Người theo dõi

18 thg 5, 2011

Truyện ngắn

--
Phi Vũ

www.phivu1956.blogspot.com
And:
www.phivu56.wordpress.com
And:
www.my.opera.com/phivu56/blog/


Chuyện của hắn

Thế đó, cuộc đời thắm thoắt thoi đưa. Nhiều lúc hắn ngồi nghĩ lan man, nhớ
về những kỷ niệm xưa cũ. Ngày hôm qua, ngồi đọc một bài thơ ở trên internet
của một người bạn làm cảm xúc của hắn trào dâng. Những ý nghĩ về quá khứ cứ
lẩn quẩn trong đầu của hắn suốt ngày. Hắn lại nhớ đến ngày xưa , lại cũng
ngày xưa...Từ nhỏ hắn rất thích những câu chuyện cổ tích bắt đầu bằng chữ
ngày xưa. Sau đây là câu chuyện của hắn kể cho tôi nghe. Tôi giữ nguyên một
trăm phầm trăm, không thêm, không bớt.

Hồi đó, khoảng 11 tuồi, tôi thi đậu vào lóp đệ thất của trường Trung Học
Phan Châu Trinh, một trường công rất lớn tại thành phố Đà Nẵng nơi tôi sinh
ra và lớn lên. Khỏi phải nói ai cũng biết nỗi vui mừng và sung sướng của tôi
lớn như thế nào khi được thi đậu vào đệ thất. Ngày lên trường để xem kết quả
kỳ thi, tôi xem ngược từ dưới lên trên với ước mong nhỏ nhoi là mình được
đậu ...gần chót.. Tôi nhớ đợt thi này tổng cộng có 274 học sinh được đậu vào
trường. Tôi đọc 274, 273, 272, 27...cho đến 100, tôi bắt đầu lo sợ rằng mình
...bị rớt. Mồ hôi vả ra làm ướt chiếc áo sơ mi trắng tôi đang mặc. Tôi tiếp
tục đọc, trong lòng đang bắt đầu ...thất vọng. Thế nhưng khi đọc đến số thứ
tự 69, tên của tôi đã nằm trên ...bảng vàng. Tôi sung sướng hét to lên một
tiếng khiến mọi người giật mình quay lại nhìn làm tôi xấu hổ đỏ bừng cả mặt.
Tôi nhìn quanh, có những nét mặt rạng rỡ, Gởi em chuyện ngăn ngắn
Chúc vui

--
Phi Vũ

www.phivu1956.blogspot.com
And:
www.phivu56.wordpress.com
And:
www.my.opera.com/phivu56/blog/


Chuyện của hắn

Thế đó, cuộc đời thắm thoắt thoi đưa. Nhiều lúc hắn ngồi nghĩ lan man, nhớ
về những kỷ niệm xưa cũ. Ngày hôm qua, ngồi đọc một bài thơ ở trên internet
của một người bạn làm cảm xúc của hắn trào dâng. Những ý nghĩ về quá khứ cứ
lẩn quẩn trong đầu của hắn suốt ngày. Hắn lại nhớ đến ngày xưa , lại cũng
ngày xưa...Từ nhỏ hắn rất thích những câu chuyện cổ tích bắt đầu bằng chữ
ngày xưa. Sau đây là câu chuyện của hắn kể cho tôi nghe. Tôi giữ nguyên một
trăm phầm trăm, không thêm, không bớt.

Hồi đó, khoảng 11 tuồi, tôi thi đậu vào lóp đệ thất của trường Trung Học
Phan Châu Trinh, một trường công rất lớn tại thành phố Đà Nẵng nơi tôi sinh
ra và lớn lên. Khỏi phải nói ai cũng biết nỗi vui mừng và sung sướng của tôi
lớn như thế nào khi được thi đậu vào đệ thất. Ngày lên trường để xem kết quả
kỳ thi, tôi xem ngược từ dưới lên trên với ước mong nhỏ nhoi là mình được
đậu ...gần chót.. Tôi nhớ đợt thi này tổng cộng có 274 học sinh được đậu vào
trường. Tôi đọc 274, 273, 272, 27...cho đến 100, tôi bắt đầu lo sợ rằng mình
...bị rớt. Mồ hôi vả ra làm ướt chiếc áo sơ mi trắng tôi đang mặc. Tôi tiếp
tục đọc, trong lòng đang bắt đầu ...thất vọng. Thế nhưng khi đọc đến số thứ
tự 69, tên của tôi đã nằm trên ...bảng vàng. Tôi sung sướng hét to lên một
tiếng khiến mọi người giật mình quay lại nhìn làm tôi xấu hổ đỏ bừng cả mặt.
Tôi nhìn quanh, có những nét mặt rạng rỡ, sung sướng như tôi, nhưng cũng có
rất nhiều nét mặt buồn thiểu não. Biết làm sao bây giờ, sự đời là vậy. Bên
cạnh sự sung sướng của những người này cũng có sự buồn bã, thất vọng của
những người khác.
Cuối tuần đó, ba mạ tôi mở một bữa tiệc nhỏ và mời thầy giáo dạy lớp Nhất mà
tôi theo học tiểu học để cám ơn thầy. Nói về vị thầy khả kính mà tôi rất
thương và quý trong, nếu có dịp tôi sẽ kể về thầy. Thầy rất dữ đòn với học
sinh, nhưng với tôi thì không hiểu tại sao thầy lại thương, chắc là nhờ tôi
học giỏi môn toán, mà thầy lại đặc biệt thích dạy về toán.
Mùa khai giảng năm đó, tôi được xếp vào lớp Thất một là lớp Pháp văn. Tôi
thích học Anh văn, nhưng mạ tôi lại bắt tôi phải học Pháp văn với lý do bà
sẽ dạy thêm cho tôi ở nhà. Mặc dầu trong lòng không vui, nhưng tôi cũng phải
vâng lời. Vào trong lớp, tôi là thằng nhỏ con nhất lớp, hiền và nhút nhát
nhất lớp cho nên tụi bạn mới gắn cho biệt danh là Petit. Cái biệt danh này
đã gắn liền với tôi hơn nửa đời người và vẵn còn tồn tại mãi cho đến tận
ngày hôm nay. Năm học lớp đệ thất trôi qua một cách bình thường, không có gì
đáng chú ý.
Sang năm học đệ lục, nhà trường mỗi tuần có cho học sinh Pháp văn của chúng
tôi học thêm 2 giờ luyện giọng. Giáo sư là một thầy giáo người Pháp dạy tại
trường Tây Lyceé Pascal. Chúng tôi được học hai giờ luyên giọng hình như là
hai giờ cuối của sáng thứ tư nếu như tôi nhớ không lầm. Chuyện đáng để nói
xảy ra trong năm học lớp đệ lục này.
Chúng tôi học luyện giọng Pháp văn vào hai giờ cuối sáng thứ tư, nhưng buổi
chiều thì phải học đủ bốn giờ. Nhà tôi ở khá xa trường mà tôi lại phải đi bộ
để đi học. Thời gian nghỉ trưa quá ít, không đủ để tôi đi bộ về nhà ăn cơm
và đi học trở lại cho đúng giờ cho nên mạ tôi mới cho tiền ở lại trường mua
bánh mì để ăn và uống nước. Thường thường sau khi ăn xong ổ bánh mì, tôi lại
sang uống một ly nước chanh tại quán nước kế trường Nữ Trung Học Hồng Đức.
Tuần đầu tiên và tuần thứ nhì trôi qua không có gì đặc biệt. Sang đến tuần
thứ ba, tôi đang ngồi uống nước thì một "cô bé" với áo dài trắng đang cắp
cặp đi ngang qua ghế chỗ tôi ngồi (hồi đó các cô học sinh trường Hồng Đức
hay có thói quen cắp cặp xéo trên tay ). Mới nhìn thóang qua, tôi bỗng "giật
mình"! "Cô bé" sao mà dễ thương đến lạ! Hai mắt to, tròn đen kèm với sóng
mũi cao thon làm gương mật "cô bé" thêm phần thanh tú. Đầu tóc cất theo kiểu
demi-garcon làm cho "cô bé" có một kiểu cách hơi "ngổ ngáo". Tôi nhìn theo
cô bé chầm chậm bước vào sân trường cho đến lúc mất hút vào những dãy lớp
với tâm trạng bâng khuâng...Chiều hôm đó, trong bốn giờ học hồn vía của tôi
đi đâu mất. Ngồi trong lớp học mà đầu óc cứ suy nghĩ vẩn vơ.
Tuần sau , ngồi uống nước vào buồi trưa tôi vẫn gặp "cô bé". Đến tuần kế
tiếp, khi "cô bé" đi ngang qua, tôi nhìn vào mặt và cố mỉm nụ cười, nhưng cô
ta nhìn thẳng mà không để ý đến tôi. Thật tội nghiệp "thằng bé"! Về nhà soi
gương cả tuần để tập nụ cười sao cho "dễ thương" nhưng "cô bé" vẫn không
đoái hoài.
Tối hôm đó, tôi cô gắng học bài và làm bài thật nhanh để dành thì giờ viết
thơ gởi "cô bé". Đây là bức thơ tình đầu tiên trong đời với những lời lẽ rất
"ngây ngô". Tôi nôn nóng chờ đến trưa thứ tư, lúc "cô bé" đi ngang qua, tôi
đứng dậy dúi vội bức thơ vào tay "cô bé". Hú hồn hú vía! "Cô bé" đút vội bức
thơ vào cặp và đi vào trường, mắt vẫn nhìn thẳng.
Thế là từ đó, tôi và Vi thương nhau. Chúng tôi có những buổi hẹn hò ngoài
giờ học để đi ăn kem, ngồi nói những chuyện vu vơ không đâu vào đâu của tuổi
mới lớn. Chúng tôi cùng nhau vào xem xi nê, nhưng thú thật là tôi chưa hề
dám cầm tay của nàng.

Cuối tháng học đó, tôi bị sụt mười lăm bậc và Vi cũng như vậy. Mạ tôi là
người rất nghiêm khắc đối với con cái trong việc học. Cầm quyển sổ trên tay,
bà nhìn thẳng vào mắt tôi và hỏi tại sao con học bị sụt. Dĩ nhiên là tôi
không dại gì khai ra chuyện tình của tôi để rồi bị ăn đòn. Thế là từ hôm đó,
thời khóa biểu học ở nhà của tôi "dày đậc" vào cuối tuần. Vi còn tội nghiệp
hơn tôi. Tôi là con đầu đàn trong nhà, nhưng Vi còn có anh trai và chị gái.
Học sụt vị thứ,không những bị ba mẹ tra hỏi mà còn bị anh trai "kí" đầu nữa.
Hôm gặp tôi, Vi chỉ cho tôi làm tôi thấy buồn buồn. Trăm sự cũng bởi lỗi tại
tôi.

Mới đó mà thắm thoắt đã bốn mươi mấy năm trôi qua. Không biết bây giờ Vi ở
nơi đâu? Tôi tự nhủ thầm: "Chắc bây giờ Vi đã là bà nội, bà ngoại rồi cũng
nên?"

Phi Vũ

4 nhận xét:

  1. "...
    Anh mải mê về một màu mây xa,
    Về cánh buồm bay qua ô cửa sổ,
    Về cái vẻ thần kỳ của ngày xưa..."

    (Trích trong bài thơ "Thời hoa đỏ" của Thanh Tùng)

    Trả lờiXóa
  2. Có thể không mải mê nhưng kỷ niệm thì thường....đẹp

    Trả lờiXóa
  3. có nhiều người mê mải mà không biết mê mải gì

    Trả lờiXóa
  4. Nhiều khi bị "định hướng"...lầm!

    Trả lờiXóa