hùng vì là một tộc Việt duy nhất còn duy trì được một quốc gia độc lập. Tour
Sẽ đi từ Shanghai để thăm Triển Lãm Thế Giới World Expo 2010 với những exhibits và pavillions của hơn 100 quốc gia trên thế giới triển lãm
Những gì đặc biệt nhất của quốc gia họ. Sau đó chúng ta sẽ đến Động Đình Hồ, nơi được coi là nguồn cội của Đại Tộc Việt. Chúng ta sẽ có cơ
Hội đi thuyền trên Động Đình Hồ để cùng tưởng nhớ tới tiền nhân , “những người trăm năm cũ, hồn ở đâu bây giờ”. Sau đó đòan sẽ bay đến Côn 
Minh , thành phố quanh năm là mùa xuân, thủ phủ của tỉnh Vân Nam , một địa danh rất quen thuộc với người Việt chúng ta với rất nhiều dấu tích
của Đại Tộc Việt được giữ lại trong bảo tàng viện tỉnh Vân Nam mà chúng ta sẽ có cơ hội được thăm viếng . Chúng ta cũng sẽ thăm những thắng
cảnh rất nổi tiếng của tỉnh Vân Nam như Stone forest (Rừng đá), Jade dragon snow mountain (Ngọc Long Tuyết Sơn),  Tiger Leaping Gorg
 Vực Hổ Phi) cao hơn 3000 feet nhìn xuống Dương Tử giang và thành phố cổ Lê Giang đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới. Bữa
ăn tối tại Côn Minh và Lê Giang sẽ được giúp vui bởi những chương trình văn nghệ của các dân tộc thiểu số Vân Nam , đặc biệt tại Lê Giang là
mền âm nhạc cổ truyền Đôngba. Sau đó đòan sẽ đến Nam Ninh , thủ phủ của tỉnh Quảng Tây. Nam Ninh là thành phố Trung Hoa gần cận với biên
giới Việt Nam nhất do đó có rất nhiều dấu tích của Đại Tộc Việt. Những dấu tích này được trưng bày trong Viện Bảo Tàng Nam Ninh đặc biệt với
hơn 50 Trống Đồng cổ  tương tự như Trống Đồng Đông Sơn Việt Nam  . Điểm đặc biệt và có thể coi là high light của chương trình là ngày hôm
sau đòan  sẽ được đi thuyền trên sông Zou đến núi Huashan (Hoa Sơn) để xem những hình khắc, vẽ trên đá được coi là của dân Lạc Việt chúng
ta vì những rock arts này giống hệt những hoa văn và hình khắc trên trống đồng Đông Sơn. Đòan sẽ nghỉ đêm tạii Daxin được coi là một
 resort của Nam Trung Hoa với một bữa ăn tối có màn trình diễn văn hóa của dân tộc Zhuang (Choang) được coi là một tộc Việt còn sót lại trên
đất Trung Hoa. Chúng ta ai cũng nghe nói về thác Bản Giốc, một thác liên quốc gia lớn thứ nhì sau Niagara và là biên giới thiên nhiên giữa Trung
Hoa và Việt Nam, nay chúng ta sẽ có dịp đến thăm tận mắt thác Bản Giốc phía Trung Hoa và bia biên giới số 53 đánh dấu biên giới giữa Việt
Nam và Trung Hoa từ thời Pháp thuộc. Sau đó đòan sẽ đến Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông nổi tiếng thế giới với những món ăn ngon 
Cantonese food. Với chúng ta Quảng Châu là một địa danh quan trọng vì có di tích lăng mộ của Nam Việt Vương Triều Mộ, Châu Triều
Dạ trong truyện truyền kỳ Trọng Thủy Mỵ Châu. Ngoài ra chúng ta cũng sẽ đi thăm đài kỷ niệm bác sĩ Tôn Dật Tiên, người đã đưa Trung Hoa ra
khỏi chế độ phong kiến. Sau bữa ăn tối chúng ta sẽ đi du ngoạn trên sông Pearlcon sông huyết mạch của tỉnh Quảng Châu. Ngày hôm sau sẽ là
ngày free day để chúng ta tiếp tục thăm viếng hay đi mua sắm tại một trong những thành phố phồn thịnh nhất của Trung Hoa, một thí điểm kinh tế
đổi mới mà Đặng Tiểu Bình  đã lập ra đem lại những thành công vượt bực về kinh tế cho Trung Hoa trong vòng 20 năm qua. Một optional tour cho 
ngày free day này là tour đi thăm Macao, với những kiến trúc cổ Bồ Đào Nha xen lẫn với những casino huy hoàng của tập đòan tư bản Las Vegas
như Wynn, Venitian... Đòan sẽ về lại Hoa Kỳ vào ngày 2 tháng 11.


Đây là một customized tour . Chúng ta sẽ đi thăm những nơi đầy ý nghĩa trong lịch sử dân Việt mà chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy trong các tour Trung Hoa khác.  Khách sạn sang trọng và hầu hết ba bữa ăn trong ngày đều được cover. Chúng ta sẽ được dự Shanghai expo vớii vé vào cửa cho hai ngày. Đây là dịp thăm một hội chợ quốc tế được tổ chức cực kỳ công phu với cơ hội xem được nhiều cái đẹp của các quốc gia trên thế giới ngay tại Thượng Hải.  Đây là một tour du lịch văn hóa lịch sử rất đặc biệt mà chúng tôi rất muốn được cùng  đi với các anh chị . Xin các anh chị và các bạn liên lạc  ngay với tôi qua địa chỉ e mail mmnrphesq@aol.com nếu muốn tham dự hay có bất cứ câu hỏi gì về chuyến  du lịch này. Máy bay chỉ book được nếu có tên tuổi của người tham dự và lệ phí tour cũng có thể thay đổi tùy theo gía máy bay nên mong được các anh chị cho biết quyết định càng sớm càng tốtSố chỗ cũng có giới hạn nên ưu tiên cho các anh chi ghi tên với chúng tôi trước. Xin mời các anh chị xem itinerary của chuyến du lịch của chúng ta đính kèm trong e mail này. Chương trình và gía tour do công ty du lịch ATNT của anh Trần Nguyên Thắng offered trước nhất. 

Thân kính

Michelle Mai Nguyễn

Nói về Trung Quốc

Việt học
Kim Định   
VẤN ĐỀ NGUỒN GÓC VĂN HÓA VIỆT NAM PHẦN ĐÓNG GÓP CỦA NGƯỜI TÀUPDFInE-mail
 Lý sự và tình người

Đọc chương trên hầu chắc nhiều người cho là thiên lệch khi qui công cho Lạc Việt đến 70% nho giáo: té ra còn lại cho Tàu có 30% !  Như vậy là quá thiên tư ? Thưa rằng không thiên tư chi cả, vì đây là nói về phương diện tình người, về nhân bản thì nhất định Viêm Việt phải hơn rồi.  Chẳng hạn Tàu duy trì rất lâu tục chon người sống theo người chết, còn bên ta bỏ sớm đến nỗi coi như không có vậy, thì đó là điều kiểm chứng được.  Những cuộc thám quật kinh đô Triều Ca của vua Trụ đã cho thấy rằng Vua chúa Việt Nam không hề tàn nhẫn như thế.  Bây giờ đến lúc phải đi sang phương diện chính trị và quân sự, thì bậc thang sẽ lộn ngược:  người nắm 70% không là Việt nữa mà là Tàu. Điểm này đã hiển nhiên không ai hồ nghi, và trong thực tại thì chính người Tàu làm chủ hết thảy.  Tuy nhiên để sự nhận thức được đẩy xa, chúng ta nên kê khai một số yếu tố mà ngừơi Tàu nắm phần trội.

  1. NGỰA

Vậy trước hết phải kể đến việc cỡi ngựa, vì nó là yếu tố đem lại cho người du mục một sự trội vượt về sức mạnh.  Thí dụ người Mông Cổ vì biết cỡi ngựa mà bắn tên xa từ 200-400m thì đó là thứ khí giới đáng sợ giúp cho các chủng tộc du mục làm chủ miền thảo nguyên bát ngát suốt trong 13 thế kỷ tính từ lúc Hung Nô vào Lạc Dương cho tới thời Mãn Thanh vào chiếm Bắc Kinh (R. Grousset: L’empire des steppesp p.10).  Với ngựa, họ có thể áp dụng chiến thuật xuất kỳ bất ý: đánh mạnh, đánh mau, rút lẹ, không ai địch nổi, mãi cho tới lúc có súng xuất hiện thì họ mới chịu đầu hàng.  Theo ông Eberhard thì nước Triệu học với Bắc phương trước hết rồi đến Tần và tràn lan mạnh vào Trung Nguyên.  Vì thế mà về điểm này ta có thể qui cho Tàu đến 90%.  Ở chỗ này nên chú ý yếu tố kị mã làm cho súc mục trở thành du mục, và do đó trở nên sức mạnh phi thường vượt mọi đế quốc xưa cũng như nay và do đó gây ảnh hưởng lớn lao vào ba nền văn minh Tàu, Ấn và Iran.  Còn súc mục thì xưa đâu cũng có nhưng không trở thành sức mạnh.  Cần ghi nhận điểm này kẻo phán đóan sai lầm.

  1. XE NGỰA

Sau ngựa thì đến xe ngựa, nó ghi dấu một bước tiến mới trong việc chinh chiến:  Chở được nhiều người, bắn nhiều tên một trật nên mạnh hơn.  Xe còn giúp vào việc chuyên chở nên giúp cho phát triển thương mại và cả học hỏi: bởi trí thức con người mở rộng theo đà đi xa (xem bài Phạm Trù trong quyển “Những Dị Biệt …”) Vì thế xe đã một thời biểu thị độ số sức mạnh một nước theo số xe, thí dụ một nước trăm xe, một ngàn, một vạn xe.  Kiểu như nay ta nói những cường quốc nguyên tử thì cũng là dùng sức mạnh nhất để chỉ một nước cao thấp.  Vậy điểm này thuộc Trung Hoa có đến 90%.  Tức là tất cả sức mạnh nắm hầu gọn lỏn trong tay người Tàu: Phương Nam không bao giờ đưa ra được một lực lượng chống đối mạnh bằng, tuy có thuyền và voi, nhưng thuyền chỉ dùng dưới nước, còn voi thì chậm chạp, không thể nào địch lại với xe ngựa về đàng mau lẹ.

C. Thêm vào đó là sự đồng nhất về chủng tộc  và ngôn ngữ ở chỗ người Tàu hoặc có một bộ lạc, hay dù có nhiều bộ lạc đi nữa, nhưng nhờ đại bình nguyên Hoa Bắc lớn như biển cả nó diệt địa phương tính từ trong trứng nước.  Điều này giải thích hết tất cả sự trổi vượt của người Tàu. Cả Trung Nguyên thuở đó chỉ là một bộ lạc khổng lồ gồm nhiều đại tộc (thị).  Đó là những nhận xét dùng được như chìa khóa mở cửa vào bí quyết thành công của Hán Tộc.  Nhờ thống nhất sớm nên chính quyền trung ương mạnh trước các bộ lạc Viêm Việt vẫn mãi mãi rời rạc và vì thế Tàu đã nắm phần thắng trong tay và một khi đã thành quốc gia, rồi đế quốc, thì sự chống đối của Phương Nam trở nên tuyệt vọng.

D. Thứ bốn là tài cai trị hay là óc tổ chức có cơ hội phát triển, và đây là điểm quan trọng nhất.  Tổ chức càng tài thì sức mạnh càng lớn.  Xưa nay các quốc gia hưng suy phần lớn là tại biết tổ chức hơn là tại giầu nghèo hay đông dân. Sự giầu có giúp cho việc tổ chức được dễ dàng nhưng chưa là yếu tố quyết định.  Cả đến nước có nhiều dân cũng như cả nhiều người giỏi cũng chưa đáng kể, vì không được dùng thì người giỏi thiếu đất dụng võ thành thử có cũng như không.  Các sử gia đều nhận là người Tàu không tỏ ra dấu nào giỏi hơn các dân chung quanh, nhưng vì họ mạnh, có thể chiến thắng nên quyền cai trị về tay họ và thế là họ có nhiều cơ hội để phát huy tài tổ chức, tài chỉ huy.  Tài này đã có dịp được nảy nở nhiều trong đời sống du mục, là lối sống bắt mọi người phải phục tùng tuyệt đối tù trưởng, mới giúp cho sự đi chinh phục đồng cỏ, những cuộc đi cướp phá, sự ở chung đụng gần gũi v.v … Đó là những yếu tố không cho phép cảm tình tự do cá nhân nảy nở mà phải huấn luyện cho quen phục tùng.  Chính nhờ đó mà tài cai trị được cơ hội phát triển và một khi phát triển thì cứ tiến hòai.  Cai trị không những đồng bào mà còn gửi cán bộ đi cai trị các dân nhược tiểu nằm trong quyền mình.  Vì thế nhiều người có dịp học và hiện thực việc cai trị.  Còn những dân nhược tiểu phải sống triền miên trong sự phục tùng nên cai trị không bao giờ có cơ hội nảy nở.

Đ. TRIẾT HỌC

Riêng điểm này thì người Tàu nổi hẳn về lý luận chặt chẽ theo công thức đã được qui định. Ngược với nông nghiệp nặng tính chất tình cảm nên lơ mơ và nhất là bột phát ít chịu theo qui chế, nhờ đó đi sát tiềm thức và giầu về minh triết, nhưng lại kém mạch lạc và hệ thống không bằng người Hoa tộc.  Vì thế mà triết học bắc Phương thiên trọng về pháp hình, giúp rất nhiều cho nước mạnh, vì pháp trị nhằm phú quốc cường binh là hai yếu tố dễ làm cho nước trở nên hung cường.  Ngược lại với lễ trị hay ước trị Phương Nam làm cho dân giầu và sung sướng.  Đó là lối cai trị lí tưởng nhưng là lối rất khó, nó đòi nhà cai trị phải tài ba hơn ở pháp trị.  Nếu được thế thì lúc đó nước sẽ mạnh hơn cả pháp trị, nhưng nếu nhà cai trị dở thì lại dở hơn pháp trị.  Vì thế gọi là nhơn trị tức là sự hưng suy của một nước lệ thuộc vào tài đức nhà cai trị hơn là vào pháp hình.  Cũng như các dân du mục khác, người Tàu xưa cũng rất dữ, và lâu về sau khi họ đã đi vào nông nghiệp thì dòng máu du mục cứ nối tiếp pha vào mãi mãi, nên lối sống của họ mạnh về võ lực hình pháp và thực tế đến ác liệt.  Vì thế mà về sức mạnh người Tàu nắm phần trội hẳn.

E. THIÊN TRỊ

Là hậu quả của tài tổ chức và cai trị. Khi tài cai trị mà đẩy đến cùng thì người ta sẽ nhận ra rằng cần phải khống chế được tâm hồn người bị trị thì sự phục tùng mới toàn triệt, thế mà nhà vua chỉ có quyền bên ngoài, muốn thấu tận tâm hồn cần phải có cái gì vô hình, và vì thế mà có sự vay mượn của tôn giáo vu nghiễm: như sự thần thánh hóa quyền vua, rồi luôn cả bản thân vua. Từ lúc ấy vua là thiên tử, làm vua là nhận được thiên mệnh, cai trị không những bên ngoài, mà luôn cả bên trong nên kiêm chức giáo chủ. Nhờ đó mà sự cai trị được hoàn hảo. Nhưng với người bị trị thì đó lại là mưu xảo để nô lệ hóa con người được đẩy sâu đến tận thâm tâm. Vì thế nhiều khi có một mối lien hệ bất ngờ giữa ác độc và tôn giáo. Ác độc như Mông Cổ lại là dân rất sùng đạo. Ác hiểm như Võ Tắc Thiên đời Đường tưởng trên thế giới này không người đàn bà nào bằng, vậy mà đó cũng là người rất sùng mộ tôn giáo. Với họ tôn giáo trở nên mũi khoan để đưa sâu thêm vào tận tâm hồn những xiềng xích nô lệ con người, kể cả đến những phần sâu thẳm nhất cũng không thoát khỏi vòng kiểm tỏa. Vậy điểm này cũng rõ rệt là của người Tàu đến 8-90%. Việc vua giữ riêng cho mình sự thờ trời là một dấu hiệu.


G. THƯƠNG MẠI

“Phi thương bất phú”, mà có phú thì văn hóa mới phát triển, vậy mà điểm này cũng nằm trong tay người Tàu, nhờ nắm được hành lang nối Tây với Đông là hai tỉnh Cam Túc và Thiểm Tây nên tài thương mại có cơ phát triển rất sớm và sẽ là một nét đặc trưng của họ khác với Viêm Việt cứ thuần nông. Thương mại tạo dịp xê dịch nhiều, nên mở tầm nhãn quan ra rất rộng, làm cho ý thức tăng gia. Tóm lại nhờ yểu tổ thương mại người Tàu đã nắm thêm được cả quyền lực thứ ba là kinh tế sau binh bị và chính trị, rồi cũng từ đó ảnh hưởng vào chế độ ruộng đất.


H. ĐIỀN CHỦ

Ruộng đất phân chia đồng đều hay để làm riêng cho một thiểu số, đó sẽ là vấn đề được bàn cãi nhiều và chia hai chủ trương: một bên là bình sản của Việt Nho, bên kia là tư sản của Hán Nho (được thiết lập từ đời Tần Hán).

Có hai yếu tố khiến cho sư sản gây nên chênh lệch quá đáng: một là quí tộc thường gắn liền với những đặc ân, hai là giàu sang do thương mại giúp vốn để tập trung rất nhiều tài sản vào trong một thiểu số. Khi không có chế độ công điền công thổ ngãng trở thì người đó tung tiền ra mua hết ruộng đất, khiến cho họ càng giàu thêm. Nói về Việt Hán thì của vốn thêm mãi vào tay người Hán giúp họ dần dần nắm trọn quyền lực kinh tế. Từ khi nhà Tần phá vỡ chế độ công điền cho phép tạo mãi đất riêng, thì tự đấy gây nên rất nhiều chênh lệch. (Eberhard 72). Vương Mãn “thoán” quyền hay giặc khăn vàng… chỉ là những cuộc chỗi dậy đòi phân chia lại ruộng đất theo tinh thần Việt nho xưa.

I. CHỮ NHO

Đây là điểm tối quan trọng làm cho văn hóa Nho thành một nền văn hóa mạnh nhất và bền vững nhất trên thế giới (sẽ bàn sau). Vì vậy ai nắm được chữ nho cũng là nắm được quyền lực văn hóa. Và đó là nước Tàu: chính chữ nho làm cho họ vượt hẳn cả những dân mạnh hơn họ như Mông Cổ tuy mạnh hơn và nhất là cai trị lâu hơn nhà Tần cả hàng trăm năm mà rồi không để lại được gì. Đang khi nhà Tần chỉ cai trị chưa đầy hai chục năm giữa muôn và oán trách căm thù, nhưng đã để lại một ảnh hưởng quyết liệt trên Viễn Đông thì đó là nhờ chữ nho, là vì nhà Tần đã thống nhất chữ nho cũng như thống nhất ngôn ngữ Tàu, một việc gây ảnh hưởng lâu dài nhất cho tới tận ngày nay. Về chữ nho thì còn có nhiều điều phải đặt nghi vấn, thí dụ ai đã đặt cơ sở đầu tiên cho chữ nho?... và đó là những vấn đề còn phải tìm kiếm và dầu sao thì ít quan trọng. Trái lại có hai điểm quan trọng vô biên không ai chối cãi được là nó thuộc người Tàu.

Điều nhất là chữ nho đã được hoàn bị hay ít ra được định chế như nay thì rõ ràng là việc làm dưới quyền Hán tộc. Lúc trước nếu các bộ lạc ở Phương Nam có chữ thì cũng còn đang trong giai đoạn thử thách, dò đường, chưa đủ tinh vi để ghi được hết mọi tư tưởng như sau này trong tay Hán tộc.

Thứ đến là sự thống nhất chữ viết. Điểm này mới quan trọng vì làm nên một sức mạnh phi thường: chính quyền trung ương bắt buộc mọi nơi chữ riêng để nhận một lối viết chung. Đó là bước tiến xa nhất khiến cho những dân ở rất xa với những phương âm rất khác biệt đến đâu đi nữa vậy mà khi xem vào mặt chữ liền hiểu ngay, y như ta đọc ba, Pháp là trois… thì không hiểu nhau nhưng xem số 3 thì hiểu liền. Vì lẽ đó mà chữ nho đã trở nên đạo quân tiền hô mở rộng phạm vi cho Hán tộc khiến cho quyền lực văn hóa cũng lại lọt trọn vẹn vào tay người Tàu. Thế là cả bốn thứ quyền lực: bình dị, chính trị, kinh tế, văn hóa đều nằm trong tay người Tàu cả, thì làm sao mà những dân chung quanh địch nổi. Đó là những yếu tố giải nghĩa sự trội vượt của người Tàu, nó không trái ngược với việc qui cho Viêm Việt cái công sáng tạo Nho giáo về nhiều phương diện, nhưng đó chỉ là nói lên những ưu thế đã giúp cho người Tàu lợi dựng được những phát minh kia mà thôi.


