17 thg 4, 2011
Học (2)
» Xã hội
Cả nước hiện nay có gần 22 triệu
người đi học (kể cả lớp ngắn
hạn, giáo dục thường xuyên).
Trước năm 1945, hệ thống giáo
dục phổ thông là 13 năm (bậc
tiểu học 6 năm, trung học 4 năm;
trung học phổ thông bậc một là
hai năm và bậc hai là ba năm);
hệ cao đẳng ba năm và hệ ĐH4 6
năm. Thời kỳ đó, số lượng và quy
mô trường lớp nhỏ. Trung bình
một huyện có 20 xã chia làm3 4
tổng, mỗi tổng có một trường
tiểu học bậc một gồm ba lớp, 25
đến 30 học sinh mỗi lớp (để thi
lấy bằng yếu lược), sau đó ba
năm nữa thi lấy bằng tiểu học.
Tại các làng cũng có những ông
giáo tốt nghiệp bằng sơ cấp yếu
lược tổ chức lớp dạy cho trẻ con
chữ a, b, c, nhân chi sơ tính bản
thiện.
Ngày đó, trong tổng của tôi có
ngôi trường cấp một Thuận An.
Trường là ngôi nhà cấp bốn có
ba phòng học và một phòng hiệu
trưởng, bàn của học sinh được
kê thành hai dãy, mỗi bàn bốn
chỗ ngồi. Điều ấn tượng nhất với
tôi đó là phía dưới các lớp học
thường có một cái giá kê phía
dưới lớp dùng để treo những đồ
nông cụ nhỏ trong gia đình (cối
xay lúa, xe quay nước, thúng,
mủng, dần, sàng, bát, đũa,
chén…) được cha mẹ và học trò
tự làm để phục vụ cho việc thực
hành ở lớp. Ngày đó, trường tổ
chức học hai buổi mỗi ngày, mỗi
học trò đều mang cơm theo để
buổi trưa ăn và nghỉ ngay tại lớp
học.
Khi cách mạng Tháng Tám năm
1945 đến và trong kháng chiến,
hệ thống giáo dục của nước ta
vẫn duy trì như trước. Đến năm
1950, Chính phủ có cuộc cải cách
giáo dục, hệ tiểu học giảm còn
bốn năm, trung học ba năm và
THPT hai năm. Đến năm 1956, hệ
THPT tăng thêm một năm
thành ba năm (lớp 8, 9, 10) và
kéo dài đến khi giải phóng miền
Nam. Sau giải phóng miền Nam,
hệ thống giáo dục của hai miền
Nam - Bắc hợp nhất gồm cấp
một (5 năm), cấp hai (bốn năm),
cấp ba (ba năm).
Ông Nguyễn Hữu Danh, Phó chủ
tịch Hội Cựu giáo chức TP HCM:
Chọn “ngoại ngữ tiếng Việt” để
tiếngdân tộc không bị mai một.
Tôi còn nhớ, trước khi Cách mạng
tháng Tám nổ ra, tôi được tham
gia đội Thiếu niên tiền phong.
Ngoài giờ học tôi còn tham gia
các cuộc mít tinh.… Khi ở nhà, lứa
học sinh chúng tôi thường tụ tập
tại các khu phố, để quan sát việc
vận chuyển vũ khí của giặc
(chuyển vào nhà dân Pháp).
Chúng tôi có thể làm tốt công
việc này vì họ không chú ý tới trẻ
con. Thời đó, chúng tôi phải học
tất cả chương trình học bằng
tiếng Pháp. Mỗi học sinh được
chọn hai loại sinh ngữ khác
ngoài tiếng Pháp để học. Tất cả
học sinh Việt Nam ở Sài Gòn khi
đó đều chọn ngoại ngữ 1 là tiếng
Việt, ngoại ngữ 2 thường là
tiếng Anh để học. Làm như vậy
mới có thể duy trì vốn tiếng Việt
của dân tộc, không để ngôn ngữ
của mình bị mai một.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét