6 thg 3, 2011
Vũ khí thật
Trung Quốc hạ thủy tàu ‘Hải giám 50’
Cập nhật lúc :5:19 PM, 06/03/2011
Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc trong năm nay sẽ tập trung đầu tư phát triển hải quân, nhằm tăng cường sức mạnh trên biển.
Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc đã hạ thủy thành công chiếc tàu tuần tra với tên gọi là Hải giám 50. Tàu này do công ty trách nhiệm hữu hạn tàu thuyền Vũ Xương chế tạo.
Hải giám 50 trang bị kỹ thuật tiên tiến nhất, trọng tải lớn nhất trong dự án chế tạo tàu tuần tra trên biển của hải quân Trung Quốc. Chiếc tàu có chiều dài là 98m, chiều rộng là 15,2m, độ sâu so với mực nước là 7,8m, độ giãn nước là 3.336 tấn.
Hạ thủy Hải giám 50.
|
Chiếc tàu tuần tra này được chế tạo dựa trên chiếc tàu” Hải giám 83“, được trang bị hệ thống điện tiên tiến, tốc độ lớn nhất là 18 hải lý/ giờ, có thể chạy liên tục được 8.000 hải lý.
Trên thuyền được trang bị hệ thống ổn định, chịu được cơn bão cấp 12, ngoài ra được trang bị máy bay trực thăng Z-9A, hệ thống định vị vệ tinh, hệ thống dẫn đường và các thiết bị tiên tiến để điều tra, thu thập tin tức các tàu thuyền khác.
Cục trưởng Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc cho biết, lực lượng cảnh sát biển sẽ khai thác sử dụng loại tàu này cho nhiệm vụ.
Ngoài Hải giám 50 còn có chiếc tàu Hải giám 83 có độ giãn nước là 3.980 tấn, do Tập đoàn chế tạo tàu thuyền của Trung Quốc tại Thượng Hải nghiên cứu chế tạo và hạ thủy. Trên tàu trang bị trực thăng B-7112, do Trung Quốc tự chế tạo.
Bên cạnh đó, phải kể đến "Hải giám 75”, có chiều dài là 77,39m, chiều rộng là 10,4m, độ giãn nước là 1.290 tấn, hai máy chủ với công suất là 2.380 mã lực, tốc độ chạy là 20.6 hải lý/ giờ, có thể chạy liên tục được 5.000 hải lý.
Theo thống kê của Cục hải dương quốc gia Trung Quốc, trong một vài năm tới Trung Quốc sẽ chế tạo 36 chiếc tàu tuần tra. Trong đó có 7 chiếc tàu với trọng lượng 1.500 tấn, 15 chiếc tàu 1.000 tấn, 14 chiếc tàu 600 tấn.
Trên thuyền được trang bị hệ thống ổn định, chịu được cơn bão cấp 12, ngoài ra được trang bị máy bay trực thăng Z-9A, hệ thống định vị vệ tinh, hệ thống dẫn đường và các thiết bị tiên tiến để điều tra, thu thập tin tức các tàu thuyền khác.
Cục trưởng Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc cho biết, lực lượng cảnh sát biển sẽ khai thác sử dụng loại tàu này cho nhiệm vụ.
Ngoài Hải giám 50 còn có chiếc tàu Hải giám 83 có độ giãn nước là 3.980 tấn, do Tập đoàn chế tạo tàu thuyền của Trung Quốc tại Thượng Hải nghiên cứu chế tạo và hạ thủy. Trên tàu trang bị trực thăng B-7112, do Trung Quốc tự chế tạo.
Bên cạnh đó, phải kể đến "Hải giám 75”, có chiều dài là 77,39m, chiều rộng là 10,4m, độ giãn nước là 1.290 tấn, hai máy chủ với công suất là 2.380 mã lực, tốc độ chạy là 20.6 hải lý/ giờ, có thể chạy liên tục được 5.000 hải lý.
Theo thống kê của Cục hải dương quốc gia Trung Quốc, trong một vài năm tới Trung Quốc sẽ chế tạo 36 chiếc tàu tuần tra. Trong đó có 7 chiếc tàu với trọng lượng 1.500 tấn, 15 chiếc tàu 1.000 tấn, 14 chiếc tàu 600 tấn.
Thanh Phong (theo Xinhua)
Không có cạnh tranh
Mọi người được mặc định là trong
kinh tế phải có cạnh tranh, bản chất là không có cạnh tranh.
Hai anh ba anh có cùng một loại
khách hàng, mọi người đều muốn khách hàng về mình, như vậy anh phải
lo cái hàng hóa dịch vụ của anh cho phù hợp với khách hàng, anh phù
hợp không ai từ chối anh.
Tất nhiên có việc triệt hạ người
cùng ngành nghề với mình, ghê gớm là gây án mạng, phá hoại tài
sản, tung tin thất thiệt. . . đó không phải là cạnh tranh mà là phạm
luật, là xấu chơi, là loạn.
Cái loạn ai nghĩ ngắn thì nói
loạn là do xã hội, nhưng có phải vậy không, loạn là do người điều
phối xã hội.
Xã hội và người điều phối xã hội
thường không cùng tiếng nói, thường không thể đối thoại, từ đó mà
cái loạn, cái trật tự xã hội không bảo đảm sẽ dẫn đến hiệu quả
tạo của cải cho xã hội rất kém.
Bao nhiêu lực lượng xã hội chà xát
nhau mà không tạo ra cái gì lợi ích cho xã hội.
Khi trật tự xã hội tương đối ổn
định, những người có hàng hóa dịch vụ không phù hợp tự tìm đến
loại hàng hóa dịch vụ hợp lý với mình hơn, hoàn toàn không phải là
cạnh tranh.
Anh không diệt được giặc tất yếu
anh không có chiến lợi phẩm, tôi diệt được nhiều giặc tất nhiên tôi
có nhiều chiến lợi phẩm.
Và dĩ nhiên hai ta không bắn nhau,
nếu mình phải bắn nhau thì loạn rồi.
Dứt khoát là trong kinh tế không có
cạnh tranh, chỉ có diệt được giặc hay không thôi.
Người ta nhầm việc hạ sát nhau
thành cạnh tranh.
Xã hội bị tiêu diệt bằng vũ khí gì
Vũ
khí mà xã hội cần là một trật tự được toàn xã hội thỏa thuận nhất trí, bản thỏa
thuận của toàn xã hội nhất trí với các trật tự đã được đa số đồng ý, thì việc
tổ chức xã hội thực hiện theo những cam kết ấy cũng là một việc phải mất nhiều
công sức.
Xã
hội cần tuyển chọn được một tổ chức chuyên nghiệp có đủ kỹ năng xử lý các vấn
đề xã hội phù hợp, đưa ra những thỏa thuận mới và thực hiện những thỏa thuận đó
để xã hội có một trật tự như mong muốn.
Do
những sai sót của tổ chức điều phối xã hội nên đã gây ra rất nhiều bực bội cho
xã hội, người có trách nhiệm rất biết điều đó nhưng sửa đổi là cả một vấn đề
khó khăn. Khi sức ép xã hội đủ lớn thì không còn cách gì khác là phải thay đổi
cho phù hợp, nếu nhận thấy đây là tất yếu, có các bước đi thích hợp ngay từ bây
giờ thì cái lợi chung sẽ lớn hơn.
Nếu
không thay đổi, bất hợp lý tăng lên, sức ép xã hội tăng lên, đến một lúc quá
sức chịu đựng của hai bên sẽ rất nguy cho cái chung.
Xã
hội tạo ra vũ khí tiêu diệt tất cả các loại khách hàng trong nước, ngoài nước
để thu về tiền; tổ chức điều phối xã hội phải có một vũ khí duy nhất là trật tự
xã hội theo mong muốn của xã hội, xã hội phải bảo đảm được cuộc sống thông
thường cho những người làm việc công cộng này.
Nếu
tổ chức điều phối này không làm được việc đó, cái vai trò xã hội của anh không
có, anh không có lý do gì để tồn tại trong con mắt của xã hội. Xã hội không
phải là khắt khe gì, nhưng sức chịu đựng của người ta cũng có giới hạn.
Trật
tự xã hội là vũ khí tiêu diệt xã hội.
Ta đã sản xuất được một loại vũ khí thông thường quan trọng
Chính thức khai sinh MBA 500 kV “made in Việt Nam”
06/03/2011 15:20:07 (GMT+7)
Ảnh minh họa: internet
Hôm qua (5/3), Công ty CP Chế tạo Thiết bị điện Ðông Anh (EEMC) và Viện Năng lượng đã phối hợp thử nghiệm thành công hạng mục cuối cùng (xung sét 1550 kV) trên máy biến áp (MBA) 500 kV. Như vậy MBA 500 kV đầu tiên tại Việt Nam do EEMC sản xuất hoàn toàn có thể yên tâm đưa vào khai thác vận hành.
CôngThương - Sau sự kiện vang dội về lắp đặt thành công MBA 220kV và sửa chữa thành công MBA nhiều tổ máy biến áp của Nhà máy Thủy điện Ya Ly, Ðà Nẵng, Hòa Bình… EEMC tiếp tục thực hiện nghiên cứu, thiết kế, chế tạo 500kV– 3x 150MVA với sự tham gia của một hội đồng khoa học, đứng đầu là Tổng giám đốc Trần Văn Quang; Chủ nhiệm đề tài là Phó giám đốc Nguyễn Đức Công; các thành viên hội đồng gồm các kỹ sư dày dạn kinh nghiệm, đã từng chủ trì nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công máy biến áp 125MVA - 220kV. Thiết kế chính là kỹ sư, Anh hùng Lao động Nguyễn Thị Nguyệt.
Để sản xuất MBA 500 kV, EEMC đã cử cán bộ quản lý, kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao tới các trạm biến áp trong nước và nước ngoài để học tập, trao đổi kinh nghiệm sản xuất cùng với những kiến thức tích lũy được trong dịp tham gia trực tiếp sửa chữa MBA 500kV trong nước. Mua phần mềm thiết kế chế tạo MBA, thuê chuyên gia tư vấn và lựa chọn đối tác là các nước G7 cung cấp dây chuyền thiết bị máy móc, vật tư nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Tổng chi phí đầu tư cho MBA là 118 tỷ đồng. Được biết, hiện nay trên thế giới chỉ có 1 số nước chế tạo được MBA 500 kV nên giá nhập khẩu rất đắt. Với giá thành và chi phí luôn thấp hơn 25-30 % các máy nhập khẩu cùng loại, việc EEMC sản xuất thành công MBA 500 kV đã góp phần đáng kể vào việc góp phần tiết kiệm cho ngân sách và giảm nhập siêu, tạo thế chủ động về MBA cho ngành điện Việt Nam. Đồng thời, mở ra một triển vọng mới là sản xuất hàng loạt máy biến áp 500 kV, tiết kiệm được ngoại tệ, phục vụ cho sự nghiệp CNH, HÐH đất nước.
Theo ông Trần Văn Quang, giám đốc Công ty CP Chế tạo Thiết bị điện Ðông Anh, MBA 500 kV - 3 x 150 MVA đầu tiên này sẽ được lắp đặt vận hành tại Trạm 500 kV Nho Quan. Sau thành công quan trọng này, EEMC sẽ tiếp tục hoàn thiện thiết kế, công nghệ để tham gia đấu thầu các dự án sau.
Ngọc Loan
VẠN GIÁO NHẤT LÝ (anviettoancau.net) Việt Nhân
Trên thế giới ngày nay có vô số tôn giáo,
tuy là vạn giáo, ta thường nghĩ khác nhau, nhưng nếu ta chịu khó tìm về cơ cấu
thì tất cả đều cùng chung một Lý. Chúng tôi dựa theo quan niệm của
Việt Nho là thứ Nho có cơ cấu từ nền văn hoá Hoà bình để tìm hiểu mối nhất quán
của Vấn đề.
Chúng tôi thấy Nhất lý
đây Lý Thái cực, tức là Lý của “ Nhất lý thông vạn lý minh “ : Khi nắm vững được
chân lý Mẹ này thì mọi lý lẻ tẻ sẽ được soi sáng. Lý Thái cực là “Đại
đạo Âm Dương hòa “ của Nho giáo. Đối với Việt Nam thì
là “ Tiên Rồng gặp nhau trên cánh đồng Tương “.
Nguồn gốc của Nhất Lý
này xuất phát từ Huyền thoại ở Thái Bình Dương của nền Văn hoá Hòa Bình. Khi
hiền triết Tanê lên thăm kho trời được ban cho 3 thúng khôn và 2 thùng quyền
lực. Ta có thể hiểu 3 thúng khôn là nguồn Tình và 2 thúng quyền lực
thuộc về Lý, hay cũng có thể gọi là Nhân trí. 2, 3 là cơ cấu của nền
Văn hoà Đông Nam .
.
Hai con số 2 và 3
không phải là những con số đo đếm toán học, mà là bộ huyền số 2 – 3 của
nền Văn hoá Đông Nam, Tổ tiên chúng ta gọi là “ Vài Ba “. Bộ
huyền số này rất quan trọng, vì đây là cơ cấu của nền Văn hoá Đông Nam . Ta đã biết
Đức Khổng Tử đã thuật lại nền Văn hoá “ Khoan nhu “ của phương Nam, tức là Nho
giáo nguyên thủy, Vì Ngài chưa tìm ra cơ cấu, nên sau đó Nho giáo được gọi là
Khổng giáo bị xuyên tạc, bị thất truyền mà biến thành Hán Nho bá đạo.
Cũng như ngôi nhà có
floor plan bằng họa đồ thì nền Văn hoá cũng có cơ cấu là bộ huyền số làm nền
tảng. Khi ngôi nhà đã có floor plan ( cái nền ) thì ngôi nhà không thể
thay đổi mà chỉ xây cao hay thấp hơn mà thôi. Khi nền Văn hoá đã có bộ huyền số
thì không thể xuyên tạc được, miễn là mình có thể gán cho bộ huyền số đó những
ý nghĩa thích hợp. Những con số mang tính chất cộng thông của nhân loại, khi
nhìn vào các con số thì con người ở đâu cũng hiểu như nhau, ngoài ra con số lại
rất trừu tượng, phạm vi của nó rất bao la, từ khi tìm ra số đại số ( interger
number: + & - ) cũng như hệ thống nhị phân ( nền của Dịch lý ) thì ngưòi ta
đẩy toán học lên những bước rất xa.
I.- Số 2
Số hai ( 2 ) là cặp
đối cực Âm Dương, Âm Dương tổng quát hoá các cặp đối cực trong Vũ
trụ, các cặp đối cực nào có độ cách biệt nhau thích hợp ( Theo Dịch Lý là Tham
Thiên Lưỡng Địa tức là tỷ lệ 3/2: Trời 3, Đất 2 ) thì níu kéo nhau
và xô đẩy nhau mà đạt thế quân bình động, khi đạt thế quân bình động,thì vạn
vật tuy luôn tiến hoá nhưng vẫn trường tồn. Đây là nền tảng của Dịch lý, Dịch
lý là nguồn sinh sinh hoá của vũ trụ. Khi cặp đối cực đạt thế
quân bình động thì ta có nét lưỡng nhất, mà nét lưỡng nhất là nền tảng của văn
hoá thái hòa hay sợi chỉ xuyên suốt nền văn hoá Việt. Chủng Việt
có vật biểu kép là Tiên Rồng, Tiên Rồn là nền tảng của Việt Dịch, Việt Dịch
cũng là nền Văn hoá siêu việt. Còn các nước khác trên thế giới chỉ có một vật
biểu, mà là vật biểu Dương, theo Dịch Lý thì “ độc Dương bất thành “. Đây
là cách phân biệt nền văn hoá lưỡng hợp hai chiều theo Dịch lý, mang tính chất
thái hòa của nền văn hoá Nông nghiệp. Con các nền văn hoá Du mục
khác thì Duy Lý một chiều, nền tảng của cá nhân chủ nghĩa, nên dễ bị mất câm bằng
mà đi tới cảnh chia ly phân hóa.
2 là cặp đối cực,
nhưng khi đã đạt thế quân bình động thì tuy 2 mà vẫn là 1:
2 = 1 : Thái cực nhi
Vô cực
II.- Số 3
Số ba ( 3 ): 1 Trời 2
Đất, 3 Người, con Người là nơi hội tụ hay là tinh hoa của Trời Đất. Theo Nho
thì:” Nhân giả kỳ Thiên địa chi đức, Âm Dương chi giao, Qủy Thần chi hội, Ngũ
hành chi tú khí: Con Người là đức của Trời Đất, nơi Âm Dương giao hòa, chốn hội
tụ của Qủy Thần, cũng như tú khí của Ngũ hành. Đây
là cách con người tìm cách định vị trí của mình trong Trời Đất để mà hành xử
mọi sự cho êm xuôi tốt lành, nếu không biết sắp xếp vị trí mình trong vũ trụ
cho ổn, thì không khỏi gây ra trắc trở hỗn loạn, gây ra nhiều nan đề
cho cuộc sống, nan đề đây là hỗn loạn bất hòa. Do vậy mà Kitô giáo
có Sáng thế ký theo mạc khải, Nho giáo thì có Sắp thế ký, tự mình xếp đặt vị
trí cho mình, Bàn Cổ, Phù Đổng, Hùng vương là con người to lớn có công “ Sắp
thế ký “.
Con người muốn sống
hoà với nhau thì phải đối xử công bằng với nhau:” phải Người phải Ta
“, muốn sống theo lẽ đó thì phải biết qúy trọng và yêu thương nhau. Có lẽ vì
vậy mà Phật giáo nhìn mọi con người đều là Phật sẽ thành, Kitô giáo thì thấy
trong mỗi con Người có đền thờ Chúa ngự, còn Nho giáo thì con Ngưòi là tinh hoa
của Trời Đất. Nhờ sống theo quan niệm này mà con người Phật giáo phải tu dưỡng
lòng Từ bi, người Kitô giáo lòng bác ái, con Người Nho
giáo thì Lòng Nhân ái, tuy danh xưng có khác nhau, nhưng bản chất vẫn là lòng
qúy trọng và yêu thương mọi người.
Con người là tinh hoa
của Trời Đất, tuy là 3 nhưng vẫn hội tụ làm 1 nơi con người, nên: 3 = 1.
Con
số huyền niệm 3:Nơi đồng quy và Thù đồ của các Tôn giáo
Số Độ: 3 là con số
huyền niệm ( biểu tượng ) . 3 là con số lẻ đầu tiên được gán cho là
số Trời: Thiên; 2, số chẵn là số Đất: Địa. 1 là số được diễn tả khi
chưa bị phân cực. 3 là con số hoàn hảo, diễn tả cái toàn thể, sự
hoàn mỹ.
Đồ hình: Cũng vậy Đồ
hình hình tháp Tam giác cũng diễn tả ý ấy: tuy 3 góc 3 cạnh,3 tam giác nhưng
vẫn quy kết được vào 1 Đỉnh.
.
Cây Phủ Việt ( Bộ số 2 – 3 )
Thái cực viên đồ ( 2-1 )
VẠN GIÁO NHẤT LÝ (anviettoancau.net) Việt Nhân
III.- Số 3 trong các tôn giáo
Nho
giáo thì có Tam tài: “ Thiên, Địa Nhân “: Thiên
hoàng, Địa hoàng, Nhân hoàng.
Các nhân vật văn hoá
Việt tộc : Tam Hoàng: Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông ( 2 Ông 1 Bà, nhưng bà làm chủ,
( quả vi quân, chúng vi dân ): Văn hoá theo nguyên lý Mẹ.
Cũng vậy Ông Táo hay
ba đầu Rau ( Ông núc ) cũng 2 ông 1 bà.
Phân tử nước trong
thiên nhiên:Một phân tử gồm 1 nguyên tử Oxygen và Hai nguyên tử hydrogen,
Oxygen mang Điện Âm O - - và Hydrogen mang điện Dương: 2H+.
H2
+ ½ O = H2O
Phân tử nước cũng có
một Âm hai Dương, mà nước là nguồn gốc của vạn vật.Nước cũng có 3 trạng thái:
Rắn, Lỏng và Hơi.
Phật
giáo thì có bộ 3: Phật, Pháp, Tăng với Bi ,
Trí, Dũng.
Lão
giáo biến thành Đạo, Kinh điển, Cộng đồng (
Tao, Livres, Communauté )
Bộ
ba của Kitô giáo: Thiên Chúa 3
ngôi: Cha, Con và Thánh Thần với Bác ái, Công bằng và Tha thứ. Bộ ba là 1 Chúa
3 ngôi :Ngôi Cha,ngôi Con và ngôi Thánh thần. Chúa Cha là Bác
Ái, Chúa Con là Công bằng, Chúa Cha và Chúa con Yêu nhau thì sinh ra ngôi Thánh
Thần, Chúa Thánh Thần được diễn tả bằng hai hình ảnh Chim Bồ câu
tượng trưng cho Hòa bình tức là lòng Bác ái, và Ngọn lửa tượng trưng cho lẽ
Công bằng. Chúa Cứu thế là nguồn Sống và nguồn Sáng cũng là Bác ái và Công bằng.
Còn Ấn
Độ có bộ ba ( Hindu trinity ) gọi là Trimurti gồm ba thần là Brahma,
Vishnou và Shiva. Brahma là đấng sáng tạo ( creator ), Vishnu là thần xây
dựng ( preserver:Bảo toàn) Shiva là thần phá hoại ( Destroyer ).
Với
cái nhìn của Nho giáo, ta thấy Brahma tương đương với Thái cực, còn Vishnu và
Shiva tương đương với Lưỡng nghi.
Kế
đến là bộ ba Tam thế Tribhuvana cũng chỉ có Địa (
Bhu: terre ), Khí ( Bhuvas : Atmosphere ) và Thiên ( Swar: Ciel ). Swar
tương đương với Thái cực, còn Bhu và Bhuvas là Lưỡng nghi.
Các
tôn giáo như Islam and Judaism thì Chúa là đấng Sáng
tạo, Người Cha, và đấng ban phát luật pháp ( the creator,
father, and lawgiver ).
Tôn
giáo cổ của Iran cũng
có bộ 3: Tư tưởng tốt, Lời nói tốt, Hành động tốt ( Bonne pensée, Bonne Parole,
Bonne Action ).
Ở Iran trong
Cosmogonie Về thế kỳ thứ VII – XIX cũng có con số 3, trước khi Thượng đế tạo ra
vũ trụ đã có 3 Thiên thần: Gabiriel, Michael và Raphael, sau đó lại thêm Thiên
thần chết và Thiên thần nữ nữa.( Trước 3 sau 5 )
( Xin xem thêm những
đoạn trích bên dưới: ( 1 ).
VẠN GIÁO NHẤT LÝ (anviettoancau.net) Việt Nhân
IV.-
Đồng quy và thù đồ
Ta thấy các tôn giáo
đều đồng quy vào con số huyền niệm 3. Đây là tiềm thức cộng thông của nhân loại.
Nhưng lại có thù đồ:
*Có
một số tôn giáo thì 3 = 1, Còn số khác thì: 3 = 3.
*Do
sự khác nhau về Thần thoại ( do Thần Nam hay Nữ thuộc nếp sống Du
mục hay Nông nghiệp ), mà có khuynh hướng khác nhau về Âm Dương: một bên thì Âm
Duơng hoà, một bên thì Duy Dương.
V.-
Cơ cấu nền Văn hóa Đông Nam
Ta nên nhớ cơ
cấu của nền Văn hoá Đông Nam: ( 2 – 3, 5 )
2 = 1: Đại Đạo
Âm Dương hòa: Dịch Lý: lý của Tiến hoá, Thái hoà.(
Khi Âm Dương bất hòa thì: 2= 2
3 = 1: Tam tài:
Con người phải là Tinh hoa của Trời Đất. (
Khi con Người không
là Tinh hoa của Trời
Đất thì : 3 = 3: Trời, Đất, Người chia xa.
2 + 3 = 5= 1:
Tâm linh.( Thái cực nhi Vô cực ). Khi mọi đa tạp đều phải quy về 1
mối. Khi 5 = 5 thì các đa tạp cứ mỗi thứ
một ngả, nên con người bị phân hoá ra từng xứ cô đơn.
VẠN GIÁO NHẤT LÝ (anviettoancau.net) Việt Nhân
VI.-
Con đường tu trì của vài Tôn giáo
Tuy phương pháp tu trì
có khác nhau, với những danh từ khác nhau, nhưng xem ra bản chất của các Tôn
giáo không có khác.
Con
đường tu của Phật giáo: Bi, Trí, Hỷ xả
Con
đường tu của Kitô giáo: Bác ái Công bẳng, Tha Thứ
Con
đường tu của Nho giáo: Nhân, Nghĩa, Tương dung
Con đường tu trì của
các tôn giáo là đem hiện thực các giá trị cao qúy đó vào cuộc sống từng cá nhân
và xã hội. Vấn đề có đem những giá trị đó được vào cuộc sống hay không,
chứ chỉ rao giảng hay thuyết pháp không thì chưa đủ.
Ta thấy:
Bi,
Bác ái và Nhân tuy danh xưng có khác nhau, nhưng đều là lòng thương
người vô điều kiện và yêu mọi loài.
Trí,
Công bằng, Nghĩa tuy danh xưng có khác nhưng không thoát ra khỏi lẽ
công bằng.
Hỷ
xả ( tha thứ với cõi lòng vui ), Tha thứ ( tha thứ
đến 77 lần bảy ), Tương dung ( chấp nhận bất cứ ai
- cả tốt lẫn xấu - ) là những đức tính cẩn thiềt để chữa
cái bất toàn của con người mà sống Hòa với nhau.
Ta thấy vì lý do “ Tập
tương viễn” và tiểu Tâm tiểu Trí ( khi đánh mất đời sống Tâm linh ) mà
các tôn giáo xa cách nhau mà thôi, nếu các Tôn giáo cứ mê ngủ trong Hình thức
hoành tráng thì nhân loại sẽ vô cùng lâm nguy, vì đã đánh mất tinh tuý của loài
Người. Vấn đề là con người có “ vi nhân “ bằng cách thường xuyên cho đến suốt
đời bằng cách thể hiện nếp sống công bằng trong mọi lãnh vực,
chính là nhờ vào lòng bác ái, ta cứ nhìn vào tình trạng xã hội bất
công thì đánh giá được cuộc sống của nhân loại ra sao!
Có điều rất
quan trọng là phải biết kết hợp tất cả Ba thứ làm
một chứ không thể chỉ thực hiện Một trong Ba : Bi, Trí, Hỷ xả làm một
Bác
ái, Công bằng, Tha thứ làm một
Nhân,
Nghĩa, Tương dung làm một.
Ta thấy con Người quá
khôn ngoan, cứ né tránh việc khó, chọn làm việc dễ,
nên đi đến tình trạng “ tham Dĩa mà bỏ Mâm “ .
Ví dụ khi thực hiện:
Bi hay Bác ái, hay Nhân thì không chỉ có bố thí là đủ, mà phải làm sao thực
hiện được công bằng xã hội, có thế mọi ngưởi mới sống Hòa với nhau được.
Khi Hỷ xả, Tha thứ và
Tương dung thì phải theo sống “ Lối Phải Người phải Ta “ tức
là chấp kỳ lưỡng đoan,” chứ không thể loại trừ
nhau hết được vì là chuyện không có thể. Nguyên do chính là
con người đã đánh mất mối liên hệ công thể và trách nhiệm liên đới xã hội mà ra.
Khi không lập được mối
liên hệ Hoà thì con người sống trong mối Bất
Hoà, đó là do đánh mất nếp sống “ Phải Người phải Ta “.
VẠN GIÁO NHẤT LÝ (anviettoancau.net) Việt Nhân
VII.- Kết luận
Nho giáo có nói: “ Tính
Tương cận, tập tương viễn “ nghĩa
là khi sống đúng với bản tính con người thì mọi con người thông cảm nhau,mà gần
gủi nhau, đến khi phân tán ra sống nhiều nơi, con người ở những nơi khác nhau
có những tư tưởng khác nhau, thói tục khác nhau, tôn giáo khác nhau, hành động
khác nhau, nếu không biết quy về bản tính để hiểu nhau thì mới bị xa cách nhau,
do cái khác biệt trong cuộc sống, cuộc sống bị phụ thuộc vào địa
phương, đó là “ Tập tương viễn “.
Ngày nay nhân loại đã
bị phân hoá đến cùng độ, đến nỗi các tôn giáo cũng đã đánh mất bản chất của
mình, chỉ còn lại cái vỏ hình thức, nên mới xẩy ra sự tranh dành, gây rối với
nhau, đến nỗi các tôn giáo cùng một gốc mà cũng gây chiến tranh với nhau liên
miên, thậm chí có những ngưởi nhân danh tôn giáo mang bom giết chính mình để
giết cho được nhiều người khác, sở dĩ có tình trạng như thế là vì đã đánh mất
gốc, mất“Tính tuơng cận “,
tức là đánh mất nguồn Tâm linh của mình . Khốn nỗi
ngày nay chẳng còn có tôn giáo nào được tinh tuyền làm gương, nên chẳng thuyết
phục được ai!
Nhân
loại chỉ được cứu khi biết tìm về cái nguồn gốc chung:
Nơi Trần thế là : 2=
1 ( biết tiến hóa để tu thân mà sống hoà với nhau ) và 3=1: tu luyện tinh hoa
của Trời Đất để trở thành con người Nhân chủ .
Đó
là nguồn Thái hòa của Dịch lý - Thiên lý -.
Nhất là phải luôn trở
về gốc Tâm linh, ( 5 = 1 )- nguồn Nhân nghĩa, tức là lòng Nhân ái và
lẽ Công bằng hay Bác ái Công bằng hay Bi Trí - thì khi đó ánh bình minh hoà
bình mới tỏa sáng được.
Hay một cách khác khi
nào “ Tính tương cận và Tập tương viễn “ của Nhân loại khắp nơi được giao hoà thì
khi đó mới mong có Thế giới hoà bình.
Giặc table đang còn rất đông
Chỉ 0,3% dân số thế giới sở hữu tablet, thị trường còn rất lớn
Dù máy tính bảng (tablet) đang dần trở nên phổ biến hơn nhưng theo số liệu mới được đơn vị chuyên nghiên cứu, phân tích thị trường RBC công bố thì lượng người sở hữu tablet vẫn rất ít, chỉ khoảng 0,3%. Điều này có nghĩa khoảng 99,7% dân số thế giới vẫn chưa có tablet, thiết bị di động đang rất được ưa chuộng hiện nay. Trong bảng số liệu của RBC, số người dùng tablet và smartphone trên toàn cầu chỉ vỏn vẹn 394 triệu người. Trong khi đó, lượng thuê bao di động là hơn 5,1 tỉ thuê bao, thuê bao truyền hình là 600 triệu, số máy PC là 1,3 tỉ và số người sử dụng Internet là 2 tỉ người. Nhà phân tích Abramsky của RBC nhận định rằng tới năm 2014, thế giới sẽ có khoảng 400 triệu người dùng tablet, trong đó bao gồm 185 triệu tablet được bán vào năm 2014. Abramsky cũng dự đoán rằng Android sẽ là nền tảng sẽ thống trị thị trường tablet với 40% thị phần vào năm 2014. Theo sau sẽ là iOS với 34%, Microsoft với 13%, BlackBerry là 8% và 5% còn lại dành cho HP WebOS. (tinhte.com)
Quyền tụ tập
Quán hội tụ giới khoa học và công chúng đầu tiên ở Việt Nam
Với hình thức "người tham gia vừa uống cà phê vừa tranh luận các chủ đề y học, sức khỏe, khoa học và môi trường với chuyên gia", sáng 5/3, quán "Cà phê khoa học" đã chính thức ra mắt tại Trường ĐH Y Dược TP HCM.
Tranh luận thoải mái, mỗi người tham gia đều được quyền nêu quan điểm của mình để "tay đôi" cùng các nhà khoa học. Ảnh: Thiên Chương.
Mô hình do Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) phối hợp cùng Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM thực hiện, dự kiến lần lượt diễn ra vào ngày thứ bảy đầu tiên của tháng và kéo dài trong ba năm. Các nhà khoa học cùng khách tham dự cùng nhau bàn luận về những đề tài nóng liên quan đến y học, sức khỏe, khoa học và môi trường.
"Đối tượng tham gia gồm sinh viên hoặc công nhân... tranh luận cởi mở, thoải mái, "Cà phê khoa học" mong muốn giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn của công chúng, đồng thời các nhà khoa học cũng giúp người tham gia trang bị thêm kiến thức", đại diện OUCRU cho biết.
Tại buổi sinh hoạt đầu tiên, hơn 50 sinh viên Trường ĐH Y Dược TP HCM đã cùng với Tiến sĩ Trần Tịnh Hiền, Giám đốc nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford luận bàn xung quanh vấn đề đạo đức trong ngành y sinh học.
Thiên Chương
Cơ hội
Bài học thế giới, trong nước làm
cho nhà cầm quyền không thể làm ngơ được, họ chắc chắn là rất nhạy
cảm, hơn nữa có gì mất đâu mà phải lo.
Ông đại biểu là lãnh cái khổ của
xã hội chứ sung sướng gì, người ta ham làm đại biểu chẳng qua là
cái kiểu mặc định đã là người quan trọng của đất nước thì phải là
đại biểu. Đã ở vị trí cầm quyền rồi, lại làm đại biểu nữa để
củng cố cái vị trí rất dễ bị lật đổ vì những hành vi không thông thường.
Xã hội bất ổn, nguy cơ này nọ đều
do cái anh nắm quyền này gây ra, anh ta, vợ anh ta, con anh ta và họ
hàng bạn bè anh ta sẽ làm vô số chuyện phá đi cái sự ổn định của
xã hội.
Đảng thanh lọc cán bộ cũng dễ thôi,
cứ nói ủy ban kiểm tra này nọ lo việc thanh lọc, sai, chỉ có xã hội
mới thanh lọc được những người nắm quyền ; để chính thức được công
nhận là đảng viên thì phải có hoạt động thực ở xã hội, không có
gì thử thách bằng làm đại biểu. Được làm đại biểu trước hết như
bây giờ đang có ý tưởng là cứ để cho xã hội lựa chọn như vậy là
phù hợp, sau đó trong 5 năm thử thách đại biểu, điều kiện cá nhân
của đại biểu có đảm bảo để tập trung vào việc đại biểu không, có
biết cách làm không, có làm không, có hiệu quả không, có được mọi
người xác nhận không.
Như vậy đại biểu nào nhanh thì sau
5 năm sẽ được kết nạp đảng, sau đó ứng cử làm đại biểu cấp cao hơn
hoặc chuyển qua ở vị trí hành pháp.
Đảng không bao giờ mất mặt vì đảng
viên của mình, đảng viên thời chưa nắm được chính quyền có máy chém,
nhà tù, bom đạn thử thách lòng người, nay vẫn phải thử thách trong
xã hội ở vị trí đại biểu là phù hợp nhất.
Kẻ cơ hội nhất cũng không thể đóng
kịch từ khi là đại biểu cấp xã để lên đến cấp trung ương sau đó làm
thủ tướng rồi sinh tệ được, trong vòng 15 20 năm xã hội theo dõi, nếu
ban đầu có cái ý định đó thì sau cũng phải bỏ thôi.
Đảng vẫn cài cắm người của mình
khắp các vị trí quan trọng trong xã hội, cách rải người hợp lý hơn,
đỡ mệt hơn vì có người theo dõi giúp, xã hội đồng thuận cao hơn.
Bây giờ đang là cơ hội để chỉnh
lại cung cách cho hợp lý hơn, nếu không làm ngay, chờ đến khi bất ổn
rồi mới làm thì cũng được nhưng nó lãng phí rất nhiều sức lực của
mọi người, lãng phí của cải.
Cơ hội có thể là tốt có thể là
xấu, không thể không có cơ hội.