VII.- Kết luận
Nho giáo có nói: “ Tính
Tương cận, tập tương viễn “ nghĩa
là khi sống đúng với bản tính con người thì mọi con người thông cảm nhau,mà gần
gủi nhau, đến khi phân tán ra sống nhiều nơi, con người ở những nơi khác nhau
có những tư tưởng khác nhau, thói tục khác nhau, tôn giáo khác nhau, hành động
khác nhau, nếu không biết quy về bản tính để hiểu nhau thì mới bị xa cách nhau,
do cái khác biệt trong cuộc sống, cuộc sống bị phụ thuộc vào địa
phương, đó là “ Tập tương viễn “.
Ngày nay nhân loại đã
bị phân hoá đến cùng độ, đến nỗi các tôn giáo cũng đã đánh mất bản chất của
mình, chỉ còn lại cái vỏ hình thức, nên mới xẩy ra sự tranh dành, gây rối với
nhau, đến nỗi các tôn giáo cùng một gốc mà cũng gây chiến tranh với nhau liên
miên, thậm chí có những ngưởi nhân danh tôn giáo mang bom giết chính mình để
giết cho được nhiều người khác, sở dĩ có tình trạng như thế là vì đã đánh mất
gốc, mất“Tính tuơng cận “,
tức là đánh mất nguồn Tâm linh của mình . Khốn nỗi
ngày nay chẳng còn có tôn giáo nào được tinh tuyền làm gương, nên chẳng thuyết
phục được ai!
Nhân
loại chỉ được cứu khi biết tìm về cái nguồn gốc chung:
Nơi Trần thế là : 2=
1 ( biết tiến hóa để tu thân mà sống hoà với nhau ) và 3=1: tu luyện tinh hoa
của Trời Đất để trở thành con người Nhân chủ .
Đó
là nguồn Thái hòa của Dịch lý - Thiên lý -.
Nhất là phải luôn trở
về gốc Tâm linh, ( 5 = 1 )- nguồn Nhân nghĩa, tức là lòng Nhân ái và
lẽ Công bằng hay Bác ái Công bằng hay Bi Trí - thì khi đó ánh bình minh hoà
bình mới tỏa sáng được.
Hay một cách khác khi
nào “ Tính tương cận và Tập tương viễn “ của Nhân loại khắp nơi được giao hoà thì
khi đó mới mong có Thế giới hoà bình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét