Trên thế giới ngày nay có vô số tôn giáo,
tuy là vạn giáo, ta thường nghĩ khác nhau, nhưng nếu ta chịu khó tìm về cơ cấu
thì tất cả đều cùng chung một Lý. Chúng tôi dựa theo quan niệm của
Việt Nho là thứ Nho có cơ cấu từ nền văn hoá Hoà bình để tìm hiểu mối nhất quán
của Vấn đề.
Chúng tôi thấy Nhất lý
đây Lý Thái cực, tức là Lý của “ Nhất lý thông vạn lý minh “ : Khi nắm vững được
chân lý Mẹ này thì mọi lý lẻ tẻ sẽ được soi sáng. Lý Thái cực là “Đại
đạo Âm Dương hòa “ của Nho giáo. Đối với Việt Nam thì
là “ Tiên Rồng gặp nhau trên cánh đồng Tương “.
Nguồn gốc của Nhất Lý
này xuất phát từ Huyền thoại ở Thái Bình Dương của nền Văn hoá Hòa Bình. Khi
hiền triết Tanê lên thăm kho trời được ban cho 3 thúng khôn và 2 thùng quyền
lực. Ta có thể hiểu 3 thúng khôn là nguồn Tình và 2 thúng quyền lực
thuộc về Lý, hay cũng có thể gọi là Nhân trí. 2, 3 là cơ cấu của nền
Văn hoà Đông Nam .
.
Hai con số 2 và 3
không phải là những con số đo đếm toán học, mà là bộ huyền số 2 – 3 của
nền Văn hoá Đông Nam, Tổ tiên chúng ta gọi là “ Vài Ba “. Bộ
huyền số này rất quan trọng, vì đây là cơ cấu của nền Văn hoá Đông Nam . Ta đã biết
Đức Khổng Tử đã thuật lại nền Văn hoá “ Khoan nhu “ của phương Nam, tức là Nho
giáo nguyên thủy, Vì Ngài chưa tìm ra cơ cấu, nên sau đó Nho giáo được gọi là
Khổng giáo bị xuyên tạc, bị thất truyền mà biến thành Hán Nho bá đạo.
Cũng như ngôi nhà có
floor plan bằng họa đồ thì nền Văn hoá cũng có cơ cấu là bộ huyền số làm nền
tảng. Khi ngôi nhà đã có floor plan ( cái nền ) thì ngôi nhà không thể
thay đổi mà chỉ xây cao hay thấp hơn mà thôi. Khi nền Văn hoá đã có bộ huyền số
thì không thể xuyên tạc được, miễn là mình có thể gán cho bộ huyền số đó những
ý nghĩa thích hợp. Những con số mang tính chất cộng thông của nhân loại, khi
nhìn vào các con số thì con người ở đâu cũng hiểu như nhau, ngoài ra con số lại
rất trừu tượng, phạm vi của nó rất bao la, từ khi tìm ra số đại số ( interger
number: + & - ) cũng như hệ thống nhị phân ( nền của Dịch lý ) thì ngưòi ta
đẩy toán học lên những bước rất xa.
I.- Số 2
Số hai ( 2 ) là cặp
đối cực Âm Dương, Âm Dương tổng quát hoá các cặp đối cực trong Vũ
trụ, các cặp đối cực nào có độ cách biệt nhau thích hợp ( Theo Dịch Lý là Tham
Thiên Lưỡng Địa tức là tỷ lệ 3/2: Trời 3, Đất 2 ) thì níu kéo nhau
và xô đẩy nhau mà đạt thế quân bình động, khi đạt thế quân bình động,thì vạn
vật tuy luôn tiến hoá nhưng vẫn trường tồn. Đây là nền tảng của Dịch lý, Dịch
lý là nguồn sinh sinh hoá của vũ trụ. Khi cặp đối cực đạt thế
quân bình động thì ta có nét lưỡng nhất, mà nét lưỡng nhất là nền tảng của văn
hoá thái hòa hay sợi chỉ xuyên suốt nền văn hoá Việt. Chủng Việt
có vật biểu kép là Tiên Rồng, Tiên Rồn là nền tảng của Việt Dịch, Việt Dịch
cũng là nền Văn hoá siêu việt. Còn các nước khác trên thế giới chỉ có một vật
biểu, mà là vật biểu Dương, theo Dịch Lý thì “ độc Dương bất thành “. Đây
là cách phân biệt nền văn hoá lưỡng hợp hai chiều theo Dịch lý, mang tính chất
thái hòa của nền văn hoá Nông nghiệp. Con các nền văn hoá Du mục
khác thì Duy Lý một chiều, nền tảng của cá nhân chủ nghĩa, nên dễ bị mất câm bằng
mà đi tới cảnh chia ly phân hóa.
2 là cặp đối cực,
nhưng khi đã đạt thế quân bình động thì tuy 2 mà vẫn là 1:
2 = 1 : Thái cực nhi
Vô cực
II.- Số 3
Số ba ( 3 ): 1 Trời 2
Đất, 3 Người, con Người là nơi hội tụ hay là tinh hoa của Trời Đất. Theo Nho
thì:” Nhân giả kỳ Thiên địa chi đức, Âm Dương chi giao, Qủy Thần chi hội, Ngũ
hành chi tú khí: Con Người là đức của Trời Đất, nơi Âm Dương giao hòa, chốn hội
tụ của Qủy Thần, cũng như tú khí của Ngũ hành. Đây
là cách con người tìm cách định vị trí của mình trong Trời Đất để mà hành xử
mọi sự cho êm xuôi tốt lành, nếu không biết sắp xếp vị trí mình trong vũ trụ
cho ổn, thì không khỏi gây ra trắc trở hỗn loạn, gây ra nhiều nan đề
cho cuộc sống, nan đề đây là hỗn loạn bất hòa. Do vậy mà Kitô giáo
có Sáng thế ký theo mạc khải, Nho giáo thì có Sắp thế ký, tự mình xếp đặt vị
trí cho mình, Bàn Cổ, Phù Đổng, Hùng vương là con người to lớn có công “ Sắp
thế ký “.
Con người muốn sống
hoà với nhau thì phải đối xử công bằng với nhau:” phải Người phải Ta
“, muốn sống theo lẽ đó thì phải biết qúy trọng và yêu thương nhau. Có lẽ vì
vậy mà Phật giáo nhìn mọi con người đều là Phật sẽ thành, Kitô giáo thì thấy
trong mỗi con Người có đền thờ Chúa ngự, còn Nho giáo thì con Ngưòi là tinh hoa
của Trời Đất. Nhờ sống theo quan niệm này mà con người Phật giáo phải tu dưỡng
lòng Từ bi, người Kitô giáo lòng bác ái, con Người Nho
giáo thì Lòng Nhân ái, tuy danh xưng có khác nhau, nhưng bản chất vẫn là lòng
qúy trọng và yêu thương mọi người.
Con người là tinh hoa
của Trời Đất, tuy là 3 nhưng vẫn hội tụ làm 1 nơi con người, nên: 3 = 1.
Con
số huyền niệm 3:Nơi đồng quy và Thù đồ của các Tôn giáo
Số Độ: 3 là con số
huyền niệm ( biểu tượng ) . 3 là con số lẻ đầu tiên được gán cho là
số Trời: Thiên; 2, số chẵn là số Đất: Địa. 1 là số được diễn tả khi
chưa bị phân cực. 3 là con số hoàn hảo, diễn tả cái toàn thể, sự
hoàn mỹ.
Đồ hình: Cũng vậy Đồ
hình hình tháp Tam giác cũng diễn tả ý ấy: tuy 3 góc 3 cạnh,3 tam giác nhưng
vẫn quy kết được vào 1 Đỉnh.
.
Cây Phủ Việt ( Bộ số 2 – 3 )
Thái cực viên đồ ( 2-1 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét