17 thg 7, 2011

Gan Đi

http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=15FBaWQ9MTA3MTUmZ3JvdXBpZD0ma2luZD1zdGFydCZrZXl3b3JkPWc=&page=1


GANĐI M. K.:
(Mohandas Karamchand Gãndhi; 1869 - 1948), nhà triết học, nhà hoạt động phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ, người sáng lập hệ tư tưởng và sách lược của chủ nghĩa Ganđi. Từ 1893 đến 1914, Ganđi sống ở Nam Phi; năm 1915, trở về Ấn Độ và sau đó lãnh đạo Đảng Quốc đại Ấn Độ, tham gia đàm phán về độc lập của Ấn Độ (1947). Là nhà yêu nước Ấn Độ, có lối sống khổ hạnh; đã đi khắp nước để tuyên truyền, giải thích nhiệm vụ đấu tranh cho độc lập quốc gia bằng sách lược bất bạo động. Bị chính phủ thực dân Anh đàn áp nhiều lần; được dân chúng Ấn Độ tôn xưng là Mahatma (Mahatma - Tâm hồn vĩ đại). Chủ nghĩa Ganđi là một hệ tư tưởng của chủ nghĩa yêu nước, là cương lĩnh của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, kêu gọi đoàn kết các giai cấp và đẳng cấp, đoàn kết các tín đồ đạo Hinđu (Hinduism) và đạo Hồi, đấu tranh chống lại chính phủ thực dân bằng các phương pháp không bạo lực, như không phục tùng (không thi hành luật lệ của chính phủ), không hợp tác (không làm việc cho chính phủ, tẩy chay hàng dệt nước ngoài bằng cách khôi phục lại nghề sợi thủ công bản địa để tự túc về mặc, vv. ). Sách lược bất bạo động của Ganđi có nguồn gốc sâu xa trong quan niệm "tình thương", nguyên tắc "ahimsa" (ahimsã - không làm hại sinh vật) vốn có trong tư tưởng triết học và tôn giáo của Ấn Độ cổ đại [đạo Jaina (Jainism), đạo Phật]. Năm 1948, bị một tín đồ Ấn Độ giáo sát hại.




Ganđi M. K.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét