17 thg 7, 2011

Rất lo lắng

Gánh hai vai "nợ nước thù nhà"
Như gánh cả sơn hà nguy biến
Tâm tình người nặng lòng vì nước
Dòng giống Tiên Rồng vẫn liệt oanh

Phi Vũ
07/17/11

bình tĩnh

nếu thấy gió độc

trái tim nóng

cái đầu lạnh

không nên chửi bậy

dễ vi phạm luật

kẻ xấu lợi dụng bắt bớ

gió độc


Vô tình phát tán luồng gió độc?
QĐND - Chủ Nhật, 17/07/2011, 21:44 (GMT+7)
Ảnh minh họa/Internet
QĐND - Mấy năm gần đây, xuất hiện hiện tượng một số văn nghệ sĩ, nhà báo, chuyên gia, nhà quản lý... lập blog cá nhân và nổi tiếng từ blog với lượng truy cập không kém gì báo điện tử. Tuy nhiên, không ít người đã để cho blog của mình trở thành nơi phát tán những luồng gió độc, gây hại cho xã hội và cộng đồng...
Vô tình hay cố ý?
Theo Tổng cục Thống kê, tổng số người sử dụng internet tại Việt Nam tính đến cuối tháng 11-2010 là 27,3 triệu người, chiếm khoảng 31,7% dân số. Trong đó, theo ước tính từ Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện ở Việt Nam có khoảng hơn 3 triệu blog và số lượng này không ngừng tăng lên. Với tư cách là một trang ghi chép cá nhân trên internet, việc tạo lập dễ dàng, miễn phí, có thể đưa được nhiều bài, ảnh, phim, nhạc, tạo diễn đàn... blog có sức hút rất lớn.
Song cũng chính từ đây, đã có không ít blog đã trở thành nơi phát đi những luồng gió độc. Bên cạnh những bài có nội dung tốt có không ít bài với nội dung xấu, thiếu đúng đắn cả về lập trường chính trị, văn hóa; lời lẽ có khi không khác một tờ báo hải ngoại phản động. Một nhà thơ khá nổi tiếng lập ra một blog với 13 chuyên mục khác nhau, có nhiều thông tin rất đáng đọc, nhiều bài khá hay. Nhưng thật tiếc, thỉnh thoảng trong vườn hoa nhiều sắc màu ấy lại len lỏi những cây nấm độc. Có khi là một bài báo kích động hận thù dân tộc, có khi lại là một bức thư ngỏ kèm lời bênh vực một nhân vật phạm pháp, thậm chí có cả những bài với nội dung rất xấu độc được “copy” về từ một trang web hải ngoại.
Chủ nhân của những blog kiểu như trên, có cả những người hiện vẫn đang công tác tại các cơ quan Nhà nước, đoàn thể xã hội hoặc các cơ quan báo chí. Đáng buồn hơn, có người là nhà báo, bình thường vẫn tác nghiệp, viết bài theo chuẩn mực chính thống cho đăng lên báo của mình. Nhưng rồi, ở phía sau, qua blog cá nhân, chính họ lại có những bài viết khác, bộc lộ những thông tin với quan điểm hoàn toàn trái ngược, thậm chí cả những “bí mật” mà lẽ ra với lương tâm, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, họ không nên công bố. Không ít người, bản chất vốn không phải là người xấu và cũng không hề có quan hệ với các thế lực phản động nhưng chỉ vì sĩ diện cá nhân, muốn được nổi tiếng thông qua blog, muốn blog của mình cũng có “số má” bằng lượng truy cập lên tới hàng triệu lượt nên đã cố tình tìm kiếm, đưa những thông tin giật gân, hậu trường chính trị, lá cải... mà không lường hết hậu quả của chúng.
Thật đáng tiếc, hiện nay, trên nhiều trang web, diễn đàn phản động từ nước ngoài, các thế lực thù địch đã “đánh hơi” thấy sự nở rộ các loại blog kiểu này và lập tức quảng bá, giới thiệu một loạt danh sách các blog “hot” từ Việt Nam. Trong danh sách mà chúng cho là “cùng hội cùng thuyền” đó, thật đáng buồn có cả những văn nghệ sĩ, nhà báo, nhà khoa học nổi tiếng trong nước. Họ có thể không hề tiếp tay cho các thế lực đó, song đã bị lợi dụng bởi những bài viết vô tình phát đi “luồng gió độc”.
Bài học quản lý, lương tâm và trách nhiệm
Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28-8-2008 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet, trong đó có các quy định rõ đối với việc quản lý blog và cũng đã có một vài chủ blog phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi vi phạm pháp luật nhưng thế giới blog hiện vẫn là “miền cỏ hoang” cần thanh lọc hơn nữa. Vẫn biết rằng, blog là môi trường mang tính tự do cá nhân cao và hoạt động của các văn nghệ sĩ, nhà khoa học cũng đòi hỏi tư duy độc lập sáng tạo, mang đậm dấu ấn phong cách cá nhân... nhưng không thể vì thế mà để blog trở thành nơi tùy tiện phát đi những nội dung xấu độc. Hiện nay, vẫn còn nhiều “lỗ hổng” xung quanh vấn đề này. Ở Việt Nam, có tới 70% người dùng sử dụng blog từ nhà cung cấp Yahoo và hiện nay, một số lượng lớn khác sử dụng từ nhà cung cấp Google. Tuy nhiên, hai nhà cung cấp này lại đều là nhà cung cấp nước ngoài, chưa phải chịu những cam kết phối hợp quản lý chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong nước.
Có thể tham khảo kinh nghiệm quản lý từ những nước từng quản blog “rất chặt” như Trung Quốc và Ma-lai-xi-a, họ đều yêu cầu chủ nhân blog công bố danh tính, nơi ở cùng nhiều quy định chặt chẽ khác. Gần đây, đã có bạn đọc phản ánh việc có blog yahoo 360plus đưa tin phản động. Bạn đọc đã dùng chức năng báo cáo của blog 360plus để báo cáo về những blog này, nhưng cả 5 lần thực hiện đều không thấy phản hồi mà nhà cung cấp lại gửi bản tin tự động yêu cầu phải báo cáo bằng... tiếng Anh và theo luật pháp của... Xin-ga-po, do nhóm phát triển dịch vụ nằm ở Xin-ga-po. Đó là điều vô lý vì yahoo plus là một sản phẩm chỉ dùng cho thị trường Việt Nam, do Yahoo Việt Nam quản lý thì phải tuân thủ đầy đủ luật pháp của Việt Nam. Không thể để các nhà cung cấp đứng ngoài cuộc và thiếu trách nhiệm như vậy!
TS Nguyễn Tử Quảng, Giám đốc Trung tâm an ninh mạng BKIS từng cho biết, về mặt kỹ thuật, hoạt động của những chủ nhân blog trong nước, nếu tham gia những việc phạm pháp, dù tinh vi đến đâu cũng đều có thể bị phát hiện nhờ biện pháp kỹ thuật. Thế nhưng, với những blog có “rác đen”, “nấm độc” mà chúng tôi đề cập trong bài viết này, ranh giới giữa vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức nghề nghiệp, trái lương tâm, đạo lý đôi khi là khá mong manh. Có thể có những sai phạm do vô tình, có thể có những sai sót chưa đến mức độ truy cứu pháp luật.
Vì vậy, điều quan trọng nhất là mỗi chủ nhân blog, nhất là với danh dự, uy tín của người nổi tiếng, càng phải đề cao trách nhiệm trước cộng đồng, trước xã hội cũng như trước cơ quan, đơn vị nơi mình đang công tác. Chỉ có sự tự giác “tự thanh lọc” của họ mới là điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất giúp blog không còn “nấm độc”.
Về phía các cơ quan, đoàn thể, hội nghề nghiệp... cũng cần phải quan tâm hơn trong việc quản lý blog cá nhân thành viên trong đơn vị mình, nhất là khi có nội dung liên quan trực tiếp đến lĩnh vực quản lý. Ở một khía cạnh khác, cùng với xử lý, ngăn chặn cái xấu thì đã đến lúc biểu dương, khen thưởng những blogger nổi tiếng và có đóng góp tích cực cho cộng đồng, nhân lên nhiều blog hay và đẹp cũng là việc cần làm.
NGUYỄN VĂN MINH

Nóng lạnh


“Cần có trái tim nóng và cái đầu lạnh”
QĐND - Chủ Nhật, 17/07/2011, 21:35 (GMT+7)
QĐND- Thế giới và khu vực bước vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI với biết bao phức tạp, rối ren. Sau những năm tháng tưởng như hưng thịnh vào đầu những năm 2000, tới cuối thập kỷ bỗng bùng phát cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ và suy giảm kinh tế toàn cầu tồi tệ nhất trong 80 năm. Cho tới nay, kinh tế thế giới vẫn chưa vực dậy được. Một loạt nước châu Âu tưởng như rất giàu sang bỗng đứng trước nguy cơ vỡ nợ, thậm chí nước giàu nhất thế giới là Mỹ cũng thành "Chúa Chổm". Sau sự lụn bại đó, kinh tế thế giới đang trải qua một cuộc đại phẫu: Từ cơ cấu sản xuất, tiêu dùng, tài chính-tiền tệ cho tới chính sách, cơ chế quản lý; sức mạnh các nền kinh tế và quan hệ kinh tế quốc tế đang được xếp sắp lại... Về chính trị-an ninh, thế giới đang chứng kiến hai cuộc chiến tranh nóng kéo dài ở I-rắc và Áp-ga-ni-xtan, sự xáo động xã hội dữ dội ở Trung Đông, Bắc Phi, không ít cuộc khủng bố, xung đột, căng thẳng về chủ quyền lãnh thổ và tài nguyên, kể cả trên Biển Đông; sức mạnh các quốc gia và bàn cờ quốc tế đang chuyển dịch mạnh.
Những diễn biến dồn dập về cường độ, rộng lớn về phạm vi, sâu sắc về ý nghĩa nói trên cho thấy cục diện thế giới ẩn chứa rất nhiều nhân tố bất định đòi hỏi mọi quốc gia, trong đó có nước ta, phải tỉnh táo nắm bắt, chọn lựa chính xác cách hành xử thích hợp.
Nhìn nhân tình thế thái mới, có lẽ nên ôn lại và vận dụng thật tốt những bài học của nền ngoại giao Hồ Chí Minh để ứng phó với cái “vạn biến” đang diễn ra.
Trong hơn 65 năm qua kể từ sau Cách mạng Tháng Tám, nước ta đã phải trải qua biết bao thử thách, biết bao thời khắc hiểm nguy: Nào là thù trong giặc ngoài khi nước Việt Nam độc lập còn trong trứng nước, nào là mấy cuộc kháng chiến chống ngoại xâm liên tiếp và kéo dài, nào là tình thế bị bao vây cô lập hơn một chục năm trời. Thế nhưng nhân dân ta đã vượt qua được tất thảy, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của hoạt động ngoại giao. Ngày nay, lực và thế của nước ta đã khác hẳn trước, há nào không xây dựng và bảo vệ thành công đất nước? Ôn cựu, trước hết là ôn lại và củng cố niềm tin; không có nó thì chẳng làm nên điều gì!
Niềm tin ở đây không phải là mù quáng mà dựa trên những bài học của quá khứ, sự nhận diện một cách khoa học, tỉnh táo hiện tại và đoán định tương lai.
Các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và 8 nước đối tác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương bàn về vấn đề hòa bình trong khu vực, khi tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng đầu tiên, được tổ chức tại Hà Nội tháng 10-2010. Ảnh tư liệu
Trên chặng đường nào cũng vậy, điều then chốt là xác định cho trúng và kiên trì cái “bất biến”, hay nói một cách khác là cái lợi ích chính yếu của đất nước. Ngày nay, phải chăng cái “bất biến” đối với nước ta là “lợi ích kép”: Giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời duy trì sự ổn định chính trị-xã hội trong nước và môi trường quốc tế thuận lợi để tập trung vào nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế-xã hội. Hai vế đó gắn bó mật thiết với nhau, tác động qua lại và là tiền đề của nhau. Nói một cách hình tượng thì hai vế đó giống như hai cái cánh của một con chim; gẫy cánh nào chim cũng không bay nổi.
Đối với mọi quốc gia, lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, giữ vững độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ luôn luôn là nghĩa vụ thiêng liêng; không bảo vệ được chúng thì khỏi nói đến chuyện phát triển. Ngược lại, không nỗ lực tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi nhất để phát triển đất nước, tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia thì cũng không lấy đâu ra “thực lực” và không thể tạo dựng được “vị thế” cần thiết để bảo vệ đất nước. Do đó bất luận thế nào, về phần mình, chúng ta cần chủ động “ứng vạn biến” để bảo vệ trọn vẹn cả hai vế. Đương nhiên, làm được như vậy không dễ vì có những nhân tố không tùy thuộc vào bản thân chúng ta. Nhưng càng khó chúng ta càng cần huy động nguồn trí tuệ và sự khôn khéo vốn có của trường phái ngoại giao Việt Nam mà Bác Hồ là một biểu tượng sáng ngời.
Khéo gì thì khéo vẫn phải có thực lực cả về vật chất lẫn tinh thần, hữu hình lẫn vô hình. Chỉ có vậy mới vận dụng được bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Sức mạnh dân tộc, trước hết nằm ở sức mạnh kinh tế và quốc phòng-an ninh. Để củng cố sức mạnh ấy, đương nhiên Nhà nước gánh trách nhiệm lớn song rất cần sự đồng lòng, nhất trí và sự đóng góp thiết thực của mỗi người chúng ta bằng những hành động cụ thể. Lòng yêu nước lúc này cần được thể hiện không chỉ bằng những lời nói mà trước hết trong những việc làm góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh.
Bên cạnh sức mạnh vật chất, dân tộc ta vốn có những sức mạnh vô hình, nhiều khi còn lớn hơn sức mạnh vật chất. Đó là sức mạnh chính nghĩa, truyền thống yêu nước và tinh thần đoàn kết dân tộc. Vốn bị áp bức, đè nén, xâm lược, bao vây, nghèo nàn, nhân dân ta luôn theo đuổi những mục tiêu chính đáng: Quyền được sống trong điều kiện độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, được an hưởng hòa bình, có được cuộc sống ấm no hạnh phúc, có quan hệ hợp tác hữu nghị với mọi dân tộc trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi dựa trên luật pháp quốc tế. Tính chính nghĩa của những mục tiêu theo đuổi tạo nên sức mạnh tinh thần, quy tụ ý chí toàn dân tộc, đồng thời tranh thủ được sự đồng tình của mọi người có lương tri trên thế giới.
Tinh thần yêu nước cháy bỏng và khối đoàn kết dân tộc được hun đúc qua hàng ngàn năm giữ nước, thường được thể hiện mạnh mẽ mỗi khi đất nước gặp khó khăn thử thách. Lúc này đây, truyền thống yêu nước và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc cần được quy tụ vào việc bảo đảm cả hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mọi hành vi, cho dù xuất phát từ những động cơ rất trong sáng, nhưng vô hình trung tạo ra sự phân tâm hoặc bất ổn xã hội, gây trở ngại cho việc củng cố tiềm lực, triển khai chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa đều có thể làm cho sức mạnh dân tộc bị suy yếu, chỉ có lợi cho những người muốn thấy một nước Việt Nam yếu và chia rẽ.  Đó là chưa kể một số kẻ mưu toan “đục nước béo cò”, lợi dụng nhiệt huyết của các tầng lớp nhân dân để phục vụ cho những tính toán riêng của họ.
Nhân dân ta còn có một sức mạnh khác mà không phải dân tộc nào cũng có. Đó là mối cảm tình, sự tôn trọng của nhân dân thế giới do ý chí đấu tranh kiên cường, sự hy sinh lớn lao và những cống hiến quý báu vào sự nghiệp độc lập dân tộc trong quá khứ cũng như thái độ đầy trách nhiệm và những đóng góp tích cực cho hòa bình, hợp tác và phát triển hiện nay.
Hoạt động ngoại giao tích cực, chủ động, linh hoạt với tinh thần rộng mở và thái độ trách nhiệm cao, ra sức đóng góp cho sự nghiệp hòa bình, hợp tác phát triển chung của khu vực và thế giới, qua đó thu phục lòng người có thể tạo nên “sức mạnh mềm” có lợi cho việc củng cố thế và lực của đất nước. Thực tiễn lịch sử cho thấy, trong khi “lực” chưa mạnh đủ mức nhưng tạo được “thế” thuận lợi thì lực sẽ được nhân lên bội phần. Trước đây đã vậy, ngày nay không khác.
Trong hoàn cảnh hiện nay, sức mạnh thời đại thể hiện trong khát vọng của nhân dân thế giới về hòa bình và hợp tác để phát triển, về một trật tự chính trị và kinh tế quốc tế bình đẳng, cùng có lợi dựa trên những chuẩn mực của luật pháp quốc tế. Xu thế toàn cầu hóa tạo nên tính tùy thuộc lẫn nhau, lợi ích đan xen. Mọi quốc gia lớn nhỏ đều phải cân nhắc thiệt hơn trong sự hành xử của mình nếu đi ngược lại những chiều hướng đó.
Những ước nguyện chính đáng của nhân dân ta bắt gặp ý nguyện và xu thế chung của nhân loại tạo nên sức mạnh to lớn, giúp nhân dân ta vượt qua những khó khăn, thử thách mới.
Kiên trì, nhất quán theo đuổi đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ đi liền với chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa là một bài học lớn nữa đem lại thành công trên mặt trận ngoại giao. Thực tiễn mấy chục năm qua cho thấy, ta chỉ có thể thành công nếu kiên trì đường lối độc lập, tự chủ, ra sức huy động sức mạnh và trí tuệ của bản thân đi đôi với việc nỗ lực tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc tế rộng rãi nhất có thể và thực thi một chính sách đối ngoại khôn khéo, tạo dựng thế đứng cơ động, linh hoạt, không để bị lợi dụng hoặc rơi vào thế cô lập. Mặt khác, thực tiễn cũng cho thấy, mỗi quốc gia đều có lợi ích và tính toán riêng, do đó không phải một lần những vấn đề liên quan tới lợi ích của nước ta đã được đem ra xếp sắp, trao đổi trên bàn cờ quốc tế. Ngày nay, bài học này vẫn còn nguyên giá trị. Muốn tránh lặp lại tình trạng này, không có cách nào khác ngoài việc phát huy cao độ tinh thần tự lực tự cường, kiên định, nhất quán theo đuổi đường lối độc lập tự chủ và chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa.
Các quốc gia tuy chia sẻ một số lợi ích chung song luôn có những lợi ích riêng, nhiều khi “vênh nhau”, thậm chí trái chiều nhau, nên trong quan hệ quốc tế luôn diễn ra quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh nhưng không nhất thiết lúc nào cũng đưa tới xung đột quân sự. Quan hệ quốc tế của nước ta cũng không phải ngoại lệ. Vấn đề chỉ là xử lý thế nào cặp quan hệ đó cho có lợi nhất đối với đất nước. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, muốn vậy cần tìm mọi cách hạn chế tới mức tối đa những mâu thuẫn, xung khắc, đối đầu, song song với những cố gắng không mệt mỏi thúc đẩy sự hợp tác với mọi quốc gia trong khi vẫn tự chủ, không rơi vào thế phụ thuộc. Nếu xảy ra khác biệt, xung đột lợi ích thì con đường tốt nhất là thông qua đối thoại, thương lượng để giải quyết; vấn đề gì liên quan tới hai nước thì thông qua kênh song phương, vấn đề liên quan tới nhiều bên thì thông qua kênh đa phương, kể cả các tổ chức khu vực và toàn cầu. Điều này cũng phù hợp với xu thế đa phương trong thế giới ngày nay.
Mặt khác cần kiên trì, khôn khéo đấu tranh bảo vệ những lợi ích chính đáng của mình, song cố tránh đi tới xung đột trực diện gây phương hại cho yêu cầu giữ vững môi trường quốc tế thuận lợi để phát triển và thế cơ động trong quan hệ quốc tế. Một nét đặc sắc không chỉ về ngoại giao mà cả trong truyền thống của dân tộc ta là tính nhân văn, luôn phân biệt rõ cái thiện, cái ác, luôn coi nhân dân các nước xâm lược nước ta là bạn, là đồng minh và rất xa lạ với những biểu hiện dân tộc hẹp hòi, kích động hằn thù mù quáng. Có thể nói, phương châm “thêm bạn bớt thù” của ông cha ta tiếp tục là một công cụ hữu hiệu trong quan hệ quốc tế ngày nay.
Nói tóm lại, tình hình càng phức tạp chúng ta càng cần phải vận dụng nhuần nhuyễn những truyền thống, những bài học lớn đã thu lượm được trong suốt chiều dài lịch sử từ ngày Nhà nước Việt Nam mới ra đời đến nay. Dũng khí cần song hành với mưu lược, nhiệt huyết cần đi đôi với sự tỉnh táo, có trái tim nóng chưa đủ mà cần có cái đầu lạnh.
VŨ KHOAN, Nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó thủ tướng Chính phủ

Bác Vân trên log bác Diện

KTS Trần Thanh Vân nói... Thứ nhất: Những người này có tình cảm và tâm hồn thật trong sáng. Họ coi việc bị bắt như một trò đùa. Thứ hai: Anh em công an phải chấp hành bất đắc dĩ lệnh bắt bớ này KHÔNG CÓ TÂM ĐỊA gì cả, nên họ làm cho qua chuyện. Hơn nữa, họ quá hiểu lệnh đó là sai và... họ sợ đến một lúc nào đó họ bị nhân dân lôi ra hỏi tội. Thôi, vì miếng cơm thì phải chấp hành, nhưng cố tích một chút phúc cho con cái sau này. 19:08 Ngày 17 tháng 7 năm 2011

Lại nghĩ về cục

Cục giao thiệp , ngày xưa là bộ lễ , rồi cục học , ngày nay thiên nhiên rất quan trọng mà chỉ có cục thôi , không có cái bộ không gian sinh tồn , thảo nào mà người ta đứng ngồi không yên . Cái ông “tôi rất yên tâm” chắc ông ấy đủ tiền đi khắp thiên hạ , sống ở đâu cũng được nên mới yên tâm , chứ người ta ai mà yên tâm cho được . Nó trồng khoai , trồng rừng , trồng nhân sự cấp cao , trồng giàn khoan , ai mà ăn ngon ngủ yên được để mà giơ chân giơ tay khẳng định , phán quyết , phá cái này , xây cái kia mà không sợ gì . Trời đánh thánh vật - rất mong vậy .

Các cục





Cách sắp xếp của triều đình có khi làm nhầm lẫn , gọi là
bộ nhưng chính xác là có các cục sau :

Cục giao thiệp

Cục nhân sự

Cục pháp

Cục kế

Cục tệ

Cục công

Cục nông

Cục thông

Cục xây

Cục thiên nhiên

Cục tin

Cục cứu trợ

Cục du

Cục nghệ

Cục học

Cục y

Cục tộc

Cục giấy

Cục ngân

Cục tra

Do trưởng bộ vật lực làm chủ tịch hội đồng các cục . Nếu
thực tâm vì đất nước với 20 cục này làm cho đất nước tươi
tốt lắm . Các cục cứ theo tên gọi của mình mà làm , làm
việc ở đâu chứ làm ở đồng quốc dễ ẹc , đâu cứ đụng tý lại
từ chức . Tương đương với cục còn có 61 quan tri phủ , loại ra
2 quan tri phủ quan trọng xếp vào hàng bộ . Ở dưới triều
đình có 63 cục thành ra chỉ còn 61 cục , còn 2 cục xếp hàng
bộ đưa về triều . Cứ nhìn vào hệ thống này thì việc gì mà
chả xong , tại sao dân cứ kêu than . Hay bọn nào lại xui dân
nổi loạn rồi . Làm việc quan là cứ phải đề phòng , cẩn tắc
vô áy náy . Trên có bộ , dưới có cục , mưa móc vua ban quốc
gia thịnh trị , đất nước thái bình , trăm họ yên vui , quả là
tổ tiên nhìn xa trông rộng để cho ta một cơ ngơi hoành tráng ,
ăn không biết đến khi nào mới hết .

Nếu cứ thế

Sau hội quốc , hình thức hóa một số bộ cục , triều đình chính thức có bộ máy mới . Các yêu cầu của cuộc sống rất nóng bỏng , vua và các bộ , cục không cần dưới báo vẫn rõ tình hình . Hội đồng trưởng bộ lại họp , bộ cục và các phủ lại họp ; không có gì thay đổi được , đó là nồi cơm , thay đổi là mất nồi cơm , mất cần câu . Rách đâu vá đấy , may áo mới không có khả năng rồi , vá víu quen rồi , cứ thế mà vá . Giới sĩ lại tiếp tục bức xúc , lần này là một bản tuyên cáo không công nhận triều đình , vì triều đình không đạt các chuẩn tối thiểu của thiên hạ , cộng đồng đã rất rộng lượng , bằng mọi cách có thể , để cảnh báo , để trợ giúp , để góp sức người , sức của giải quyết khó khăn do quá khứ để lại . Con vịt , con vịt nước dội không ướt đầu . Chấm dứt từ đây , đường ai ai đi ai đi , cộng đồng tuyên bố hiện trạng không có triều đình và tự tìm cách cử người ra lo những việc công cộng . Mong rằng đây chỉ là cơn ác mộng không có thật .

Chiến tranh thế giới thứ 3


17/07/2011 | 14:39

Trung Quốc triển khai tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân

Dân Việt – Hãng tin Kyodo của Nhật dẫn nguồn tin từ báo chí Hồng Kông cho hay, Hải quân Trung Quốc đã triển khai một tàu ngầm thế hệ mới trang bị tên lửa đạn đạo có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân.

Tàu ngầm lớp Tống của Trung Quốc.
Giới chuyên gia quân sự cho rằng nhiệm vụ chính của tàu ngầm lớp Thanh (Qing) là để thử nghiệm các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm nhằm phục vụ cho hai tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân chiến lược lớp Tống(Jin) mà Trung Quốc đang sở hữu.
Tàu ngầm lớp Thanh có thể trang bị sáu tên lửa đạn đạo, tầm bắn khoảng 8.000km. Nếu được trang bị tên lửa hành trình, tàu ngầm lớp Thanh có thể đe dọa đến các hàng không mẫu hạm của Mỹ.
Tàu ngầm lớp Thanh được cho là chế tạo tại một xưởng đóng tàu ở thủ phủ Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, và thả neo tại một bến tàu ở thành phố Thượng Hải. Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh chưa đưa ra bất kỳ thông báo chính thức nào về sự hiện diện của loại tàu ngầm thế hệ mới này.
Theo Kyodo

14:00 | 17/07/2011
Ấn Độ muốn tăng cường sự có mặt ở biển Đông
TP - Sắp tới đây, Hải quân Ấn Độ muốn tăng cường sự có mặt ở biển Đông. Đó là một nhóm khu trục hạm thuộc lực lượng Phòng thủ tên lửa của Ấn Độ.
 
Tàu sân bay INS Viraat của Ấn Độ. Ảnh: janes.com
Hồi cuối tháng 6 vừa qua, Delhi cho biết Hải quân Ấn Độ hy vọng sẽ thiết lập được sự hiện diện thường xuyên của mình tại khu vực này. Theo quan điểm chính thức của Ấn Độ, “với việc thực hiện nhiệm vụ này, Hải quân Ấn Độ sẽ đóng vai trò nổi bật hơn tại khu vực Đông Nam Á là nơi có các đường hàng hải chiến lược chạy qua”.
Như vậy, Ấn Độ - một trong những quốc gia cạnh tranh chính với Trung Quốc trong khu vực - có ý định ngăn cản những kế hoạch lâu dài của Trung Quốc nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình. Việc Trung Quốc có ý định thiết lập sự kiểm soát hoàn toàn đối với tất cả các hòn đảo trên biển Đông - điều này từ lâu đã chẳng còn là chuyện bí mật nữa.
Ngọc Thoa
(Theo Pravda.ru)

Philippines mua tàu chiến lớn nhất trong lịch sử

Tàu chiến lớn nhất từ trước tới nay do Hải quân Philippines sắm mang tên BRP Gregorio del Pilar sẽ bắt đầu hành trình kéo dài ba tuần từ California, Mỹ, tới Philippines ngày 18/7.
Philippines muốn có vũ khí hiện đại của Mỹ

Tàu chiến
Tàu chiến BRP Gregorio del Pilar. Ảnh: inquirer.
Con tàu hạng Hamilton dài 115 m từng là một tàu tuần tra của Lực lượng giám sát bờ biển Mỹ. Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Philippines Eduardo Oban Jr. cho biết phí chuyển giao con tàu là khoảng 10 triệu USD.
Theo hải quân Phillipines, con tàu sẽ được sử dụng để bảo vệ lợi ích quốc gia của họ tại Biển Đông, đặc biệt tại vùng nước gần với các đảo tranh chấp.
Lễ tiễn con tàu ở San Francisco sẽ có sự tham dự của phó đô đốc hải quân Mỹ Alexander Pama và phó tổng lãnh sự Philippines tại San Francisco Wilfredo Santos.
"Lễ tiễn này sẽ đánh dấu hoạt động cuối cùng của tàu BRP Gregorio del Pilar tại Mỹ và khởi đầu cho hành trình mới của nó tới Philippines. Mọi công việc chuẩn bị đã hoàn tất cho chuyến đi kéo dài, khi con tàu xuất phát vào lúc 4 giờ chiều ngày 18/7", Pama nói.
Tàu Del Pilar, hay còn gọi là PF-15, được bàn giao cho chính phủ Philippines vào ngày 13/5. Con tàu với hai tuabin 1.800 mã lực có thể đạt tới tốc độ 52 km/giờ. Tàu chạy bằng động cơ diesel kết hợp với tuabin gas và có một bãi đáp trực thăng, và nhiều phương tiện khác để hỗ trợ hoạt động của trực thăng.
Theo Inquirer, tàu Del Pilar sẽ thay thế chiếc BRP Rajah Humabon - tàu khu trục hạng Cannon được chế tạo từ Thế chiến II - để trở thành tàu chiến lớn nhất của Philippines.
Con tàu ban đầu được Lực lượng giám sát bờ biển Mỹ sử dụng để "ngăn chặn buôn bán ma túy, vận chuyển người trái phép, tìm kiếm và giải cứu, bảo vệ tài nguyên biển", Omar Tonsay - trưởng văn phòng đối ngoại của hải quân Philippines cho biết. "Trong khi đó, Hải quân Philipines sẽ sử dụng con tàu với nhiều mục đích như tuần tra bảo vệ an ninh hàng hải, tìm kiếm và giải cứu. Hơn hết, nó sẽ được triển khai để bảo vệ các vùng lãnh hải".
Gần đây, Philippines liên tiếp buộc tội Trung Quốc xâm lấn vùng biển mà Manila tuyên bố thuộc chuyển quyền của họ.
Song Minh

Gan Đi

http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=15FBaWQ9MTA3MTUmZ3JvdXBpZD0ma2luZD1zdGFydCZrZXl3b3JkPWc=&page=1


GANĐI M. K.:
(Mohandas Karamchand Gãndhi; 1869 - 1948), nhà triết học, nhà hoạt động phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ, người sáng lập hệ tư tưởng và sách lược của chủ nghĩa Ganđi. Từ 1893 đến 1914, Ganđi sống ở Nam Phi; năm 1915, trở về Ấn Độ và sau đó lãnh đạo Đảng Quốc đại Ấn Độ, tham gia đàm phán về độc lập của Ấn Độ (1947). Là nhà yêu nước Ấn Độ, có lối sống khổ hạnh; đã đi khắp nước để tuyên truyền, giải thích nhiệm vụ đấu tranh cho độc lập quốc gia bằng sách lược bất bạo động. Bị chính phủ thực dân Anh đàn áp nhiều lần; được dân chúng Ấn Độ tôn xưng là Mahatma (Mahatma - Tâm hồn vĩ đại). Chủ nghĩa Ganđi là một hệ tư tưởng của chủ nghĩa yêu nước, là cương lĩnh của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, kêu gọi đoàn kết các giai cấp và đẳng cấp, đoàn kết các tín đồ đạo Hinđu (Hinduism) và đạo Hồi, đấu tranh chống lại chính phủ thực dân bằng các phương pháp không bạo lực, như không phục tùng (không thi hành luật lệ của chính phủ), không hợp tác (không làm việc cho chính phủ, tẩy chay hàng dệt nước ngoài bằng cách khôi phục lại nghề sợi thủ công bản địa để tự túc về mặc, vv. ). Sách lược bất bạo động của Ganđi có nguồn gốc sâu xa trong quan niệm "tình thương", nguyên tắc "ahimsa" (ahimsã - không làm hại sinh vật) vốn có trong tư tưởng triết học và tôn giáo của Ấn Độ cổ đại [đạo Jaina (Jainism), đạo Phật]. Năm 1948, bị một tín đồ Ấn Độ giáo sát hại.




Ganđi M. K.

Tệ buôn vua

Tệ quốc là đất phát buôn , gì cũng buôn được , chốt lại buôn vua lời nhất , không buôn được vua , buôn quan vẫn tốt . Từ phêu vương đã bắt đầu phát đạt việc buôn vua tại đồng quốc , lời nhất là buôn tộc vương . Tiếp đến lu vương gặp rất nhiều khó khăn , với tài buôn đã ăn vào máu chắc chắn sẽ thắng , giống như người kế nhiệm lu vương là váo vương lúc nào cũng giương giương tự đắc , tệ quốc luôn chắc thắng về tay . Dân đồng quốc bao nhiêu năm nay toàn dùng hàng giả hàng đểu mà có làm gì được đâu , ho he , bộ máy có sẵn , đổ chút ngoại tệ lại chạy rầm rầm đàn áp đồng bào mình . Ngày mai lại ngày mai , tiếp tục thu , tiếp tục phát xem cái bọn buôn gian bán lận này làm gì , chúng có buôn được vua đồng quốc hay không .

gián tệ

Thứ 6 gián tệ bay sang a2 đồng quốc , gián tệ có một số thông tin báo nguy , không biết có nguy thật không mà thấy hợp lý lắm . Sau đến việc hỏi xem cách phá đồng tình thế nào , tiếp đến là hỗ trợ kinh phí , đưa trực tiếp bằng usd luôn , có các phong bì cho sép lớn xếp nhỏ , người trực tiếp , quân lính phần nào ra phần đó . Xong việc , gián tệ hỏi chiều cuối tuần tính chơi ở đâu đây , nóng nực này chắc đi quốc phú , mùa này mặt trời đang lệch về phương bắc , ở đó nóng hơn . Không phải nhận tiền nhanh vậy đâu , những lần gặp đầu còn chưa thống nhất cách giao dịch , cuối cùng chốt lại , ở nước đồng thì nói tiếng đồng , ở đất tệ nói tiếng tệ . Quan đồng băn khoăn với việc nhận tiền và làm việc , gián tệ nói , anh làm theo lệnh trên , tôi cũng làm theo lệnh trên . Xưa tử không cũng cứ thấy nước nào có đạo thì xin làm quan , vô đạo thì đi , ngày đó nhiều nước để chọn , giờ có đâu mà chọn có vô đạo thì cũng cứ làm , nhiều tiền là được . Mà xưa đồng quốc cũng có người sang tệ quốc làm quan đấy thôi , mới đây là cả làm tướng nữa đấy . Biết rồi , các ông chỉ biết làm việc cho triều đình , triều đình nào cũng được , chúng tôi không chỉ triều đình mà còn tổ quốc nữa . Quốc cái gì , thiên hạ đại đồng , quốc tế vô sản , thế giới rồi cũng thống nhất tứ hải giai huynh đệ như ông với tôi đấy thôi (thâm tâm gián tệ không tin điều mình nói) . Thôi tranh luận làm chi , tôi sẽ lốp by cho ông . Hội đại xong rồi by cái gì . Gián tệ cười to , không có việc gì khó ; mấy quan anh của ông cũng có một tay của tôi đấy . Thôi đi tiêu tiền cái đã , bây giờ sép đi chơi thật khoẻ , mọi việc cứ phone là xong , khỏi cần họp . Tiền mạnh thật , mấy thằng bám đường đâu cần nhắc nhở gì mà làm thật lực , tình hình khỏi cần bọn chúng báo , cứ xem báo của bọn đồng tình là biết hết .

Bài thơ biểu tình


Phi Vũ
www.phivu1956.blogspot.com
And:
www.phivu2.blogspot.com
And:
www.phivu56.wordpress.com
And:
www.my.opera.com/phivu56/blog/



*Dõi bước chân em*
* *
Tặng H.G.


Ta dõi theo bước chân em trong đoàn biểu tình chống giặc
Tiếng chân rầm rập dội vang lịch sử bốn nghìn năm
Như dội vang tiếng hô hào hùng "quyết chiến"
Của Hội Nghị Diên Hồng xưa âm hưởng đến ngày nay
Từ nghìn dặm xa ta dõi bước chân em
Lệ vui trào dâng khi đoàn quân hừng hực lửa
Vẫn khí thế đấu tranh hào hùng từ tiền nhân lưu giữ
Cám ơn người vẫn còn hạo khí Việt Nam!

Phi Vũ
07/17/11

Không cần nữa

Có khi nào người ta không cần nữa.

Tự lo việc chữa bệnh.

Khi được sinh ra đến một văn phòng luật sư nào đó xác nhận ngày sinh tháng đẻ.

Những nhóm người, cộng đồng người tự tổ chức lấy những lớp học cho con cháu mình.

Các bản thỏa thuận hợp đồng với nhau đến các văn phòng luật sư làm.

Các giao dịch mua bán dùng vàng, hoặc những giấy có xác nhận của văn phòng luật sư.

Giữ trật tự có những dịch vụ bảo vệ, cần điều tra làm rõ gì đấy có các dịch vụ điều tra.

Phân xử đúng sai đến các văn phòng luật sư.

Trưởng thành rồi đến những cơ sở sản xuất kinh doanh của xã hội để làm.

Những nhân sĩ trí thức nghiên cứu sản xuất kinh doanh tạo nhiều lợi nhuận ở những vùng heo hút, thu hút lao động và giảm sức ép cho đô thị.

Cộng đồng có những nhóm liên hệ với quốc tế xin viện trợ cho y tê giáo dục.

Sinh hoạt theo lối cổ xưa hạn chế tiêu tốn năng lượng, hạn chế tiêu tốn các loại nguyên liệu.

Quên triều đình đi, đừng đau đầu với họ nữa.

Quốc phòng họ tự lo, an ninh họ tự lo, môi trường họ tự lo, không nên phiền hà đến họ nữa.

Không nên đơn từ, thắc mắc, kiện cáo gì đến họ, cộng đồng tự nhường nhịn bảo ban nhau, tránh phiền đến nhà chức trách.

Khi nào cuộc sống yên bình của cộng đồng bị xâm phạm thì cùng nhau đứng lên giữ.

Xin ảo tưởng một tý trong bối cảnh không nhìn thấy hướng ra.

Cứ đòi

Hiện trạng cộng đồng nhộm nhoạm không thấy tương lai sáng, triều đình cứ đòi làm những việc không thể làm, có cố làm cũng chỉ là phá nát trật tự.

Việc thông tin, phân tích, có kết luận khoa học những việc cần có chứng lý rõ ràng, triều đình giữ chặt lấy việc này góp phần làm cho con người thoái hóa biến dạng.

Việc giáo dục, đào tạo con người, triều đình muốn can thiệp vào tận gốc rễ của nó, thực tế nó biến thành nơi kinh doanh chữ, nơi làm tiền.

Cái cần làm, phải làm, buộc làm là giữ, tạo môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường tinh thần có một trật tự tự nhiên làm nền tảng để mọi người hoạt động một cách bình thường.

Tất tần tật cái gì cũng có quá nhiều bất thường, bất cứ lĩnh vực gì, bất cứ chỗ nào con người cũng cứ phải cảnh giác. Sinh ra triều đình làm gì.

Triều đình thâu tóm nguồn lực cộng đồng để nghiên cứu, tuyên truyền, bạo lực giữ cho được sự tồn tại của mình, thế là chấm hết. Mọi cái khác chỉ là bình phong che đậy những gì bên trong cứ nói ra là bức bối.