Người theo dõi

13 thg 11, 2010

Trần Trọng Kim - Việt Nam sử lược

2. Đình Thần. 
Đình thần là các quan ở trong Triều giúp vua để lo việc nước. Nhưng lúc bấy giờ tình thế đã nguy ngập lắm, vì từ đầu thập cửu thế kỷ trở đi, sự sinh hoạt và học thuật của thiên hạ đã tiến bộ nhiều mà sự cạnh tranh của các nước cũng kịch liệt hơn trước. Thế mà những người giữ cái trách nhiệm chính trị nước mình, chỉ chăm việc văn chương, khéo nghề nghiên bút, bàn đến quốc sự thì phi Nghiêu, Thuấn lại Hạ, Thương, Chu, việc mấy nghìn năm trước cứ đem làm gương cho thời hiện tại, rồi cứ nghễu nghện tự xưng mình hơn người, cho thiên hạ là dã man. Ấy, các đình thần lúc bấy giờ phần nhiều là những người như thế cả. Tuy có một vài người đã đi ra ngoài, trông thấy cảnh tượng thiên hạ, về nói lại, thì các cụ ở nhà cho là nói bậy, làm hủy hoại mất kỷ cương! Thành ra người không biết thì cứ một niềm tự đắc, người biết thì phải làm câm làm điếc, không thở ra với ai được, phải ngồi khoanh tay mà chịu. 
Xem như mấy năm về sau, nhà vua thường có hỏi đến việc phú quốc cường binh, các quan bàn hết lẽ nọ lẽ kia, nào chiến, nào thủ, mà chẳng thấy làm được việc gì ra trò. Vả thời bấy giờ, cũng đã có người hiểu rõ thời thế, chịu đi du học và muốn thay đổi chính trị. Như năm bính dần (1866) là 
156 
Ta thường trông thấy có cái tranh vẽ một người to lớn vạm vỡ, mặt mũi dữ tợn mà mặc áo đội mũ không ra lối lăng gì cả, ở dưới cái tranh có chữ đề là vua Tự Đức. Cái tranh ấy chắc là của một người nào tưởng tượng mà vẽ ra chứ không phải là chân dung của ngài. Vì là thủa trước chỉ trừ những quan đại thần và những người được vào hầu cận, vua ta không cho ai trông thấy mặt, mà cũng không bao giờ có hình ảnh gì cả. năm Tự Đức thứ 19, có mấy người ở Nghệ An là Nguyễn Đức Hậu, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Điều đi du học phương tây. Sau Nguyễn Trường Tộ về làm mấy bài điều trần, kể hết cái tình thế nước mình, và cái cảnh tượng các nước, rồi xin nhà vua phải mau mau cải cách mọi việc, không thì mất nước. Vua giao những tờ điều trần ấy cho các quan duyệt nghị. Đình thần đều lấy làm sự nói càn, không ai chịu nghe. 
Năm mậu thìn (1868) là năm Tự Đức thứ 21, có người ở Ninh Bình tên là Đinh Văn Điền dâng tờ điều trần nói nên đặt doanh điền, khai mỏ vàng, làm tàu hỏa, cho người các nước phương tây vào buôn bán, luyện tập sĩ tốt để phòng khi chiến thủ, thêm lương thực cho quan quân, bớt sưu dịch cho dân sự, thưởng cho những người có công, nuôi nấng những người bị thương, tàn tật, v.v.... Đại để là những điều ích quốc lợi dân cả, thế mà đình thần cho là không hợp với thời thế, rồi bỏ không dùng. 
Các quan đi sứ các nơi về tâu bày mọi sư, vua hỏi đến đình thần thì mọi người đều bác đi, cái gì cũng cho là không hợp thời. Năm kỷ mão (1879) là năm Tự Đức thứ 32, Nguyễn Hiệp đi sứ Tiêm La về nói rằng khi người nước Anh Cát Lợi mới sang xin thông thương, thì nước Tiê m La lập điều ước cho ngay, thành ra người Anh không có cớ gì mà sinh sự để lấy đất, rồi Tiêm La lại cho nước Pháp, nước Phổ, nước Ý, nước Mỹ v.v... đặt lĩnh sự để coi việc buôn bán. Như thế mọi người đều có quyền lợi không ai hiếp chế được mình. Năm tân tị (1881) là năm Tự Đức thứ 34, có Lê Đĩnh đi sứ ở Hương Cảng về, tâu rằng: các nước Thái Tây mà phú cường là chỉ cốt ở việc binh và việc buôn bán. Lấy binh lính mà bênh vực việc buôn bán, lấy việc buôn bán mà nuôi binh lính. 
Gần đây Nhật Bản theo các nước Thái Tây cho người đi buôn bán khắp cả mọi nơi. Nước Tàu cũng bắt chước cho người ngoại quốc ra vào buôn bán. Nước ta, người khôn ngoan, lại có lắm sản vật, nên theo người ta mà làm thì cũng có thể giữ được quyền độc lập của nước nhà. 
Năm ấy lại có quan hàn lâm viện tu soạn là Phan Liêm làm sớ mật tâu việc mở sự buôn bán, sự chung vốn lập hội, và xin cho người đi học nghề khai mỏ. Giao cho đình thần xét, các quan đều bàn rằng việc buôn bán không tiện, còn việc khác thì xin đòi hỏi các tỉnh xem thể nào, rồi sẽ xét lại. Ấy cũng là một cách làm cho trôi chuyện, chứ không ai muốn thay đổi thói cũ chút gì cả. Nhân việc đó vua Dực Tông khuyên rằng các quan xét việc thì nên cẩn thận và suy nghĩ cho chín, nhưng cũng nên làm thế nào cho tiến bộ, chứ không tiến, thì tức là thoái vậy. 
197 
Xem lời ấy thì không phải là vua không muốn thay đổi. Chỉ vì vua ở trong cung điện, việc đời không biết rõ, phải lấy các quan làm tai làm mắt, mà các quan thì lại số người biết thì ít, số người không biết thì nhiều. Những người có quyền tước thì lắm người trông không rõ, nghe không thấy, chỉ một niềm giữ thói cũ cho tiện việc mình. Lại có lắm người tự nghĩ rằng mình đã quyền cả ngôi cao, thì tất là tài giỏi hơn người, chứ không hiểu rằng cái tài giỏi không cần phải nhiều tuổi, sự khôn ngoan không phải làm quan to hay là quan nhỏ. Cái phẩm giá con người ta cốt ở tư tưởng, học thức, chứ không phải ở tiền của hay là ở quyền tước. 
Đến khi nước Pháp đã sang lấy đất Nam Kỳ, đã ra đánh Bắc Kỳ, tình thế nguy cấp đến nơi rồi, thế mà cứ khư khư giữ lấy thói cổ, hễ ai nói đến sự gì hơi mới một tí, thì bác đi. Như thế thì làm thế nào mà không hỏng việc được. 
Đã hay rằng vua có trách nhiệm vua, quan có trách nhiệm quan, dẫu thế nào vua Dực Tông cũng không tránh khỏi cái lỗi với nước nhà, nhưng mà xét cho xác ly, thì cái lỗi của đình thần lúc bấy giờ cũng không nhỏ vậy. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét