17 thg 4, 2011

Cũng gần hoang dã


fashiontv Live! from Paris
Kênh của fashiontvLIVE

Phèo

Người có quyền muốn chi phối người khác là điều đương nhiên , chi phối nguyên thủy nhất là : mày không theo tao thì tao giết. Do văn minh loài người tiến lên , tính mạng là bất khả xâm phạm , nên việc thủ tiêu ai đó chỉ là hãn hữu. Người cai trị không ngừng nghĩ ra các cách cai trị toàn diện , không lấy tính mạng ra để dọa được , họ đánh vào cái bao tử , người ta nắm cái bao tử , không muốn cũng nghe. Khi không lo lo được hàng chục triệu cái bao tử , họ đành buông ra để cái cơ thể có cái bao tử đó làm gì thì làm. Không buông hoàn toàn , trái tim và bộ óc phải thuộc người ta chi phối , đường đến trái tim bộ óc trước chủ yếu đi qua bao tử , nay đưa về tự nhiên của nó chủ yếu là tai và mắt , nên các loa đến tận nơi người ở phát hết công suất , hằng đêm cái màn hình gần như là duy nhất mọi người phải dán vào. Cái tốt đẹp đi vào tim vào óc nó lại không như cái người ta vô tình thấy , vô tình nghe. Cái mưu đồ cai trị trái tim , khối óc không đạt được. Trái tim thì mênh mang , bộ óc thì bao la , làm gì có cái gì nhốt được. Cuối cùng vẫn theo bài cũ , khống chế trái tim , bộ óc qua đường bao tử. Có thể không nghe , không tin nhưng vì cái bao tử mà nghe mà tin một cách giả tạo. Họ rất sợ cái tai , cái mắt họ đang khống chế nghe thấy , nhìn thấy sự thật. Khốn nỗi sự thật là sự thật , sự thật nhiều hơn , rộng lớn hơn bao vây giả dối. Trái tim , bộ óc có nguy cơ tuột ra khỏi tay , không còn cách nào khác , cái dã man nguyên thủy trỗi dậy , nó đe dọa tính mạng , đe dọa an ninh những nguồn chứa sự thật. Ánh sáng và bóng đêm đang giằng co nhau , thời trung cổ đã qua , không phải lúc nào cũng đem cái máy chém , cái giá treo cổ ra để dọa người được. Cùn thì dứt giậu , những cái bao tử cố thủ đang nuôi những bộ óc , những trái tim hai mặt . Đến khi không chịu đựng được nữa , đến khi cái dạ dày không bị bóp nữa , những thành lũy cuối cùng sẽ trở về với tự nhiên như nó vốn có. Nhưng nguy nhất là an ninh của người quyền hành đang bị hăm dọa ; cái bao tử quyền hành nhất lại đang bị bóp, phải suy nghĩ , phải rung cảm khác thường trái với thông lệ.

Học (1)

Ký ức giáo dục thời diệt giặc dốt Nguồn:Thông tin thương mại (ThongtinThuongmai) - Nhân dịp Quốckhánh, toà soạn giới thiệu với bạn đọc ký ức của các cựu HS - SV thời diệt giặc dốt khi cách mạng tháng Tám thành công. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước ta đứng trước nhiều khó khăn và thử thách. Cả nước có 95% người bị mù chữ. Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân ra sức thực hiện đồng thời ba nhiệm vụ trọng đại là diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm. Nhân kỷ niệm 65 năm ngày Quốc khánh 29 , toà soạn giới thiệu với bạn đọc ký ức của các cựu học sinh, sinh viên (HS - SV) thời đó về việc học tập, giảng dạy cũng như hệ thống giáo dục những năm đầu đất nước độc lập. GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: "Tôi nghẹn ngào nghe thư Bác" Năm 1945, tôi vừa học hết lớp 4. Cách mạng đến, có chính quyền mới với cờ đỏ sao vàng. Tôi rất vui vì có đội thiếu nhi Tháng Tám, có mũ ca nô và trống ếch. Ngày khai trường năm đó, Bác Hồ viết bức thư đầu tiên gửi cho học sinh. Tôi xúc động và nghẹn ngào khi nghe thư của Bác. Sau này, tôi được biết, trong năm học đó, Bác đã làm việc với một số cán bộ giáo dục về cuộc thi tốt nghiệp PTTH và thi vào ĐH. Bác ra chỉ thị, bài thi được làm bằng hai thứ tiếng Việt và Pháp để học sinh hiểu được. Lễ khai giảng ĐH Việt Nam - nền Đại học mới của một nước độc lập- ngày 15/11/1945 được tổ chức rất to ở số 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội. Hôm đó, Bác Hồ chủ trì, còn ông Nguyễn Văn Huyên đọc diễn văn. Bác Hồ thăm các cụ tham gia lớp bình dân học vụ. Ảnh : Tư liệu. Nếu trước 1945, giảng viên ĐH chủ yếu là người Pháp và chỉ có một ít người Việt thì từ 15/11/1945 có 100% giảng viên người Việt như giáo sư (GS) Nguyễn Văn Huyên, GS Nguyễn Mạnh Tường, một số người học ở Pháp về như GS Nguỵ Như Kontum, GS Nguyễn Văn Thiêm, GS Đào Duy Anh, GS Đỗ Xuân Hợp, GS Hồ Đắc Di, GS Đỗ Tất Lợi, GS Đặng Vũ Hỷ. GS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Chủ tịch hiệp hội các trường ĐH Ngoài công lập: "Thiêng liêng, thầy cô che bom cho học sinh!" Tôi còn nhớ khi đó ở trong Nam, thầy cô giáo thường đào nhiều hầm tránh bom xung quanh lớp học. Trong buổi học nghe tiếng máy bay là học sinh phải sơ tán ngay xuống hầm. Nhiều lúc quá vội, thầy cô nằm trên nắp hầm che chở cho học trò của mình. Giờ nhớ lại những hình ảnh đó, thật thiêng liêng làm sao. Còn tại miền Bắc, học trò thường được thầy cô cho đội nón rơm. Khi đó cũng đâu có bàn ghế, trường lớp như bây giờ. Lấy cây đóng thành thanh ngang, rồi học trò ngồi trên đó học, đặt giấy lên đùi viết bài. PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Lớp học treo nhiều nông cụ Số dân năm 1945 là hơn 20 triệu người, năm 2010 khoảng 86 triệu. Số người đi học trước năm 1945 chỉ chiếm 3% số dân, năm 2010 là 27%, tăng gấp 10 lần. Tiếp»

Học (2)

» Xã hội Cả nước hiện nay có gần 22 triệu người đi học (kể cả lớp ngắn hạn, giáo dục thường xuyên). Trước năm 1945, hệ thống giáo dục phổ thông là 13 năm (bậc tiểu học 6 năm, trung học 4 năm; trung học phổ thông bậc một là hai năm và bậc hai là ba năm); hệ cao đẳng ba năm và hệ ĐH4 6 năm. Thời kỳ đó, số lượng và quy mô trường lớp nhỏ. Trung bình một huyện có 20 xã chia làm3 4 tổng, mỗi tổng có một trường tiểu học bậc một gồm ba lớp, 25 đến 30 học sinh mỗi lớp (để thi lấy bằng yếu lược), sau đó ba năm nữa thi lấy bằng tiểu học. Tại các làng cũng có những ông giáo tốt nghiệp bằng sơ cấp yếu lược tổ chức lớp dạy cho trẻ con chữ a, b, c, nhân chi sơ tính bản thiện. Ngày đó, trong tổng của tôi có ngôi trường cấp một Thuận An. Trường là ngôi nhà cấp bốn có ba phòng học và một phòng hiệu trưởng, bàn của học sinh được kê thành hai dãy, mỗi bàn bốn chỗ ngồi. Điều ấn tượng nhất với tôi đó là phía dưới các lớp học thường có một cái giá kê phía dưới lớp dùng để treo những đồ nông cụ nhỏ trong gia đình (cối xay lúa, xe quay nước, thúng, mủng, dần, sàng, bát, đũa, chén…) được cha mẹ và học trò tự làm để phục vụ cho việc thực hành ở lớp. Ngày đó, trường tổ chức học hai buổi mỗi ngày, mỗi học trò đều mang cơm theo để buổi trưa ăn và nghỉ ngay tại lớp học. Khi cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến và trong kháng chiến, hệ thống giáo dục của nước ta vẫn duy trì như trước. Đến năm 1950, Chính phủ có cuộc cải cách giáo dục, hệ tiểu học giảm còn bốn năm, trung học ba năm và THPT hai năm. Đến năm 1956, hệ THPT tăng thêm một năm thành ba năm (lớp 8, 9, 10) và kéo dài đến khi giải phóng miền Nam. Sau giải phóng miền Nam, hệ thống giáo dục của hai miền Nam - Bắc hợp nhất gồm cấp một (5 năm), cấp hai (bốn năm), cấp ba (ba năm). Ông Nguyễn Hữu Danh, Phó chủ tịch Hội Cựu giáo chức TP HCM: Chọn “ngoại ngữ tiếng Việt” để tiếngdân tộc không bị mai một. Tôi còn nhớ, trước khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, tôi được tham gia đội Thiếu niên tiền phong. Ngoài giờ học tôi còn tham gia các cuộc mít tinh.… Khi ở nhà, lứa học sinh chúng tôi thường tụ tập tại các khu phố, để quan sát việc vận chuyển vũ khí của giặc (chuyển vào nhà dân Pháp). Chúng tôi có thể làm tốt công việc này vì họ không chú ý tới trẻ con. Thời đó, chúng tôi phải học tất cả chương trình học bằng tiếng Pháp. Mỗi học sinh được chọn hai loại sinh ngữ khác ngoài tiếng Pháp để học. Tất cả học sinh Việt Nam ở Sài Gòn khi đó đều chọn ngoại ngữ 1 là tiếng Việt, ngoại ngữ 2 thường là tiếng Anh để học. Làm như vậy mới có thể duy trì vốn tiếng Việt của dân tộc, không để ngôn ngữ của mình bị mai một.

Dài lắm , nếu vội không nên đọc

89161 Huỳnh Thị Diễm Về đâu bông điên điển? Quê tôi, một ngày mới bắt đầu từ lúc trời chưa mờ sáng, khi thôn xa vang lại xao xác tiếng gà, đôi mái lá còn chìm trong sương mờ và cỏ cây vẫn thu mình vì ngại hơi đêm ẩm ướt. Đó cũng là lúc cha tôi chống xuồng lên đồng gỡ lưới cá. Mùa nước nổi năm nào cũng thế, cha tôi đi từ rất sớm, khi tôi còn say ngủ và cha về trong nắng ấm vừa lên với một khoang xuồng đầy ắp những cá, tôm, lươn, rắn… Tôi hay tỉnh giấc bởi những âm thanh xôn xao, lạp cạp của bầy vịt trắng phau đương bơi quanh nhà cùng sóng nước. Tôi biết xuồng cha tôi đã về trong cái âm thanh xôn xao quen thuộc đó. Vào mùa nước nổi hằng năm, từ nhà tôi trông ra phía đồng chỉ thấy trắng xóa một màu, cánh đồng lúa xanh rờn chạy tít chân trời giờ như biển, bàng bạc nước mênh mông… Hồi ấy, trẻ con ở quê chẳng biết sợ cái cảnh mênh mông là gì đâu. Cả bọn nhóc chỉ thấy trong bụng nôn nao bởi đủ thứ món chơi nghịch mùa nước mà thôi. Riêng tôi cứ thương hàng điên điển rộ bông vàng bao quanh nhà mình nhất. Mỗi sớm, mẹ tôi hay xách rổ tre ra sau nhà để tranh thủ hái những bông điên điển còn bum búp. Mẹ tôi nói: “Lúc bông còn bum búp như vầy hàm chứa đầy đủ hương vị ngọt ngọt, thanh thanh trong nhụy bông”. Màu bông điên điển quê tôi vàng tươi lắm. Tôi nhìn từng bông, bông nào cũng phụng phịu như đôi gò má của em bé đang ngậm lấy, ngậm để những giọt sữa tinh khôi từ đất, từ trời. Khi hái mẹ tôi chỉ cần kéo lấy duy nhất một đọt cây, liền các đọt khác cùng ngả về phía mẹ. Tôi thích hứng những giọt sương mát rượi đọng trên cây rào rào sà xuống theo tay mẹ kéo. Có khi tôi còn chăm chú đợi chúng rào rào xuống hơn là để tâm vào những bông điên điển bum búp ngon lành. Tay mẹ hái bông nhanh lắm, thạo lắm. Lúc hái bông, tôi thấy mắt mẹ vẫn ngó ra cánh đồng trắng xóa nước xa xa. Tôi biết ngay mẹ đang trông xuồng của cha, tôi cũng đang trông cha về. Cha về sẽ cho tôi mấy con cá lia thia, cá bảy màu, mấy con tôm mập mạp… Thích nhất là cá nóc no! Cá nóc no cho mẹ nấu canh chua bông điên điển thì ngon lắm, thèm lắm. Bông điên điển ăn ngon mà lại đẹp. Tôi nghĩ loại bông đẹp nhứt, dễ thương nhứt trên đời chắc chắn là bông điên điển quanh nhà tôi. Mẹ nói chúng là những chú bướm vàng có đôi cánh thêu kim tuyến kết thành bông. Đangnghĩ miên man, tôi bỗng giật mình khi nghe mẹ giục: - Bi ơi! đưa rổ cho cha con đi! - A! Cha về! cha về! Tôi mừng rơn thì nghe mẹ lại giục nữa: - Đưa rổ cho cha đi Bi! - Cha! Rổ nè cha! Tôi xoắn xuýt bên những chú cá mè dinh, cá rô, cá nóc no đang búng tung tóe trong khoang xuồng. Cầm lấy vợt từ tay mẹ, cha rọng những chú cá còn khỏe lại, thắt miệng vợt xong, cha liền nhanh chóng buộc xuồng vào thân cây điên điển to nhất sau nhà. Mùa nước nổi, sóng lớn ngoài đồng trống cứ vỗ ầm ạp suốt ngày đêm, sóng lũ mạnh lắm, bền lắm. Nếu buộc ghe xuồng không thạo, dù dây siết chặt cách mấy thì cũng dễ dàng bị sóng đánh phăng đi. Tìm xuồng bị trôi cực lắm, trong xóm nhiều người bị vậy rồi. Tôi vẫn tự hào về kỹ thuật giăng lưới, buộc xuồng của cha. Đi chơi, tôi khoe suốt về điểm này với bọn thằng Tí, thằng Tèo... Coi bộ bọn nhóc trong xóm nể tôi dữ lắm. Trong lúc cha quay sang gỡ những cụm rong tảo bám đầy trong lưới, tôi vẫn say mê với những chú cá nóc no của mình. Đối với tôi, thích thú nhất là xem những chú cá nóc no phồng cái bụng to như bong bóng mỗi lần tôi đặt chú xuống nước, trông rất tức cười. Đang chơi đùa mải miết, tôi chợt nghe mùi vị hấp dẫn từ nồi canh chua của mẹ. A! Mẹ nấu canh chua bông điên điển cá nóc no đãi hai cha con đây mà! Mẹtôi là người phụ nữ rất đảm đang. Cá của cha tôi lưới về mẹ phân loại và bảo quản vừa nhanh, vừa kỹ. Tài bếp núc của mẹ thì khỏi chê. Món nào mẹ nấu hai cha con cũng ăn đến chảy mồ hôi. Tôi hay bị cười vì để cơm dính đến mũi. Những con cá còn tươi rói mẹ để nấu canh chua bông điển, những con cá chết qua đêm thì mẹ muối sả. Hôm nào trúng cá nhiều, mẹ tôi phải làm khô phơi đầy trên mái lá nhà để dự trữ ăn khi tháng hạn. Dưới khoang xuồng của cha còn rất nhiều cá sống. Cha rộng chúng trong nước để dành những hôm mưa bão không thể ra đồng. Nhiều khi nhà túng thiếu, mẹ tôi lại đem số cá ấy lên chợ bán kiếm tiền mua gạo. Mùi cơm chín mới tinh, mùi nồng nồng cay cay của cá kho, mùi thơm thơm ngan ngát của nồi canh chua mẹ nấu khiến cái bụng tôi chợt nhớ mình đang đói meo tự lúc nào rồi… Hôm đó, hai cha con có một bữa cơm thật ngon lành. Tôi vét đến cùng những hạt cơm dính trên thành nồi, hít hà và tấm tắc khen ngon. Cha tôi chỉ cười và gật gù chứ không líu lo suốt buổi như tôi. Cha cười bảo: “Hai cha con mình ăn sạch cho mẹ khỏi hấp cơm nguội nghen!”. Hiểu ý, mẹ gắp những con cá trong tô và những bông điên điển còn lại cho cha: “Cha bé Bi ăn giùm em!”. Cha ăn toát cả mồ hôi, còn tôi no đến cành hông rồi. Hết nhìn cha rồi nhìn tôi, mẹ chỉ cười sung sướng. Ngoài hè những cây điên điển vẫn rộ vàng bông, rung rung theo từng ngọn gió từ đồng nước mênh mông. Gió đồng ban trưa hiu hiu mát lạnh. Gió như mang theo cả lời ca vọng cổ từ những chiếc xuồng câu lưới xa xa. Hò ơ, sông dài cá lội biệt tăm... Sáng nay xóm tôi xôn xao khác lạ, mọi người không đi làm như mọi hôm mà xúm xít bàn tán nhau những chuyện bọn con nít chúng tôi không hiểu rõ lắm. Chỉ nghe phong phanh họ nói với nhau về chuyện quán rượu, quán ăn, quán nước gì đó… Trong bữa cơm ngày hôm ấy, tôi mới được biết sắp tới đây con đường làng chạy qua xóm tôi sẽ trở thành cầu nối cho khách du lịch khắp nơi đến với khu Núi Cấm. Nghe đâu người ta đổ về đông lắm, có cả khách nước ngoài! Mẹ nghe mấy người trong xóm nói là khách ngoại quốc thì xài tiền đôla, mà đôla thì hơn nhiều lần tiền mình lắm. Tôi nghe mẹ bàn với cha dựng cho mẹ một túp lều nhỏ để bán quán nước, bán đồ ăn. Hằng ngày, công việc nhà đủ để làm mẹ tôi quần vo áo vận rồi. Cho nên, ban đầu cha không đồng ý vì sợ mẹ cực. Thế rồi không lâu sau, cái lều nước cũng mọc lên theo ý mẹ. Kể từ ngày ấy mẹ tôi càng vất vả hơn. Mẹ không có thời gian phân loại và bảo quản giúp cha những con cá lưới được trên đồng. Mỗi sáng, mẹ tôi cũng không còn ra sau hè tranh thủ hái những bông điên điển còn bum búp nữa. Rồi bữa cơm gia đình cũng vắng luôn nồi canh chua bông điển cá đồng… Tôi thấy thèm bữa cơm ngày xưa mẹ nấu như người đi trên sa mạc khát từng giọt nước. Thế là hôm nọ, tôi quyết định dậy thật sớm để hái bông điển một mình. Tôi còn nhỏ nên vói không tới những đọt bông cao, lúc đang cố vói thì bị té xổ xuống nước. Rất may cha tôi về kịp, ẵm tôi lên, vừa hôn tôi cha vừa nói: “Thèm canh chua bông điển hả con?”. Cũng từ ngày đó, hai cha con tập làm nội trợ luôn. Trước nay cha tôi chỉ quen việc đồng áng, việc câu lưới, giờ vào bếp thay mẹ nên cực ghê lắm. Loay hoay cả hồi lâu hai cha con mới có được nồi canh chua với mấy bông điên điển mới hái sau hè. Trước lều, mẹ tôi vẫn lui cui bưng nước cho khách, họ cười nói lớn tiếng lắm. Tôi thấy họ thường đi những chiếc xe du lịch sang trọng, sáng choang. Khách đến quán mẹ tôi ngày một đông hơn. Ở xóm có nhiều người thắc mắc xầm xì, họ không hiểu tại sao những khách như thế lại thích đáp vào cái lều lụp xụp của mẹ. Riêng tôi rất hãnh diện về tài làm nước, nấu ăn của mẹ. Tôi chỉ nghe mỗi lần các ông khách ấy hỏi mẹ tôi là “a du má rịt” hay “mé rịt” gì gì đó là mẹ tôi im lặng, nói chung là họ nói rất khó nghe và khó nhớ. Lúc đó, tôi chỉ mới biết “How are you?” mà thầy tôi dạy ở trường thôi. Không nghe mẹ trả lời mấy ổng… Nhưng từ đấy cái quần phải xắn tới đầu gối được thay bằng những quần sọt ngắn, mấy cái áo bà ba mẹ thường mặc trở thành những miếng giẻ lau bàn. Những chiếc áo mẹ đang mặc trông sao mà ngắn quá, trống quá! Mỗi khi cha nói đến việc đó thì mẹ bảo: mặc đồ vậy cho khỏe, khỏi phải xắn lên. Nhà tôi dạo ấy buồn lắm. Tôi sợ nhất hằng đêm phải nghe cha mẹ cãi nhau. Tôi bất ngờ trước những lời mẹ nói nặng cha. Trước giờ tôi không hề nghe mẹ nói những lời như vậy. Nhiều khi tôi vờ đang ngủ, quay mặt vào tường mà khóc thút thít. Lắm lúc, cha mẹ cãi dữ quá tôi chỉ biết kêu khe khẽ một mình: “Mẹ ơi! Cha ơi! Đừng vậy nữa mà!”. Chắc dạo này mẹ không còn thích nói chuyện với cha, mẹ cũng không thích nói chuyện với tôi nữa, giờ mẹ chỉ thích nói chuyện với cái điện thoại di động của mấy ông khách tặng mẹ thôi. Suốt ngày tôi chỉ còn nghe mẹ nói: “Alô, em nghe…”. Tôi buồn, cha cũng buồn, mẹ thì nói suốt, rồi mẹ cười hô hố với người ta. Sáng hôm nay, mẹ tôi dậy sớm hơn thường lệ. Mẹ mải miết trước tấm gương soi, trông như sắp đi ăn đám cưới vậy. Cha tôi đang gỡ lưới trên đồng, “chắc cha không đi ăn đám cưới”- tôi nghĩ thầm. Mẹ giục tôi dậy ra sau hè cho vịt ăn, trông mẹ rất hấp tấp. Bỗng có tiếng xe đỗ trước lều, mẹ vội vã bước ra. Nhướn đôi mắt còn ngái ngủ nhìn theo hướng mẹ, tôi thấy mấy ông khách mời mẹ lên xe, linh cảm không lành tôi tất tả chạy ra rồi òa khóc luôn: “Mẹ ơi! mẹ đi đâu?”. Mẹ tôi thoáng như quay lại nhưng trước sự thúc giục của ông khách, mẹ đẩy tôi ra rồi cũng bước lên xe. Chiếc xe lạnh lùng chuyển bánh, dần dần mất hút. Nước mắt giàn giụa, tôi gào khản hơi “Mẹ ơi! Mẹ ơi!”. Nhưng chiếc xe sang trọng ấy đã mang mẹ đi mà không bao giờ trở lại với cha con tôi nữa rồi. Mẹ ơi! Mẹ đi đâu? Câu hỏi đó đã ám ảnh tôi suốt cả thời thơ ấu… Trênbến sông quê, những chiếc xuồng câu cũ kỹ vẫn muôn đời trôi nổi mưu sinh cùng con lũ, và những bông điên điển tàn rơi vẫn trôi dập dềnh trên sóng nước mênh mông. Về đâu… Huỳnh Thị Diễm (ĐH An Giang) Nguồn: http:// www.trangsachhong.com Được bạn: Thanh Vân đưa lên vào ngày: 16 tháng 4 năm 2011

Nghiện


Siêu hài những tín đồ phát cuồng vì máy tính

09:49 AM | 17/04/2011

Cảm tưởng như họ sẽ chết ngay lập tức nếu không có 'người iu' máy tính bên cạnh.


Có vào bệnh viện, cũng phải cho “em” máy tính nhập viện cùng.
“Em” máy tính này thì chat này, “em” kia nghe nhạc, “em” khác để xem phim, thế mới đã chứ



Giường ngủ của các game thủ cũng biến thành kho máy tính thế này đây.
Đang chát đoạn gay cấn, hình như anh ấy sắp tỏ tình với mình!!!
Tranh thủ lướt web, không bố mẹ mà về bây giờ là toi đấy.
Ăn máy tính, ngủ máy tính.



Bố có, con cũng phải có chứ. Cả nhà mình cùng mê máy tính.








H.N

So tài vũ khí

Android dùng chiêu độc để 'hạ' Apple Cập nhật lúc 09h12" , ngày 17/04/2011 - (VnMedia) - Để thu hút người mua rời bỏ iPad của Apple, các nhà sản xuất thiết bị đang bắt đầu khởi động chiến thuật tung ra các máy tính bảng Android có mức giá thấp hơn mức giá thấp nhất 499USD của iPad. Cụthể, giá khởi điểm của các máy tính bảng 10,1-inch từ các hãng ViewSonic, Asustek và Acer là từ 279USD tới 499USD. Các máy tính bảng này hoạt động trên các phiên bản khác nhau của hệ điều hành Android của Google, có màn hình 10,1-inch và trang bị sức mạnh của chip ARM lõi đôi và hỗ trợ Flash. Apple bán máy tính bảng iPad đầu tiên vào tháng 4 năm ngoái và đã thiết lập mức giá linh hoạt cho người dùng lựa chọn. Các máy tính bảng Android đầu tiên như Samsung Galaxy Tab bắt đầu xuất xưởng sau đó nhưng có giá quá cao. Vì vậy, mức giá thấp của các máy tính bảng mới có thể là tạo ra một sự điều chỉnh trong thị trường máy tính bảng. Máy tính bảng của ViewSonic có giá ban đầu là 499USD và hiện mua tên Amazon.com là 279,99USD. Iconia A500 Tab của Acer có giá khởi điểm 449 USD và sẽ xuất ra thị trường vào cuối tháng này. Giá khởi điểm dành cho Eee Pad Transformer sắp phát hành của Acer là 399,99USD. Theokhảo sát của IDC, trong quý 4/2010, có 10,1 triệu máy tính bảng đã xuất xưởng, trong đó iPad của Apple chiếm 73% thị phần. Đứng thứ hai là Galaxy Tab của Samsung với 17% thị phần, trong khi các hãng khác chiếm số thị phần còn lại. Apple thống lĩnh thị trường máy tính bảng vì mức giá linh hoạt, thiết kế và các tính năng hấp dẫn của iPad. Vì vậy, với mức giá cao hơn và phần mềm nghèn nàn sẽ khiến cho máy tính bảng Android trở nên kém thế so với iPad dưới con mặt của người mua. Samsung Galaxy Tab có màn hình 7-inch, được bán vào cuối năm ngoái thông qua hãng Viễn thông Verizon với giá 600USD. Nhưng đầu tháng này, Verizon đã giảm giá Galaxy Tab xuống còn 500USD. Nhưng không phải tất cả các hãng sản xất máy tính bảng Android đều thày đổi chiến lược giá của họ. Motorola tiếp tục cung cấp máy tính bảng Xoom với giá từ 599USD. Tuy nhiên, người mua có thể mua các sản phẩm đó với giá thấp hơn nhưng lại phải cam kết sử dụng dịch vụ của họ trong thời gian 2 năm. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, người mua sẽ xem xét lại quan điểm chọn mua máy tính bảng khi những sản phẩm Android có mức giá thấp và tính năng phong phú hơn. Tuệ Minh - (Theo PCW)

Sự thật

Không riêng gì ta , thế giới cũng vậy , các sự thật đều được giấu kín. Những điều được đưa ra chỉ có một phần sự thật , hoặc chẳng có tí sự thật nào. Tai mắt tiếp nhận thông tin , dù là thông tin thật , chưa chắc đã có xử lý phù hợp , lại là thông tin sai lệch hoặc không có thông tin thì chắc chắn sẽ lệch lạc. Các thông tin ngoài xã hội , nếu muốn biết , thường không khó hoặc người ta thấy tin gì lạ , tin gì mới , họ tự thông tin với nhau một cách vô tư. Chỉ có nhóm người cầm quyền nắm lượng thông tin cực lớn quyết định đến vận mạng của cả một dân tộc. Từ khi có chữ viết đến nay , dân chúng chưa bao giờ là đối tượng để nhà cầm quyền quan tâm cung cấp thông tin , nếu họ chủ động đưa thông tin cho , tức họ chuẩn bị lừa dư luận để đạt mục đích gì đó. Xã hội không chịu ngồi yên , bằng cách này cách khác họ thầm thì với nhau những cái hệ trọng đến họ , đến tình hình chung. Những người có lương tri trong triều đình là đầu mối quan trọng tung ra các sự thật thiết yếu , còn số đông vẫn là ngậm miệng ăn tiền. Kết cục , sự thật luôn nằm trong hầm bí mật. Cái thằng tây thế mà hay đáo để , nó cũng giấu như mèo giấu nhưng nó lại bắt cái thế giới không phải là tây phải công khai , sự thật là nó đã giúp không công cho dân nhiều nước biết được sự thật của mình. Thật là hay khi phải nhờ hàng xóm cho mình biết những cái của mình. Sự thật dù có bị giấu đi , nhưng bằng cách này hay cách khác mọi người rồi sẽ biết , có điều chậm quá , thông tin mất đi ý nghĩa. Người cầm quyền không thể chỉ giao dịch với nhau , trong ứng xử với xã hội , với thiên hạ , mọi người sẽ nhìn thấy cái đuôi nó lòi ra , dù không thấy thì những người có khả năng đặc biệt sẽ mách nước. Đặc biệt là một phần sự thật hoặc có thể không phải là sự thật hằng ngày được đưa ra , do đã cảnh giác từ trước , xã hội luôn móc ra cái đuôi của nó đang giấu ở đâu đó. Cầm quyền ma quái hoặc có thể là giặc bố trí những cá nhân làm như là người của xã hội ấy , thông tin một cách vô tư trong sáng hoặc gây nhiễu loạn thông tin xã hội . Quên đi , xưa rồi , xã hội tuy bị mất trí khôn từ lâu rồi , nhưng nay đang nhanh chóng hồi phục lại. Sự thật đang hằng phút , hằng giờ được moi ra , tung lên , bất chấp các loại thế lực triệt phá , ngăn cản , gây khó dễ. Xã hội còn rất nhiều người ưu tú , dũng mãnh , mưu trí chủ động chọc vào các loại hang ổ để nó lòi sự thật ra , những điều lâu nay họ nói hoàn toàn khác với những cái bị bịch ra. Cứ tin ở sự thật , dù nó còn rất nhiều chông gai.

Reader.vn

Hy vọng nó không bị chết ẻo