Người theo dõi
24 thg 7, 2011
Kiếm tiền
Google kiếm tiền từ Android
như thế nào? Minh Lết - Theo
MaskOnlineChủ nhật, 24/7/2011, 0:0 Có bao giờ bạn từng thắc
mắc: Phải chăng Google đang
"làm từ thiện" khi ném ra
hàng trăm triệu USD để phát
triển Android rồi lại "phân
phát" HĐH này hoàn toàn miễn phí? Sự thật đằng sau
những mánh khóe "làm tiền"
của Google. Nếu bạn có đôi chút quan tâm đến smartphone trong vòng 1 vài năm trở lại đây, có lẽ bạn sẽ khó lòng không nghe đến cái tên Android. HĐH dành cho các thiết bị cầm tay như smartphone, tablet của Google ra đời cách đây hơn 2 năm, và đi lên từ con số 0 để trở thành hệ điều hành phổ biến nhất trên điện thoại di động. Một trong những lý do khiến Android trở nên phổ biến là việc HĐH này được Google phát hành dưới dạng mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí. Điều này có nghĩa là tất cả các hãng sản xuất như HTC, Samsung, Motorola, LG... đều có thể sản xuất smartphone Android mà không mất 1 đồng chi phí bản quyền nào trả cho Google. Android có thực sự miễn phí như Google quảng cáo? Trước khi Android ra mắt, người ta từng rất hào hứng với ý tưởng gã khổng lồ tìm kiếm tham gia vào thị trường điện thoại di động. Sau khi có thông tin Google mua lại 1 HĐH dành cho các thiết bị cầm tay, nhiều người đã mơ đến 1 chiếc Google Phone hoặc việc Google sẽ tham gia vào thị trường dịch vụ viễn thông. Và với truyền thống cung cấp "đồ chùa" cho cộng đồng mạng của Google, người ta mong chờ những chiếc smartphone giá rẻ
bèo hoặc 1 nhà mạng cho phép gọi điện nhắn tin thoải mái mà không phải trả 1 xu nào.
Đến hôm nay thì chúng ta biết rằng những mộng tưởng ấy đã không trở thành sự thực. Google không sản xuất phần cứng cũng như không cung cấp
dịch vụ viễn thông theo kiểu truyền thống trên mạng 3G hoặc CDMA. Nhưng những gì mà Google đem đến cho người sử dụng có lẽ cũng tuyệt vời không kém: 1 HĐH di động tối tân và "hoàn toàn miễn phí".
Sự dễ dãi của Android và việc HĐH này hoàn toàn miễn phí đã giúp các hãng sản xuất dễ dàng tiếp cận với Android hơn, và kết quả là một binh đoàn các smartphone có cộp dấu Android xâm chiếm thị trường chỉ trong nháy mắt, đem đến cho người dùng cuối hàng trăm sự lựa chọn. Người sử dụng hài lòng vì có được chiếc điện thoại như ý, hãng sản xuất phần cứng thì sung sướng
vì bán được hàng.
Nhưng còn Google? Liệu Google có cảm thấy sung sướng trước sự thành công của Android nếu hãng này không kiếm được 1 xu từ nó? Chắc chắn là không. Google không phải là 1 tổ chức từ thiện, Android, không nghi ngờ
gì, là 1 công cụ "làm tiền" của Google. Thế nhưng câu hỏi đặt ra là, liệu Google kiếm tiền từ Android như thế nào, nếu với mỗi chiếc smartphone Android xuất xưởng Google không thu được 1 đồng nào từ chính HĐH mà họ phải bỏ ra hàng trăm triệu, thậm chí có thể là hàng tỉ, USD để phát triển?
Nếu bạn từng từ hỏi mình câu đó, bài viết này sẽ cho bạn đáp án. 1. Bản chất của Google Để trả lời được câu hỏi ở trên, chúng ta phải hiểu về bản chất của Google. Google kinh doanh thứ gì? Có người sẽ nói Google là 1 công ty công cụ tìm kiếm (Google Search), người lại bảo Google là công ty cung cấp dịch
vụ email (Gmail), người thì cho rằng Google chuyên cung cấp dịch vụ giải trí (Youtube)... Google có chân rết ở nhiều lĩnh vực đến mức đôi khi người ta quên mất chức năng chính của Google: Một công ty quảng cáo. Nếu bạn chưa biết, thì chính những mẩu quảng cáo nho nhỏ
gắn trong email, kết quả tìm kiếm mà bạn vẫn đang xem hằng ngày, là nguồn sống chính của Google. Chính những dòng chữ trông có vẻ đơn giản và vô hại ấy đã nuôi sống và gây dựng cả 1 đế chế Google hùng mạnh như ngày hôm nay. Những mẩu quảng cáo nhỏ bé như thế này đã xây dựng nên gã khổng lồ Google. Google được các công ty khác trả tiền để chèn những mẩu quảng cáo trên vào các kết quả tìm kiếm hoặc trang email của người sử dụng dịch vụ của Google. Vấn đề là, Google đã tìm được cách chèn những quảng cáo ấy khéo léo đến mức người sử dụng đôi khi không hề nhận ra sự hiện diện của chúng. 2. Quảng cáo trúng đích Điều làm nên thành công của Google là quảng cáo do Google làm rất trúng vào nhu cầu của người xem. Một ví dụ một quảng cáo trên ti vi chẳng hạn như về máy lọc nước Kangaroo. Rõ ràng trong vài chục triệu người Việt Nam xem đoạn quảng cáo đêm hôm đó, chỉ có 1 phần rất nhỏ có nhu cầu mua máy lọc nước. Và một khi không có nhu cầu thì quảng cáo đó dù hay tới đâu cũng chỉ như "nước đổ đầu
vịt", không hiệu quả. Trong khi đó đơn cử như khi tôi tìm kiếm trên Google bằng từ khóa "học tiếng anh", lập tức 1 loạt các quảng cáo được Google khéo léo chèn vào kết quả tìm kiếm về các trung tâm Anh ngữ ở gần nơi tôi sinh sống. Chắc chắn xác suất tôi cảm thấy hứng thú với mẩu quảng cáo đó sẽ cao hơn nhiều. Và như thế tức là tôi đã "cắn câu" của Google.
Như vậy, quảng cáo càng trúng đối tượng sẽ càng đem lại hiệu quả cao. Thử tưởng tượng nếu Google có thể biết được bạn đang quan tâm đến thứ gì, ở độ tuổi bao nhiêu, đang ở địa điểm nào, mức thu nhập ra sao... những quảng cáo của Google sẽ "đáng sợ" đến mức nào.
Vấn đề là ở chỗ, làm sao để Google có thể thu thập các thông tin ấy của người sử dụng? 3. Cách làm khôn khéo Có thể Google đã dính rất nhiều vụ kiện cáo liên quan đến việc thu thập thông tin cá nhân của người sử dụng và vi phạm quyền riêng tư của họ. Nhưng thực tế cho thấy, mỗi lần vấp ngã là 1 lần Google "khôn" ra, và cách thu thập các thông tin kể trên của hãng này càng ngày càng kín đáo, tinh vi. Google theo dõi thói quen duyệt web của người sử dụng thông qua 1 công cụ miễn phí là Google Analytics (GA). GA là 1 công cụ được Google cung cấp "miễn phí" cho các quản trị website để theo dõi các thông số về lưu lượng hoạt động trên website của họ, đem lại những thông tin rất quí giá cho người quản trị.
Đồng thời GA cũng đóng vai trò là 1 "gián điệp 2 mang", đem về cho Google những thông tin về thói quen duyệt web của người dùng internet. Với 1 cơ sở dữ liệu đủ lớn từ GA, Google có thể vẽ ra cả 1 "bản đồ internet" về thói quen tiêu dùng và sự quan tâm của người dùng ở từng độ tuổi, vùng miền để làm cho các quảng cáo được chính xác hơn. Tương tự như vậy, Google Chrome cũng là 1 sản phẩm theo kiểu "mồi ngon" của Google. Rất nhanh, rất tiện dụng nhưng cũng là 1 công cụ để Google giám sát thói quen duyệt web của người sử dụng. Chưa hết, nếu bạn đang sử dụng Google DNS (8.8.8.8) để vào Facebook ở Việt Nam, bạn cũng đang "cúng" không cho Google những thông tin về việc bạn đang quan tâm đến sản phẩm gì, đang duyệt những website như thế nào. Từ đó Google sẽ biết để dễ bề "mồi chài" bạn bằng các quảng cáo của mình hơn. 4. Bước vào kỷ nguyên "hậu- PC" Nhưng tất cả những mánh khóe kể trên đều là ở trong thời kỳ mà các PC, laptop đang thống trị thị trường. Giờ đây, khi loài người đang bước vào kỷ nguyên hậu-PC, những phương pháp trên tỏ ra lỗi thời
hoặc thiếu hiệu quả. Với sự ra đời của smartphone, rất nhiều người đã chuyển rất nhiều việc tìm kiếm sang các thiết bị cầm tay vốn có ưu điểm là luôn "dính" vào người mọi lúc, mọi nơi. Chẳng hạn như khi tìm kiếm 1 cây xăng khi đang đi trên đường, hoặc 1 mốc ATM gần nơi mình đang đứng, chỉ có duy nhất smartphone mới có thể đáp ứng được nhu cầu này của người dùng trong khi cả các laptop nhỏ gọn nhất cũng không thể giở ra giữa đường được. Quảng cáo trong 1 ứng dụng miễn phí của Android. Quảng cáo cũng là nguồn thu chính của các ứng dụng kiểu này. Và 1 chiếc smartphone cũng nói cho người ta biết nhiều về chủ nhân của nó hơn là 1 chiếc máy tính để bàn. Model của chiếc smartphone phần nào hé lộ độ tuổi và tính cách, giá thành "tố cáo" độ dày hầu bao, và quan trọng nhất, là smartphone luôn đi kèm với người nên vị trí của smartphone là vị trí của người sử dụng. Thử tưởng tượng bạn tìm thông tin về 1 chỗ bán laptop, nếu có 1 quảng cáo về 1 cửa hàng đang hạ giá 20% và chỉ cách chỗ bạn đang đứng 200m, bạn có muốn ghé qua xem thử? 5. Tóm lại, Google kiếm tiền từ Android như thế nào? Có lẽ nói đến đây bạn đã phần nào mường tượng ra mục đích của Google khi tạo ra Android. Nói ngắn gọn, Google là 1 công ty quảng cáo, để quảng cáo trúng đích, Google phải có thông tin về đối tượng xem những quảng cáo đó. Họ thu thập các thông tin này bằng nhiều cách, và Android đơn giản là 1 công cụ hỗ trợ Google điều tra người dùng.
Bản thân các thiết bị chạy Android cũng là những quầy trưng bày quảng cáo của Google. Bạn có nhớ khi chơi Angry Bird thi thoảng vẫn thấy các mẩu quảng cáo nho nhỏ hiện lên? Các ứng dụng miễn phí trên Android cũng đi kèm quảng cáo. Phần tiền thu được từ các quảng cáo nào được Google và người phát triển ứng dụng đó cưa đôi. Nói 1 cách khác, khi cầm theo 1 chiếc smartphone Android trong túi, bạn đang mang theo 1 tên gián điệp luôn tìm cách "nhồi nhét" vào đầu bạn những đoạn quảng cáo mà nó nghĩ rằng bạn sẽ cảm thấy hứng thú. Quảng cáo trong Angry Birds. Bên cạnh quảng cáo, Google còn một vài cách nữa để làm tiền từ Android. Mà đầu tiên là từ việc bán các ứng dụng như Gmail, Google Search cho các nhà sản xuất thiết bị. Cụ thể là những hãng sản xuất như HTC, Motorola... muốn đưa các ứng dụng của Google như Gmail, Google Search vào sản phẩm của mình thì phải trả 1 khoản phí cho Google.
Tất nhiên khoản phí cho các Google Apps này trên mỗi thiết bị là không đáng kể, nhưng nếu nhân với 130 triệu thiết bị Android từng xuất xưởng (Tính đến 04-2011), đó vẫn sẽ là 1 con số khổng lồ. Triết lý của Google vẫn là: HĐH thì miễn phí, nhưng ứng dụng phải trả tiền và bên phải móc túi là hãng sản xuất. Tất nhiên các hãng có thể chọn không bổ sung các ứng dụng này vào sản phẩm của mình, tuy nhiên với sự tiện dụng của các Google Apps, 1 smartphone Android sẽ
mất đi rất nhiều sự hấp dẫn nếu thiếu chúng. Bên cạnh đó, Android Market cũng là 1 nguồn thu của Google. Cũng giống như Apple, Google thu 1 khoản phí trên mỗi ứng dụng bán được. Mặc dù với tình hình kinh doanh bết bát của Android Market, có lẽ số tiền này cũng không thực sự lớn. Và kể cả trong trường hợp ứng dụng không bán được, Google vẫn thu được tiền vì 1 lập trình viên muốn đăng tải ứng dụng trên Android Market thì phải trả 1 khoản phí gia nhập, và khoản phí này tất nhiên là sẽ chảy vào túi Google. 6. Kiếm được bao nhiêu tiền? Năm ngoái Google tuyên bố mình tạo ra khoảng 1 tỉ USD thu nhập từ Android. 1 con số khá khiêm tốn nếu so với 23,73 tỉ USD mà Apple kiếm được từ iPhone. Tuy nhiên nếu bạn suy xét cả đến việc Google không bán phần cứng của Android, con số trên hoàn toàn không hề nhỏ.
Cũng trong năm 2010, người ta ước tính, Google kiếm được khoảng 5.9 USD/năm ở mảng quảng cáo trên mỗi thiết bị chạy Android xuất xưởng, và con số này sẽ tiếp tục tăng đến mức 10 USD trong năm 2012. Với 130 triệu thiết bị chạy Android hiện có mặt trên thị trường, chắc chắn Google đang kiếm đều đặn 760 triệu USD mỗi năm, và tỉ suất lợi nhuận trong số thu nhập trên chắc chắn rất cao.
Thử so sánh với con số 3 triệu máy Windows Phone 7 ra lò và 15$ mà Microsoft kiếm được từ mỗi máy chạy Windows Phone 7 chúng ta sẽ thấy rõ ràng Google kiếm tiền từ Android cũng nhanh chẳng kém gì những hãng bán bản quyền HĐH, thậm chí có phần còn nhanh hơn vì lượng người dùng Android vẫn đang "trương nở" với tốc độ chóng mặt: 300.000 thiết bị kích hoạt mới mỗi ngày. Kết Android cũng giống như tất cả các sản phẩm khác của Google, không hề miễn phí như người ta vẫn tưởng. Mặc dù không trực tiếp móc túi khách hàng, nhưng Google luôn tìm cách che mắt người sử dụng 1 cách khéo léo để họ không nhận ra rằng mình đang bị Google "chăn dắt". Nhưng nói cho cùng, không có gì miễn phí hoàn toàn, và Android cũng không phải ngoại lệ. Và sự thực là với những gì mà Google đã làm với Android, rõ ràng họ xứng đáng được hưởng phần của mình. Câu hỏi chỉ còn là: Liệu bạn có thể "chung sống" với tên gián điệp Android hay không mà thôi.
Android hiện tại vẫn chưa phải là cỗ máy in tiền của Google, và có lẽ hãng này cũng không định hướng Android trở thành công cụ kiếm tiền chính của mình. Android trong thời điểm này, và có thể là cả tương lai nữa, sẽ vẫn chỉ là 1 công cụ giúp Google bước vào kỷ nguyên hậu-PC và để gã khổng lồ hiểu tường tận hơn về những khách hàng mà hãng này đang phải nhắm đến hoặc phục vụ. Chia sẻ TAG: android, google, p
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét