Người theo dõi

2 thg 7, 2011

Kinh Việt

http://anviettoancau.net/anviettc/

Việt học
Nguyễn Thiếu Dũng   
BÀN VỀ TÊN GỌI TÁM QUẺ CƠ BẢN CỦA KINH DỊCH .
 Ngày nay  một số các nhà Dịch học Trung Quốc đã nhận ra rằng đời Thương chưa có Kinh Dịch (Phùng Hữu Lan), hoặc chỉ có dạng quẻ chữ số tương đương với dạng quẻ tượng bát quái với điều kiện phải qua một lần chuyển đổi từ số ra tượng (Trương Chính Lãng)( điều này khó có thể xảy ra), nhiều người xác định Kinh Dịch chỉ có vào khoảng cuối Ân đầu Chu (Cố Hiệt Cương,Lý Kính Trì), có người còn cho rằng  Kinh Dịch phát xuất từ dân tộc Tráng (còn gọi là Choang, ở Quảng Tây) .Nói chung nguồn gốc của Kinh Dịch đang bị hoài nghi, nhiều nhà Dịch học Trung Quốc nhận ra rằng cần phải thẩm tra lại.
Một số các nhà Dịch Học Trung Quốc khác vẫn bám víu truyền thuyết cho rằng Phục Hy chính là người hoạ quái đã tạo ra bát quái (8 quẻ). Họ nhận ông vua trong thần thoại, vua đứng đầu tam Hoàng, đầu người mình rắn, là tổ tiên của họ .Nhưng các nhà dân tộc học Trung Quốc lại xác nhận rằng Phục Hy là tổ tiên của người Miêu, Dao ( ở miền nam Trung Quốc), người Trung Hoa đã mượn thuỷ tổ của những dân tộc mà ngày xưa họ gọi là man di làm tổ của mình.
Như vậy nếu nhận Phục Hy là người sáng tạo Kinh Dịch thì chính người Trung Hoa đã mặc nhiên thừa nhận họ không phải là dân tộc đã sản sinh ra Kinh Dịch .
Tuy  chưa tìm được đến tận ngọn nguồn đích thực của Kinh Dịch nhưng dẫu sao các nhà Dịch học Trung Quốc cũng gần đi đến một điểm chung : Kinh Dịch là sản phẩm của phương Nam chứ không phải là phương Bắc.
 Các nhà khảo cổ Việt Nam đã khai quật được hai cái nồi gốm tại di chỉ Xóm Rền thuộc nền văn hoá khảo cổ Phùng Nguyên, mỗi nồi có khắc ghi một quẻ Dịch. Điều này chứng tỏ cách đây khoảng 5000 năm  tổ tiên ta đã phát minh ra Kinh Dịch, về sau được truyền sang Trung Quốc. Người Trung Hoa nhận được Kinh Dịch như bắt được mỏ vàng ra công khai thác biến thành quốc bảo của họ, và thật sự họ đã có hơn hai nghìn năm để phát triển kinh Dịch rồi trở thành bậc thầy về bộ môn này, sau đó dạy lại cho các nước lân cận kể cả nước ta là nước đã khai sáng Kinh Dịch.
Ngày nay tại Trung Quốc việc nghiên cứu, tìm hiểu, ứng dụng Kinh Dịch càng ngày càng tăng tốc như vũ bão. Nhiều trường Đại Học Trung Quốc đều có dạy Kinh Dịch và có sở nghiên cứu Kinh Dịch. Trong khi đó tại nước ta việc nghiên cứu Kinh Dịch đã không được chú trọng đúng tầm mức. Đáng tiếc là chúng ta không ý thức được Kinh Dịch  là quốc bảo nên đã thờ ơ với nó, thành ra có của mà không biết dùng để người khác khai thác thụ hưởng , chẳng khác gì mình có quặng thô xuất ra nước ngoài rồi đi mua đồ tinh chế của họ với sự tán thưởng,khâm phục.
Trung Quốc có đặc điểm là vũ lực thường đi theo con đường từ bắc xuống nam còn triết học thì đi theo đường ngược lại từ nam lên bắc.
Các nhà khoa học, qua khảo cổ học , di truyền học đã bác thuyết người Việt Nam có nguồn gốc Trung hoa, chạy từ bắc xuống nam .Họ đề ra thuyết người Đông Nam Á có gốc từ Phi Châu, đến định cư tại đây từ 10.000 đến 100.000 năm trước, sau cơn hồng thuỷ di chuyển lên phương bắc, có nền văn minh lúa nước trước Trung Hoa, về sau bị người Hoa đánh đuổi lại lui về phương nam.
Vậy là Kinh Dịch (sản phẩm của văn minh nông nghiệp) do nước Văn Lang (Việt Nam) sáng tạo trực tiếp truyền lên Hoa Nam, người Hoa thâu nhận Kinh Dịch gián tiếp qua trung gian của người Hoa Nam nên lầm tưởng là Kinh Dịch do Phục Hy chế tác.
Âm Dịch là do âm Diệc đọc trại ra. Người Hoa đọc Dịch và Diệc cùng một âm. Diệc là một loại cò,l oài chim nước; tổ tiên ta mệnh danh cho sản phẩm trí tuệ của mình phát minh là Diệc-Kinh Diệc, người Hoa đọc là Dịch rồi suy diễn dịch là con tích dịch (loài thằn lằn hay biến đổi màu sắc), điều này có thể nhận thấy chứng cứ trên những con chim nước đứng bên những chiếc thuyền có mang dấu hiệu kinh Dịch /Diệc được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ,Hoàng Hạ.
Dịch do từ Diệc, Diệc cũng đọc là Việt.
Vào thời kỳ mà người Trung Hoa chưa tìm thấy bản vẽ các quẻ trong Kinh Dịch thì tổ tiên ta đã khắc đầy đủ các quẻ Dịch trên đồ gốm Phùng Nguyên và đồ đồng Đông Sơn với hình tượng rất rõ ràng, tiến lên bậc cao hơn họ còn có thể trang trí những quẻ Dịch đó với nhiều hoạ tiết phong phú. Điều đó nói lên rằng họ đã quá nhuần nhuyển với quẻ Dịch để có thể biến hoá ra thiên hình vạn trạng.
Kinh Dịch được hình thành bởi hai hào âm dương, có thể nói không có hào âm hào dương, biểu thị cho hai năng lực đối lập trong vũ trụ, thì không thể tạo ra Kinh Dịch. Trong các bản kinh Dịch phổ thông ta thấy hào âm được biểu thị bằng vạch đứt, hào dương được biểu thị bằng vạch liền. Hào âm vạch đứt không phải là dạng nguyên thuỷ mà đã được người Hoa cải biến, thật ra trên trống đồng hào âm được khắc là hào có nhiều chấm ….., hoặc là vành trắng nằm giữa hai đường song song, không có hoa văn trang trí. Hào dương nguyên thuỷ do tổ tiên ta sáng chế là hào có vạch liền hoặc là hào nằm giữa hai đường song song và có hoa văn trang trí.
Quách Mạt Nhược cho rằng hào Dương lấy từ hình tượng sinh dục nam, hào âm là hình tượng sinh dục nữ. Suy diễn này kém thanh nhã, quá trần tục.Thật ra hào dương  được tổ tiên ta lấy từ hình tượng ngọn giáo, cây gậy hay khúc cây làm chày giả gạo, còn hào âm là hình tượng những lỗ đâm trên đất để gieo hạt.
Kinh Dịch được sáng tạo qua những đúc kết từ những kinh nghiệm lao động, nên hết sức giản dị, dần dần phát triển thành triết lý hướng dẫn nhân sinh càng ngày càng phức tạp.
Hai hào âm dương nếu lần lượt chồng lên nhau sẽ cho ra 8 quẻ đơn là Càn, Khảm, Cấn, Chấn , Tốn, Ly, Khôn, Đoài.
Nếu ta hỏi các nhà Dịch học Trung Hoa, tại sao quẻ có ba hào dương gọi là quẻ Càn, ba hào âm gọi là quẻ Khôn, Càn nghĩa là gì? Khôn nghĩa là gì? Các quẻ kia nghĩa thế nào? Họ sẽ ấp a ấp úng không trả lời được. Kinh Dịch lưu hành đã hơn hai nghìn năm, thế mà đến nay khi cố gắng đưa ra ánh sáng những “bí ẩn của bát quái” Vương Ngọc Đức còn đặt vấn đề: có cần thiết phải làm rõ vấn đề tên quái không? rồi lại lắc đầu”vấn đề nêu trên không thể một sớm một chiều làm rõ ngay được” (tr.61)
Các nhà Dịch Học Trung Hoa lúng túng khi muốn giải nghĩa danh xưng tám quẻ vì họ cứ tưởng đó là tiếng Hoa (Quách Mạt Nhược, Văn Nhất Đa thử giải quyết nhưng bất thông. Quách Mạt Nhược cho Càn là do chữ Thiên cổ bẻ ra ,Văn Nhất Đa cho Càn vốn là Oát biệt danh của sao Bắc Đẩu viết nhầm), thật sự đó chính là tiếng Việt  do chính người sinh thành ra  chúng đặt tên:
 Quẻ Càn còn đọc là Kiền hay Can, được đặt tên theo nghĩa hào  dương  do ba khúc cây được can lại, ghép lại với nhau. Người ta  can các thanh gỗ lại thành sàn (nhà)  hay giàn (đậu,bầu) cứng chắc, có thể  đi lại trên đó vẫn không gãy đổ. Qua đó suy ra quẻ Càn có đức tính kiện (cứng chắc), phát sinh nghĩa triết lý “thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức”. Khi can các khúc cây lại với nhau để được chắc chắn, ta phải buộc chúng lại, chẳng hạn ta có thể buộc lại bằng những sợi lạt theo các nụt  hình chữ x .Chữ hào(còn đọc hiệu hay giáo) là hình hai chữ x chồng lên nhau, chính là do từ hình tượng các nụt lạt hình chữ x tạo ra.
Muốn tạo ra một quyển kinh Dịch đơn giản chỉ cần 6 khúc cây sơn màu đỏ để tạo 6 hào dương, 6 khúc cây sơn màu đen để tạo 6 hào âm. Với một tổ hợp 6 hào ta thay đổi vị trí các hào âm hoặc dương sẽ tạo ra 64 quẻ, toàn bộ Kinh Dịch nằm trong đó. (Có thể lấy 6 ống tre chẻ đôi ra, phần võ màu xanh là hào dương, phần ruột màu trắng là hào âm).
Gọi hào là khắc vạch là diễn tả cách người ta viết,hay khắc hay hoạ quẻ (quái). Thực tế thì người xưa làm Dịch chỉ cần mấy khúc cây, thanh gỗ, hay que củi, thẻ tre đánh dấu mặt dương, mặt âm rồi sắp lại với nhau, thay đổi lần lượt vị trí âm, dương là có thể nói chuyện về Dịch. Vì tổ tiên ta sắp xếp các que lại với nhau thành tổ hợp ba hay sáu que, nên gọi tổ hợp đó là quẻ.
Người Hoa phiên âm quẻ thành quái. Họ lấy chữ khuê làm âm thêm chữ bốc biểu ý tạo thành chữ quái, đây là chữ mới, trong Giáp cốt văn không tìm thấy chữ quái. Họ giảng quái là treo lên (quái giả quái dã), khi bói được một quẻ đem treo lên gọi là quái. Trương Huệ Đống nói là bói được một quẻ thì vạch trên đất (thổ) nên chữ quái mới có chữ khuê hai chữ thổ. Chữ Nôm cũng viết chữ que bằng chữ khuê (có âm tương tự) , viết chữ quẻ bằng chữ khuê hay chữ quế (mộc + khuê).
Rõ ràng là quẻ đẻ ra quái chứ không phải quái sinh ra quẻ. Người Hoa đã lấy âm khuê (gui) để ghi âm que ,quẻ của người Việt.
Tại sao không gọi hào là vạch, que, thanh, khúc, thẻ mà gọi là hào? vì hào diễn ý một vạch, một que, một thanh, một khúc có liên hệ ràng buộc qua lại với nhau như những nụt lạt buộc lại, âm dương giao dịch, chứ không đơn thuần là vạch, là que.
Quẻ Khôn : Khôn gồm ba hào âm, là hình tượng những lổ tra hạt hay hố trồng cây, nên được khắc bằng những nét chấm chấm …..,hoặc những lổ tròn ooooo. Đó là hình ảnh một khu đất, một thửa ruộng chứa đầy những lổ, những hố được con người cho hạt hay cây giống  vào .Từ những lổ, hố đó cây cối mọc lên đem lại lương thực cho họ, họ khen những lổ, hố đó là khôn ngoan biết chìu theo ý người. Cho nên quẻ toàn âm được gọi là Khôn. Khôn có đức quẻ là thuận, thuận theo ý người, rồi phát triển thành nghĩa triết học âm thuận theo dương. Trên đây là cách giải theo hình tượng hào âm.
Theo tự dạng chữ khôn gồm có chữ thổ (đất) + chữ thân (giờ thân, địa chi thân) thì ta có thể suy ra khôn là để diễn ý chôn, chôn là do hạt được chôn vào lổ, cây chôn vào hố. Nếu bộ thổ chỉ ý khôn là đất thì thân phải là từ chỉ âm nhưng khôn đọc là kun còn thân đọc là shen thì  sao gọi là tá âm được, gọi như vậy là không đúng với cách cấu tạo từ của Trung Hoa .Chữ thân đi với bộ thổ chỉ tạo một từ đọc là kun, còn thân (shen) đi với các bộ khác để làm âm thì có nhiều từ : thân (với bộ nhân) là duỗi ra, thân (với bộ khẩu) là rên rỉ, thân (với bộ mịch) là dải thắt lưng của đại phu. Trên trống Đông Sơn    hình cái trống da    dạng hình của nó giống như chữ trung, khi trống đánh xong nếu gát dùi trống vào giữa, như là chữ trung có gạch ngang ở giữa, thì trùng với tự dạng chữ thân. Tục lệ ngày xưa đánh trống xong thì chôn trống xuống đất, khi nào có lễ thì cúng tế rước trống lên. Tục lệ này có lẽ chỉ áp dụng cho trống đồng là loại trống đặc biệt dùng để tế lễ (nhờ vậy mà nhiều trống lễ đã thoát khỏi bàn tay phá huỷ của quân xâm lược). Phải chăng vì thế mà khôn được cấu tạo để diễn ý chôn (trống đánh xong chôn xuống đất).
Quẻ Ly  : Ly chỉ là chữ ký âm của lửa người Hoa đọc là , tổ tiên ta  hình dung hai hào dương tựa như hai khúc cây chà xác vào nhau tạo ra lửa (hình dạng hào âm). Quẻ này Bạch thư Chu Dịch  ghi là La, người Hoa đọc là luó cũng gần với âm lửa. Sở dĩ có sự khác nhau là vì quẻ Ly được hai người Trung Hoa thu nhận âm lửa vào những thời khắc khác nhau, không gian khác nhau nên ghi âm na ná nhau mà thôi. Chữ Nôm ghi âm lửa bằng chữ lã, cũng tương tự nhau. Lửa phải dựa vào vật khác mới phát sinh nên đức của nó là lệ (lệ thuộc, dựa vào)
Quẻ Khảm : ai cũng biết khảm là thuỷ nhưng tại sao người Hoa lại không dùng bộ thuỷ mà lại dùng bộ thổ để viết chữ khảm, hết sức vô lý, vậy khảm không phải là tiếng Hoa mà là tiếng Việt. Người Việt thường nói khảm thuyền qua sông (đưa thuyền qua sông), hoặc khảm xa cừ (gắn sâu xa cừ vào miếng gỗ để trang trí). Ta có thể hình dung hào dương ở giữa hào âm như chiếc thuyền  được khảm qua sông, hoặc là vật được khảm vào. Đức của quẻ khảm là hãm (trũng,lún), hào dương như bị hãm vào giữa hầm hố giống như bị đưa vào chốn hiểm nguy, từ đó phát sinh nghĩa triết học của quẻ khảm, hãm hiểm.
Quẻ Cấn : Rõ ràng cấn là tiếng Việt trong nghĩa cấn cái, quẻ được hình dung như một  khúc cây bị cấn trên miệng hố. Đức của quẻ Cấn là chỉ, nghĩa là dừng lại, là cấn (không di chuyển được). Từ đó phát sinh nghĩa triết học, tri chỉ.
Trung Hoa gọi quẻ Cấn là quẻ Sơn có tượng là núi nhưng trong hào từ quẻ Cấn không có hào nào nói đến núi.  Đây là nhận xét của Cao Hanh trong “Chu Dịch cổ kinh kim chú”:” Quái hào từ của quẻ Càn không câu nào nói về trời, Quái  hào từ quẻ Tốn không câu nào nói về gió, Quái hào từ quẻ Ly khgông câu nào nói về lửa, Quái hào từ quẻ Cấn không câu nào nói về núi. Quái hào từ quẻ Đoài không câu nào nói về đầm. Quái Khôn tuy liên quan đến đất nhưng không nói về đất. Quái Khảm tuy có liên quan đến nước nhưng không nói về nước. Chỉ có quẻ Chấn nói về sấm” (BABQ,tr 63).
Quẻ Cấn không nói đến núi nhưng cả 6 hào đều nói đến Cấn với nghĩa ngăn trở, cấn cái:
     -Thoán từ  : Cấn kỳ bối (lưng)
     -Sơ lục      : Cấn kỳ chỉ (ngón chân)
     -Lục nhị    : Cấn kỳ phì (bắp chân)
     -Cửu tam   : Cấn kỳ hạn (thắt lưng)
     -Lục tứ      : Cấn kỳ thân (mình)
     -Lục ngũ    : Cấn kỳ phụ (mép hàm)
     -Thượng cửu : Đôn (trên cùng, đỉnh đầu) cấn.
Quẻ Chấn : Đây là hình tượng cái trống đồng lật ngữa ra, hay là cái cối giả gạo, đánh trống hay giả gạo đều gây ra tiếng động ầm ầm như sấm. Vì vậy Chấn (zhèn)  dùng để ghi âm  sấm. Người Hoa gọi sấm là lôi nhưng vẫn giữ âm chấn (zhèn) để nhớ người Việt đặt cho quẻ đó là quẻ sấm. Chấn thành thuật ngữ. Cho nên do đó mà đức của quẻ Chấn là động  và tượng của quẻ là trống. Từ đó phát sinh nghĩa triết học của Chấn  là động, biến động không ngừng.
Quẻ Tốn : là hình tượng của những khúc cây ghép lai thành phên vách ,phía dưới bị thủng nhiều lổ (khuyết,mất ,tiêu tốn). Phên vách có lổ để gió lọt vào, tượng của quẻ Tốn là gió (phong), đức của quẻ Tốn là vào (nhập). Nghĩa triết học là nhập.
Quẻ Đoài : Đoài đọc là duì , quẻ có hình tượng đầm nước, nơi mọi người thường tụ họp ở đó để nấu ăn ,giặt rửa, hội hè, bơi chãi nên không khí rất vui, do đó đức của đoài là vui (duyệt). Đoài chỉ phương tây (theo Hậu thiên đồ), người Việt thường thích dùng tiếng đoài để gọi miền đất nằm ở phía tây; Sơn Tây được gọi xứ Đoài (Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm-Quang Dũng). Ca dao có câu “Làm trai cho đáng nên trai, xuống đông Đông tỉnh, lên đoài Đoài tan.
Nói cho cùng, người Trung Hoa chỉ dùng  các từ Dịch, Hào, Quái, Càn , Khôn, Ly, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn , Đoài như là những thuật ngữ chứ không hiểu đúng nghĩa của chúng, vì những từ đó chỉ để phiên âm tiếng Việt , do người Việt sáng chế, đặt tên cho chúng.
Kinh Dịch gồm có 8 quẻ đơn, 64 quẻ kép, các quái từ , hào từ cùng các đồ Tiên thiên,Trung Thiên, Hậu Thiên là di sản sáng tạo của tổ tiên người Việt Nam vào thời đại Hùng Vương. Chỉ có Dịch Truyện còn gọi là thập dực mới là sáng tác của người Trung Hoa , Truyện đó dùng để giảng giải phần Kinh ,cũng là một đóng góp rất lớn của Trung Hoa vào vũ trụ Kinh Dịch. Người Trung Hoa gồm chung Kinh Dịch và Dịch Truyện làm một , gọi chung là Chu Dịch, chữ Chu này phải hiểu là chu chuyển , chu nhi phục thuỷ ,như cách ta biến đổi quẻ Thuần Càn,Thuần Khôn ra 62 quẻ khác, rồi cũng quay lại trở về Khôn Càn như lúc khởi đầu. Đó là cách biến dịch vòng tròn. Nếu hiểu Chu là tên triều đại nhà Chu thì đó  chỉ là cách gọi xuyên tạc, không đúng. Người Trung Hoa thường dẫn câu trong sách Chu Lễ “Thái bốc nắm phép Tam Dịch: một là Liên Sơn, hai là Qui Tàng, ba là Chu Dịch”, nếu Liên Sơn và Qui Tàng chỉ biệt danh không phải chỉ triều đại,thì có lý nào Chu lại chỉ triều đại mà không chỉ biệt danh.
Sau cùng nếu ta đọc Dịch dưới góc độ Chữ Hán là chữ do chính người Việt sáng tạo, và ngôn ngữ Việt là bước khởi đầu của ngôn ngữ Hán thì mọi chuyện lại càng sáng tỏ hơn. Tuy nhiên vấn đề này không được bàn ở đây vì không thể nói hết trong một bài, chúng tôi sẽ làm rõ hơn ở những bài khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét