3 thg 5, 2011

Tình báo công khai kết luận bí mật

Biệt thự của Bin Laden không điện thoại lẫn Internet Sự thiếu vắng của Internet và điện thoại tại khu biệt thự "triệu đô" đã giúp cho các chuyên gia tình báo quả quyết rằng thủ lĩnh Bin Laden của Al Qaeda đang ở đó. Bên ngoài khu biệt thự của Bin Laden. Theo đó, biệt thự này không có những phương tiện thông tin liên lạc thiết yếu, vì thế đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia tình báo Mỹ trong nhiều tháng giám sát tại đây. Một dấu hiệu khác nữa từ bên trong căn cứ là rác không được mang ra để thu gom xử lí mà được đốt đi. Bin Laden dường như giữ liên lạc với thế giới bên ngoài tại căn cứ ở Pakistan không phải bằng phương tiện công nghệ hiện đại mà là sử dụng hình thức chuyển phát nhanh đáng tin cậy, những người này sẽ nhận và truyền đi những thông điệp cho y. Các quan chức tình báo đã theo dõi lần chuyển phát vào cuối tháng 8 đến căn cứ Abbottabad, cách Islambad, thủ đô của Pakistan 35 dặm. Khi sử dụng hình ảnh vệ tinh và tình báo khác, các quan chức CIA đã phát triển giả thuyết rằng Bin Laden đang ẩn náu bên trong. Rõ ràng sự vắng mặt của các dịch vụ điện thoại và Internet đã làm tăng thêm mối nghi ngờ của họ. Một căn biệt thự 1 triệu đô la nhưng lại không có điện thoại và Internet trong khi những nhà xung quanh đó đều đã có thì quả là điều thú vị và đáng nghi ngờ. Al Qeada vẫn được xem là mối đe dọa lớn của quốc tế khi không có Bin Laden, và sẽ có khả năng là nhóm khủng bố này sẽ không dựa vào các hình thức liên lạc hiện đại để củng cố lại tổ chức. Nhóm cuồng tín này không cần nhiều công nghệ cao để liên kết cùng nhau. Chúng chỉ cần biết đúng người là đủ. Vì thế chúng ta lại càng phải cảnh giác nhiều hơn. Theo PCWorld

Nghề y sẽ có nhiều việc làm

Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay
thương tật (theo Tổ chức Y tế thế giới)


Muốn thương tật thì ra
ngoài đường , không thể không ra ngoài đường.

Vật giá tăng cao làm sao mà thoải mái về thể chất được.

Lo lắng về đời sống làm sao tinh thần thoải mái được.

Còn về xã hội thì khỏi bàn, nếu bàn thì nhiều gương để soi lắm đấy. Soi xem dung nhan đó bây giờ ra sao.

chỉ phục vụ vào mạng

Lộ diện Netbook chạy Chrome OS của Samsung 03/05/2011 16:00 In trang này Đây là chiếc netbook đầu tiên của Samsung chạy hệ điều hành Chrome OS với các chi tiết kỹ thuật khác tương tự như chiếc Cr-48 của Google Chiếc Netbook mang tên mã Alex này chạy hệ điều hành Chrome OS sử dụng bộ vi xử lý lõi kép Atom N550 tốc độ 1.5 GHz, ổ đĩa cứng SSD P4 hiệu SanDisk, bộ nhớ RAM 2GB và sử dụng màn hình độ phân giải 1280 x 800 tích hợp webcame và touchpad Synaptics. Các thông số kĩ thuật khác của máy bao gồm kết nối Qualcomm Gobi 2000 3G, Bluetooth, Wi-Fi, LAN, VGA, USB, đầu đọc thẻ nhớ. Alex có thể sẽ xuất hiện tại Google I/O vào ngày 10/5 tới tại San Francisco Lê Trung Hiếu

Có một nguy cơ cho mạng di động

Các thiết bị cài đặt hệ điều hành android đang ngày càng tràn ngập , một số lớn có tính năng nắp sim mạng điện thoại di động , một số loại bỏ tính năng này để tiết kiệm chi phí . Xu thế wifi đang mở rộng , các thành phố lớn phủ wifi miễn phí để tăng hấp dẫn đầu tư , tăng hấp dẫn du lịch , tăng điều kiện hỗ trợ giáo dục đào tạo và cũng để tạo danh tiếng cho thành phố mình (vì vẫn còn đang ít thành phố có sáng kiến này) . Thế là người dùng được lợi , thiết bị di động không sóng di động , các máy tính bảng chỉ có wifi , netbook , laptop chỉ có wifi , kể cả camera cũng có wifi ; tất cả đều không phải trả phí cho mạng di động mà vẫn gọi cho nhau bằng google talk , bằng google video để vừa có tiếng vừa thấy hình mà không hề mất thêm phí . Các hình chụp , video quay nhanh chóng được đưa lên , mua thiết bị đỡ đi một số tiền lớn vì bớt đi tính năng sóng di động . Có thể không thay thế hoàn toàn , nhưng đây là một tiết kiệm lớn ở quy mô xã hội .

android mới

Nguyễn Mạnh Tuấn 3/5/2011 - 11:25 Phiên bản Android tiếp theo có tên Ice Cream Sandwich Giám đốc điều hành Google, ngài Eric Schmidt đã từng nói rằng tên của phiên bản Android tiếp theo sẽ là món tráng miệng bắt đầu bằng chữ "i", dự đoán được đưa ra là "Ice Cream". Giờ đây, chúng ta có thể biết được chính xác tên phiên bản chính tiếp theo của hệ điều hành Android, gần đúng với dự đoán - đó là "Ice Cream Sandwich". Lập trình viên của Google có tên Roman Guy đã viết một thông báo trên diễn đàn hỗ trợ của Android là "Việc sửa lỗi sẽ được cung cấp trong phiên bản Ice Cream Sandwich". Điều này đã chính thức xác nhận về tên phiên bản tiếp theo của Android Mặc dù vậy phiên bản Ice Cream Sandwich vẫn chưa có một con số chính thức, nhiều khả năng sẽ là Android 3.1. Eric Schmidt đã khẳng định rằng phiên bản này sẽ có các tính năng tổng hợp từ phiên bản dành cho máy tính bảng và phiên bản dành cho điện thoại. Các thông tin cụ thể hơn sẽ được cung cấp tại hội nghị I/O của Google khai mạc vào ngày 10/5 tới đây.

Trên bước tình sầu

Trên Bước Tình Sầu

Đăng ngày: 12:47 03-05-2011
Thơ Nguyễn Hải

Trên Bước Tình Sầu

Tôi đã về đây, ngồi lại đây Độc cô đối diện mối sầu này Đem thơ khóc hận gửi
thiên hạ
Ai tỏ cùng tôi những đắng cay?
Giang hồ bụi lấp dấu chân đi
Lơ láo nhìn đời bỗng dị kì Tiếng thở hôm nao như tắt lịm
Len vào nhịp thở của tim si.
Tôi đời thi sĩ của thương yêu Từng đến trao người chút
mĩ miều
Rồi tặng cho nhau những mộng ảo
U mê nằm mãi bến Đìu Hiu. Tôi cắt tay mình cho rỉ máu Để từng thớ thịt thấm đau
thương
Tôi còn ngu muội, hay chưa tỉnh?
Mà ngắm mây hồng, lại vấn
vương?
Ngày Hạ mây hồng đợi gió về Tôi dang tay hái trái si mê
Ép thành vị ngọt trên môi mọng
Cùng nếm men nồng câu hẹn thề.
Thu đến cho tôi cõi mộng vàng
Ngu ngơ mà nhặt những hân hoan
Đem dâng Nữ Chúa loài
hoa đẹp!
Nàng nhận nên trời hoá địa đàng.
Tình kia đẹp thế, nói sao
vừa?
Tôi đã yêu rồi, người biết chưa?
Tình đẹp long lanh nhưng dễ vỡ
Thoáng qua nhắc lại đã xa xưa.
Tôi muốn trăng thanh đừng sáng nữa?
Cũng như muốn tắt cả tinh cầu
Lạc vào bóng tối mà im nhé! Đừng cố yêu người bởi vực sầu.
Tay bút nghiêng tay một chữ Thơ
Chữ Tình đã gãy nào
ai ngờ?
Thơ Tình tôi viết như còn thiếu?
Ở đắng cay nhau chữ Mộng Hờ!
ÔI! Em có phải vị Linh Mục? Đã đến trước tôi giải nợ duyên
Quỳ xuống chân Em mà rửa tội
Để tôi thoát khỏi một lời nguyền.
Hãy đi đến tận nghĩa thương đau
Dừng lại nơi đây trong mắt nhau
Khe khẽ mà nghe trên
nhịp thở
Chứa đầy vị ngọt cho mai sau. Cảm ơn Em nhé! Hỡi người tình
Phút ấy cho tôi một bóng hình
Xin tạc vào bóng tối mà im nhé!
Đừng cố yêu người bởi vực sầu.
Tay bút nghiêng tay một chữ Thơ Chữ Tình đã gãy nào
ai ngờ?
Thơ Tình tôi viết như còn thiếu?
Ở đắng cay nhau chữ Mộng Hờ!
ÔI! Em có phải vị Linh Mục? Đã đến trước tôi giải nợ duyên Quỳ xuống
chân Em mà rửa tội
Để tôi thoát khỏi một lời nguyền.
Hãy đi đến tận nghĩa thương đau
Dừng lại nơi đây trong mắt nhau
Khe khẽ mà nghe trên
nhịp thở
Chứa đầy vị ngọt cho mai sau. Cảm ơn Em nhé! Hỡi người tình
Phút ấy cho tôi một bóng hình
Xin tạ ơn Em ban trái đắng Để tôi lệ nhớ buổi trung trinh ./.

Nguyễn Hải (SG 2/5/2011)

Tại sao lại thích văn thơ

Bồi bút là việc khó , vừa nương theo cái linh , vừa đạt được ý đồ và vẫn hay . Khó nhưng không xét , nó không có chính nghĩa , nó đi với tà ma .


Các bài văn , đoạn thơ nguyên thủy thường gắn với những việc tế lễ , cúng bái , nó gắn với một bối cảnh , nó dẫn đến u linh . Những lời , những chữ như có linh hồn .

Có những con người đặc biệt đã thường nhật hóa cõi linh , khi trạng thái u linh xuất hiện họ nhả ra những vần thơ , đoạn văn mà sau này người đọc nương vào đó để tiện đi đến cõi linh của riêng mình .

Phần linh mỗi người không hiếm , do tập nhiễm mà tự mất đi , có khi không cần đến linh , có khi giao nó cho quỷ để được lợi gì đó . Không phải có linh là nhả ra được từ , được lời dẫn linh , nó còn tùy vào thời , vào tài , vào trạng thái của người nhả chữ . Cái linh động được đến quỷ thần trời đất không chỉ cứ tài học là có được , nó như của trời cho người luyện trong bối cảnh nào đó mà thành .

Đi vào cõi linh để được nghỉ ngơi , để được đi về với căn tính của người mà vẫn không rời xa cuộc sống thật . Có nhiều đường đến cõi linh , những lời dẫn đến đó có khi được coi như kinh thánh . Những lời dẫn đó là mảnh , là mảng mà người ta gọi là thơ văn để con người đu bám đi đến cái miền nào đó của riêng mình và người ta yêu thích nó là vì vậy . Không đạt đến đó nó chỉ là văn bản thông thường và không thể gọi là thơ văn .

Đi từ đâu

Những người cầm bút dù gì họ cũng không thể viết sai sự
thật mãi được , hiện thực xã hội đang ngày một hiện rõ .
Những nhà nghiên cứu cũng không thể cứ nghiên cứu theo một
kết quả sẵn có . Những người giảng dạy cũng không thể nói
mãi những điều mình không tin , những điều không có ích .
Những người hiểu luật cũng không thể mãi im lặng trước những
bất công . Những nhà kinh doanh không thể cứ mãi đóng thuế hai
lần cho một dịch vụ tồi . Những người làm xiếc chả lẽ cứ
diễn mãi cái tuồng mình không tin , mình không phục , thậm
chí còn chán ghét để kiếm miếng ăn , thà nghỉ diễn để
người đời khỏi chửi . Và cái cao hơn hết là sự tồn tại một
cách tự nhiên dưới gầm trời này .

điện thoại và thời sự

điện thoại mới ra của blackberry (ảnh internet)

Hỏi

Tôi hỏi đất : Đất sống với đất thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau .

Tôi hỏi nước : Nước sống với nước thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.

Tôi hỏi cỏ : Cỏ sống với cỏ thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau. Làm nên chân trời.tươi mát

Tôi hỏi người : - Người sống với người thế nào ?

Tôi hỏi người : - Người sống với người thế nào ?

.. . .

Tôi hỏi người : - Người sống với người thế nào ...?
( Từ blog PHUONGVI)

Được đăng bởi NokiaX6 vào Việt gốc vào ngày 10:04 Ngày 03 tháng 5 năm
2011

không cần hỏi tại sao

Trẻ con ở Úc học gì? (Dân trí) - Đi học là để kết bạn, chơi thể thao, tìm hiểu tự nhiên - xã hội - lịch sử, và vô vàn thứ khác đủ để thỏa mãn hàng loạt câu hỏi TẠI SAO thường trực ở trẻ con. Và trên hết, đi học là một thú vui của trẻ con ở Úc. Học sinh tìm hiểu về vũ trụ ở Bảo tàng Khoa học Đi học phải gần nhà Từ 5-6 tuổi, trẻ đã có thể đến trường Tiểu học, gọi là Primary School. Tiêu chí đầu tiên của việc đi học bậc học này là gần nhà. Chẳng hạn nếu bạn ở khu vực Maribyrnong (Melbourne) thì dĩ nhiên con bạn sẽ đi học ở những trường có mã vùng VIC 3032, 3033, 3034. Đó là những trường nằm trong khu vực này để trẻ em có thể đi bộ hoặc bắt 1 tuyến xe bus ngắn. Hoặc nếu bạn muốn đưa con đến học các trường ở Adelaide, như Highgate Primary School chẳng hạn, nhà trường sẽ đưa cho bạn 1 bản đồ khu vực, nếu bạn ở loanh quanh trong 6, 7 khu phố gần Highgate SA 5063, con bạn sẽ được chấp nhận vào trường, còn nếu không, bạn sẽ được gợi ý những trường học khác gần nơi ở hơn. Lên những bậc học cao hơn, học sinh có thể đi học xa hơn, nhưng thường yếu tố đi bằng 1 tuyến xe bus ngắn vẫn được ưu tiên hàng đầu. Trừ những trường hợp cha mẹ muốn con mình học ở các trường tư thục, trường công giáo thì có thể ở những vùng khác nơi ở, nhưng cũng không bao giờ có cảnh nhà ở đầu thành phố, con học cuối thành phố. Chuẩn của trường học Sở dĩ tiêu chí gần nhà là hết sức quan trọng bởi vì chất lượng giáo dục của tất cả các trường là như nhau, không có khái niệm trường chuyên, lớp chọn hay trường điểm, lớp mẫu. Đã là trường học, đặc biệt là các trường công lập thì phải có khuôn viên rộng cho trẻ chơi đùa, có đủ cây xanh bóng mát, thảm cỏ, sân cát, đu quay, cầu trượt, xà... để phát triển thể lực cho trẻ. Giờ học trong vườn bách thú của các học sinh Melbourne Các lớp học phải đạt chuẩn về diện tích và ánh sáng. Thư viện phải có đủ các đầu sách và loại sách cần thiết. Phòng học IT có đủ máy tính được nối mạng tốc độ cao, rồi nhà ăn, bếp nấu đạt chuẩn vệ sinh, phòng y tế đảm bảo sơ cứu kịp thời... Và dĩ nhiên các giáo viên phải qua những kỳ sát hạch ngặt nghèo về trình độ chuyên môn, khả năng sư phạm và tiêu chí đạo đức. Học không phải ngồi trong lớp Thông thường, 8h30 trẻ đã có thể đến trường và có 30 phút cho các hoạt động ngoài trời như các môn thể thao tự chọn, xây các công trình kiến trúc bằng cát theo trí tưởng tượng của trẻ con ở sân cát hay học múa, nhào lộn... 30 phút khởi động như thế đủ để trẻ bắt đầu một ngày mới rất hứng khởi và phẩn khích. Chuông reo lúc 9h cũng là lúc các cô cậu học sinh má đỏ hây hây, cởi tung áo khoác vì chạy nhảy nhiều, chạy túa vào các lớp. Khoảng sân nhỏ bên ngoài lớp học ở Highgate Mỗi lớp học bao giờ cũng có một khoảnh sân riêng nho nhỏ với các bục gạch cao thấp xen kẽ đủ cho cả lớp ngồi. Giáo viên sẽ dạy những những tiết học đầu tiên ở khoảng sân này, đó là những giờ tìm hiểu tự nhiên bằng lý thuyết như vì sao có gió, vì sao mây xanh... Cũng có thể một vài vị phụ huynh nhiệt tình nào đó sẽ đến trong tiết học đầu để hướng dẫn các em làm bánh hay giới thiệu với các em về truyền thống gia đình xa xưa ở vùng quê của mình. Tất cả đều diễn ra ở khoảng sân này. Để học về lịch sử, khoa học, địa lý, xã hội các học sinh đều được đưa tới các viện bảo tàng trong thành phố. Phí vào cửa đều là miễn phí cho học sinh. Có rất nhiều viện bảo tàng từ Bảo tàng dân Nhập cư, Bảo tàng Khoa học, Động vật học, Thực vật học, Bảo tàng Nghệ thuật, Bảo tàng Hàng hải cho đến các bảo tàng chuyên sâu như Bảo tàng về các loại máy ảnh, máy quay, Bảo tàng Xe đạp v.v... Trong mỗi bảo tàng đều có khu thực hành, vui chơi cho trẻ em. Học về tình trạng di dân trong Viện bảo tàng Dân nhập cư Ví dụ vào Bảo tàng Xây dựng, các em có thể đến khu vực thực hành để lái cần cẩu, trộn vữa, đắp gạch, cưa gỗ, lắp ống nước, xây nhà v.v... Một cách rất tự nhiên và hứng thú, các em nhanh chóng nắm được qui trình xây một ngôi nhà ra sao. Ở các Bảo tàng khác cũng vậy, giáo viên không cần giảng giải nhiều, chỉ cần đưa ra các nguyên tắc cơ bản, và các em tự tìm hiểu, tự rút ra câu trả lời cho mình trong quá trình thực hành. Và giáo viên có thể qua đó biết ngay được khả năng cũng như sở thích nghề nghiệp của từng học sinh mà chú tâm giúp các em rèn luyện, phát triển thêm. Trẻ còn được dẫn đến các Trung tâm mua sắm, giải trí sầm uất, có hàng trăm lối ra vào cũng như các khu vực mua sắm khác nhau. Tại đây, giáo viên sẽ đưa cho mỗi em một bản đồ của Trung tâm, giải thích trong vòng 5 phút về các ký hiệu trên bản đồ và hướng đi của các khu vực. Sau đó học sinh sẽ tản ra các nơi trong Trung tâm mua sắm, đến mỗi khu vực, ví dụ khu đồ chơi trẻ em, người phụ trách khu vực này sẽ đóng một con dấu nhỏ lên tờ bản đồ hoặc lên cánh tay các em. Sau 1 tiếng, tất cả các học sinh đều phải tìm được đường trở về chỗ xuất phát với càng nhiều con dấu của các cửa hàng khác nhau càng tốt. Cũng tương tự như vậy với các giờ học tại các trường Đại học lớn như University of Melbourne, Adelaide, Sydney... để tìm ra đường đi đến các khoa, thư viện hoặc các campus của trường... Rồi giờ học trên tàu điện ngầm, cách thoát hiểm khi có hỏa hoạn, ngập lụt, cách xác định phương hướng để tìm lối ra khi bị lạc trong rừng, cách cứu hộ người bị nạn v.v... Thầy Peter O’Mahley, giáo viên của Highgate Primary School khẳng định rằng: Những giờ học như thế giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng sống cũng như những giao tiếp xã hội thông thường một cách đầy lý thú và hữu ích. Những giờ học trong lớp Lớp học trong trường Highgate Đó thường là các giờ lý thuyết. Mỗi lớp học đều có các ngăn tủ riêng của mỗi học sinh để cất đồ đạc cá nhân. Trong lớp có kho để đựng đồ chung và các giáo cụ trực quan của giáo viên. Lớp nào cũng có 2 chiếc bảng ở 2 đầu để đảm bảo không có học sinh nào ngồi ở đầu lớp hay cuối lớp. Giờ học này, giáo viên đứng ở bảng phía này, đến giờ sau lại đứng ở bảng phía kia. Các em không bị tư thế ngồi mãi một chỗ, mắt liếc mãi về một phía mà chỗ ngồi hết sức linh hoạt, chủ động. Trong các phòng học nấu ăn, công nghệ, thủ công hay làm đồ mỹ nghệ đều có đầy đủ các dụng cụ để các em thực hành ngay tại chỗ. Nhiều nghệ nhân với đôi bàn tay khéo léo được mới đến trường hàng tuần để giúp đỡ các em. Bởi thế, đi học thực sự là thú vui mỗi ngày của trẻ em Úc. Kiều Nga (từ Úc)

yêu cầu của Hardvard

có những cống hiến quan trọng trong thời gian theo học ở Harvard và sau khi tốt nghiệp ra trường.

chuẩn của Harvard

Hội đồng tuyển sinh Harvard đã phải chọn lựa hết sức kỹ lưỡng để tuyển chọn những người có năng lực cá nhân, sự nghiệp học tập và hoạt động ngoại khoá phi phàm.

Vòng xoáy

Xã hội có 8 giới chi phối mạnh đến cuộc sống mọi người . Giới chính trị , những nhà điều hành xã hội , giới nghiên cứu , giới luật , giới kinh doanh , giới cầm bút , giới giảng dạy , giới biểu diễn . Giới chính trị muốn can thiệp tuyệt đối vào các giới khác , họ tham vọng đào tạo ra tất cả những người này , chứ không phải do xã hội tạo ra , kiểm duyệt và đào thải đưa ra khỏi những danh xưng được xã hội tôn trọng .


Tự quy định số lượng , chất lượng , tự mở trường đào tạo , tự đánh giá , tự sử dụng ; sau một thời gian dài xã hội không thể chấp nhận được cái chất lượng của nó . Chỉ có giới chính trị và những nhà điều hành xã hội của xã hội , là không có khả năng thi thố , vì nằm trong vùng đặc biệt nhạy cảm , nên chỉ mới nghi là có yếu tố chính trị , điều hành (rất nhiều lần nhầm lẫn) là đã ra tay triệt hạ rồi .

Tất cả các giới khác xã hội đã tự tạo được cho mình , đang tích cực phục vụ lại xã hội . Chỉ có điều do tham vọng quá lớn , nắm và sử dụng toàn bộ nguồn lực của xã hội vào việc làm méo mó , biến dạng các giới quan trọng của xã hội , và họ tự tạo cho mình những con người của 8 tầng lớp này càng ngày càng teo về mọi mặt , vì nó không tuân theo các quy luật cần đủ và phải có của một chu trình tạo giống . Các quái thai này cộng với thế lực và quyền sử dụng các nguồn lực đất nước để tiếp tục làm méo mó trở lại các giới mà xã hội đã vất vả vượt rào mới có được .

Cái vòng quay bất tận này như một siêu bão đi đến đâu nó tàn phá đến đó , càng đi sức tàn phá của nó càng mạnh thêm . Xã hội còn sức chịu đựng sự tàn phá này được bao lâu nữa đang là một dấu hỏi .

vn.360plus.yahoo.com/gicungthich2000 - gần với sử thi

Em Là Tiên Em Lên Núi

Núi rừng xanh hương thơm ngát thắm tươi màu hoa
Suối ngàn reo muôn chim hót líu lo hòa ca
Lửa rừng thiêng trong đêm thâu sáng múa vui cùng ta
Bốn ngàn năm thong dong trên núi sống yêu đời an hòa
Đừng hòng ai ngang nhiên xâm lấn xóm với thôn
Cùng Mẹ Âu bao năm em giữ nước với nguồn
Em là tiên em bay lên núi với Tiên
Má hồng xinh đôi môi thắm nhưng tiên chẳng có hiền
Người đụng tiên nên tiên em quyết chẳng để yên
Cùng chị em lên non em giữ nước với nguồn
Con bọ hung con bọ xít phá xóm làng ta
Lũ sài lang tham vọng lớn chiếm núi rừng ta Lửa hồng xưa nay le lói xót xa lòng ta
Nếu lặng câm em im tiếng sẽ không còn mái nhà
Từ Lào Cai bay qua Yên
Bái giữ núi non
Ruộng nhà Dao hay hoa văn Thái mãi mãi còn
Em là tiên em bay lên núi với Tiên
Dẫu đẹp xinh tuy duyên dáng nhưng tiên chẳng có hiền
Từ ngàn xưa Văn Lang em có tiếng nói riêng
Trời định phân giang san hai cõi rất rõ ràng
Núi rừng ơi, núi rừng ơi, núi rừng ơi
Núi rừng ơi, núi rừng ơi, núi rừng ơi
Núi rừng ơi, núi rừng ơi, núi rừng ơi

Vn.360plus.yahoo.com/gicungthich2000 - 7 truyện ngắn

1. Nó Ba nó bỏ đi lúc nó còn đỏ hỏn. Ngoại và mẹ nuôi nó trong nghèo
khó. Đau khổ và cả hạnh phúc. Được vài năm, cái đói nghèo cướp mất
ngoại. Thiếu hơi bà, nó ngằn ngặt khóc đêm. Mẹ chỉ ôm nó vào lòng, để
tay lên ngực trái, dỗ dành "Ngoại có đi đâu! Ngoại ở ây mà!" Vậy là
nó nín. Rồi mẹ cũng theo bà. Hôm tang mẹ, thấy dì khóc, nó bảo: "Mẹ có
đi đâu! Mẹ ở đây mà!" rồi lấy tay đặt trên ngực trái, chỗ trái tim. Nó
dỗ thế mà dì chẳng nín, lại ôm nó khóc to hơn.

2. Vòng cẩm thạch Cha
kể, cha chỉ ao ước tặng mẹ chiếc vòng cẩm thạch. Tay mẹ trắng nõn nà
đeo vòng cẩm thạch rất đẹp. Mỗi khi cha định mua, mẹ cứ tìm cách từ
chối, lúc mua sữa, lúc sách vở, lúc tiền trường… Đến khi tay mẹ đen
sạm, mẹ vẫn chưa một lần được đeo. Chị em hùn tiền mua tặng mẹ một
chiếc thật đẹp. Mẹ cất kỹ, thỉnh thoảng lại ngắm nghía, cười: "Mẹ già
rồi, tay run lắm, chỉ nhìn thôi cũng thấy vui." Chị em không ai bảo
ai, nước mắt rưng rưng. Hình minh họa

3. Quà sinh nhật Trong năm đứa
con của má, chị nghèo nhất. Chồng mất sớm, con đang tuổi ăn học. Gần
tới lễ mừng thọ 70 tuổi của má, cả nhà họp bàn xem nên chọn nhà hàng
nào, bao nhiêu bàn, mời bao nhiêu người. Chị lặng lẽ đến bên má: "Má
ơi, má thèm gì, để con nấu má ăn?" Chưa tan tiệc, Má xin phép về sớm
vì mệt. Ai cũng chặc lưỡi: "Sao má chẳng ăn gì?" Về nhà, mọi người tìm
má. Dưới bếp, má đang ăn cơm với tô canh chua lá me và dĩa cá bống kho
tiêu chị mang đến…

4. Con Nuôi Thầy giáo lớp 1 thảo luận với lớp về
một bức hình chụp, có một cậu bé màu tóc khác mọi người trong gia
đình. Một học sinh ạch. Tay mẹ trắng nõn nà
đeo vòng cẩm thạch rất đẹp. Mỗi khi cha định mua, mẹ cứ tìm cách từ
chối, lúc mua sữa, lúc sách vở, lúc tiền trường… Đến khi tay mẹ đen
sạm, mẹ vẫn chưa một lần được đeo. Chị em hùn tiền mua tặng mẹ một
chiếc thật đẹp. Mẹ cất kỹ, thỉnh thoảng lại ngắm nghía, cười:

5. Khóc Vừa sinh
ra đã vào trại mồ côi, trừ tiếng khóc chào đời, chồng tôi không hề
khóc thêm lần nào nữa. Năm 20 tuổi, qua nhiều khó khăn anh tìm được
mẹ, nhưng vì danh giá gia đình và hạnh phúc hiện tại, một lần nữa bà
đành chối bỏ con. Anh ngạo nghễ ra đi, không rơi một giọt lệ. Hôm nay
40 tuổi, đọc tin mẹ đăng báo tìm con, anh chợt khóc. Hỏi tại sao khóc,
anh nói: "Tội nghiệp mẹ, 40 năm qua chắc mẹ còn khổ tâm hơn anh."

6. Xa xứ Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học. Thư đầu viết: "Ở
đây, đường phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình…" Cuối năm viết:
"Mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm…" Mùa
đông sau viết: "Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa
phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ chợ bến xôn xao lầy lội… Biết bao lần trên
phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi có phải người Việt
không…"

7. Cua rang muối Khi xưa nhà còn nghèo, mẹ hay mua cua đồng
giả làm cua rang muối. Cua đồng cứng nhưng mẹ khéo tay chiên giòn, đủ
gia vị nên thật ngon. Thấy các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con
hỏi, mẹ bảo: răng yếu. Giờ, các con đã lớn, nhà khá hơn, chúng mua cua
biển gạch son về rang muối mời mẹ. Các con nói vui: "Cua rang muối
thật đó mẹ." Rồi chúng ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con
hỏi, mẹ cười móm mém: "Còn răng đâu mà ăn?!"