K. VẬT BIẾU

a)      Thú hay điểu
Bây giờ chỉ còn nói đến vật biểu để chỉ cái sức mạnh trên, sức mạnh làm bằng vỡ lực, kinh tế, chính trị nhiều hơn văn hóa. Hay nói cách khác là văn hóa được trợ lực quá hùng hậu do ba quyền lực kia, nên sức mạnh võ biền vẫn trội hơn sức mạnh văn hóa. Vì thế họ nghiên về vật biểu thú. Vật tổ của dân Mông Cổ là con chó sói, hậu duệ của Mông Cổ là người Tàu cổ sơ cũng thờ con chó Đại Bản…
Khi Hiên Viên chiến Si Vưu thì ông dẫn bốn thứ dữ: hùm, beo, hổ, báo (tôi ngờ rằng người Tàu đã mượn hèm rồng của ta, có lẽ vào lúc Hoàng Đế lập ra Vân Kỉ. Chữ Vân là tiếng của Lạc Việt: đó là giả thuyết làm việc). Ngược với phương Nam thiên về vật biểu chim hoặc thú hiền (nai, lân, qui). Câu “hồ mã tê bắc phong, việt điểu sào nam chi” có liên lạc với hai nhân vật biểu kia đến đâu? Nói vật biểu là có ý tránh vấn đề vật tổ quá rắc rối; còn khi xét như là vật biểu, hay trang trí hoặc nghệ thuật thì người Tàu thiên trọng về thú hơn chim. Như có thể thấy rõ trong nghệ thuật miền Thảo Nguyên làm bằng thú (xem L’empire dé Stepes p.623, 637 the Animal Style).


b)     Cái giống của thần

Bây giờ bàn đến một biểu thị khác là cái giống của thần linh. Nếu xét bao trùm thì có thể nói giữa thú và nam quyền có liên hệ nào đó, cũng như giữa nữ quyền và vật biểu chim vậy. Vì thế sau hai vật biểu thú và điểu, ta có thể thêm vào một biểu thị khác nữa là thần nam hay nữ. Những nơi thuộc vật biểu thú cũng là những nơi nữ quyền bị chà đạp nhiều. Còn bên vật biểu chim thì nữ quyền bớt bị sứt mẻ mà dấu hiệu là có nữ thần, như thái dương thần nữ của Nhật và nhiều dân khác trong khối Viêm Việt.
Ta thì có “Cửu thiên huyền nữ”. Thần nữ của ta không được chú ý là vì đã được nhân loại lấn át, nhưng trong nhân loại yếu tố nữ vẫn nổi như Âu Cơ, Mị Nương, Mị Châu…vv.

Phía Bắc tuy có nữ thần nhưng vừa hiếm hoi hoặc là đang trong giai đoạn biến thể, thí dụ Tây Vương Mẫu, tuy là thần nữ nhưng “tóc như báo, răng như hổ”! Hẳn điều đó tiêu biểu giai đoạn nam quyền đang lấn át nữ quyền. Tóc  báo, răng hổ chỉ những yếu tố nam quyền đang tràn lên nhận chìm Tây Vương Mẫu như một nữ thần xuống mà chỉ còn lưu lại tên để gọi một nước nhỏ ở miền cực Tây như nhiều học giả nhận xét.

c)      Số phá hay số hóa

Sau đây còn một thứ biểu hiện nữa là các số, nó rất lu mờ và rất dễ cho những đầu óc duy sử bẻ họe, nhưng muốn nhìn theo kiểu triết thì phải biết vượt những chi tiết và ngoại lệ để tìm ra nét chính thường được biểu lộ bằng sự nhấn mạnh và hệ thống hóa. Vậy theo vị số tiên thiên của ngũ hành thì hai số đông nam là 3-2, hai số tây bắc là 4-1. Tức tây bắc có sự trội hơn về số chẵn. Số chẵn quen gọi là số phá, tức là còn chờ sự hòa hợp xảy ra ở các số lẻ thí dụ số 3 là hòa hợp giữa 2+1, số 5 là 3+2.

Xét về hậu cứ ta thấy bắc phương thiên số phá nhiều hơn như:
-          24 sao
-          04 hướng với quan tứ nhạc
-          12 tháng
-          10 tuần 10 ngày
-          12 mục (12 quan cai trị đời Chu)
-          12 luật nhạc
-          lối điểm từng 10
-          8 bát quái
-          6 lục thần
Trên đây chỉ là mấy thí dụ trích từ quyển The Language of China before the Chinese của Terrien de Lacouperie (tr.114) mà chúng tôi chưa có thì giờ nghiên cứu lại tường tận. Nhưng nói chung thì nó giúp cho ta có một ý niệm đại khái ít ra như khởi điểm cho những cuộc nghiên cứu sâu rộng hơn. Cho tới nay tôi vẫn có cảm tưởng là Đông Nam nghiêng mạnh về những số hóa 3, 5, 9. Đôi khi cũng thấy phương Bắc dùng, nhưng không được hệ thống hóa để thành ngũ hành, Lạc thư v.v… nên một là họ mượn về sau, hoặc nữa là dùng những số đó phất phơ không có chủ đích tiêu biểu mạnh như vùng Lạc việt.

Thí dụ dùng các con số đến độ phi lí: chim hai chân thì thêm cho một thành ba, cóc mà Hằng nga cỡi lại chỉ còn có ba chân (Danses 609) các số 5,9 cũng tương tự toàn là tiên thiên, nên nói lên rõ ràng tính chất biểu tượng. Số 5 là nền tảng cho Lạc Thư tức ngũ hành. Khác hẳn với tây là tứ hành. Xem Need II 297 kể chuyện các thừa sai còn hãnh diện truyền bá tứ hành đang khi Tây Âu đã bắt đầu phải bỏ một nửa thế kỷ trước. Số 9 đi với nguyên lý mẹ đang khi Tây Âu để cao số 7 đi với  tây bắc (bảy với bắc là một: septen trion)… Vì những cái liên hệ nằm ngầm đó nên triết học phải biết chú tâm theo dõi, và vì vậy chúng tôi sẽ trở lại vấn đề nhiều lượt nữa về sau.


KẾT LUẬN

Trở lên là 10 yếu điểm mẫu có thể dùng để định tính văn minh HánTộc: Nói về văn hóa thì rõ rệt là nó mới đạt đợt ý hệ tức mới biết thiên trọng lý trí mạch lạc suy tính theo công ước khắt khe mà chưa đạt đợt 3 là tâm linh. Trái lại với Việt Nho lúc trước ở đợt bái vật nhưng sau này vươn lên đợt tâm linh nên thích hồn nhiên, đột khởi, tự do. Xét về chính trị thì Tàu thiên về pháp hình: trọng võ hơn văn. Vì thế đối với hai nét tâm sinh trong chữ tính thì Hán tộc đại biểu cho sinh, Việt Tộc cho tâm. Tác động của sinh là vòng ngoài = trọng lí trí, hình thức, tổ chức, có thể gọi là xác thể. Tác động của tâm là vòng trong = coi trọng tình người, tác động bằng ngấm dần vào như kiểu hồn thiêng Paul Valery nói:

“O grande âme
II est temps que tu formes un corps”
“Hỡi linh hồn cao cả,
Đã đến lúc phải mặc lấy một xác thân”.

Linh hồn cao cả đó là nền văn hóa Viêm Việt mới bột phát chưa kịp đổ khuôn, thì Hoa Tộc tràn vào và mặc cho nó một xác thể. Nhưng xác này lại khác tính chất với linh hồn.

Khi Isaac sờ tay Jacob thì nhận xét rằng “Tiếng là tiếng Jacob nhưng tay lại là tay Esau”. Khi chúng ta dùng “Mục nhập tâm” mà xét Nho giáo thì cũng có thể nói “Xác là xác Hán tộc nhưng hồn lại là hồn Viêm Việt”.

Nghệ An

Nghệ An đã mời ông Nguyễn Trần Bạt về nói chuyện quốc kế dân sinh, chắc chắn là không tốn kém bao nhiêu mà được nhiều điều bổ ích. Các tỉnh khác mời chắc ông Bạt cũng hết sức ủng hộ. Việt Nam thật may mắn, trong hoàn cảnh nào cũng xuất hiện những nhân vật có tài giúp dân giúp nước.

Người giỏi

Trung Quốc xưa nay người tài không khi nào thiếu, cũng mong họ có cách khác để trị quốc và bình thiên hạ - không nên dùng phương sách cũ là binh đao, hủy diệt.