Số người cần sự trợ giúp của xã hội không phải là nhiều, mỗi 10 hộ tùy theo từng vùng mà giao động có thể ở mức từ 5 cho đến 1 hộ phải cần sự trợ giúp. Mức sống tối thiểu ở từng vùng có sự khác nhau. Thể chất những cá nhân trong hộ nghèo rất kém, để họ nghỉ ngơi dưỡng sức, học tập tăng thêm hiểu biết, lao động vừa phải để cải thiện thêm cuộc sống, mức sống của họ không thể cao hơn được những người khác vì thể chất, tinh thần của họ rất suy kiệt. Sự trợ giúp là tiếp sức để họ vươn lên.
Nguồn tiền nào để trợ giúp cho những hộ này không cần lao động mà vẫn sống được ở mức tối thiểu. Các địa phương hằng năm đều có sự đầu tư rất lớn vào khác khu thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố; thành phố là nơi có điều kiện thuận lợi lại được ngân sách tiếp tục đầu tư, đây là sự bất bình đẳng. Người dân sống trong đô thị phải trả các loại phí về hạ tầng cho cuộc sống của mình, không thể lấy tiền ngân sách để đi đầu tư cho những nơi ưu thế hơn.
Dân nghèo phải được hỗ trợ để người ta tiến lên mức làm dân thường, dân thường được hưởng chung các công trình công cộng với người nghèo để tiến lên mức dân trung lưu. Dân trung lưu có lực lượng lao động chất lượng, có lực lượng đông đảo là dân thường có mức thu nhập ngày càng cao, các nguồn ngân sách được đưa về khu vực nghèo nên mức tiêu thụ ở nơi nghèo, vùng nghèo không thấp, thị trường đảm bảo cho tiêu thụ sản phẩm, vùng nào cũng có thế mạnh phát triển.
Bây giờ cũng đầu tư cho tỉnh nghèo, huyện nghèo, xã nghèo nhưng là đầu tư vào thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố (loại nhỏ); vậy là đầu tư cho người có ưu thế của vùng nghèo. Tạo bộ mặt đô thị để tưởng rằng vùng đó khá giả, rồi lý luận rằng đô thị tạo việc làm cho nông thôn, cho người nghèo. Hoàn toàn không phải như vậy. Đầu tư để thuận tiện cho việc tiêu tiền không phải là phát triển bền vững.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét