20 thg 3, 2011

VIỆT-HÁN-VIỆT 7000 - 5000 NĂM HAY HÁN-VIỆT 1000 NĂM Khổng La Ái (2)


Theo tôi, để chứng minh có nền văn hóa Việt rực rỡ trước Hán Hoa và người Hoa (cái gọi là người Hoa này thật ra theo tôi cũng không có một nền móng gì vững chắc cả) thực ra đã chiếm dụng nó thành của mình thì ít ra chúng ta cần phải tuân theo một số định đề dưới đây:

1        Văn hóa Việt và Hoa đặc biệt là ngôn ngữ khác nhau một cách đặc thù và rõ rệt.


2        Số âm tiết đọc được trong ngôn ngữ Hán rất ít so với âm tiết tiếng Việt.


3        Ngôn luôn luôn đi trước ngữ. Vậy nếu có một số từ về ngữ chúng ta mượn của dân tộc khác thì chưa chắc từ đó về ngôn chúng ta cũng du nhập (đôi lúc vì thấy âm vị đọc giống nhau mà một số học giả tự nô dịch cua chúng ta lại cho rằng chúng ta vay mượn). Và từ đây chúng ta có thể thấy một nguồn tài liệu phong phú để chứng minh là chính ngôn ngữ của chúng ta (Kinh, Mường, Thái, Tày, Nùng,…) qua ca dao, phương ngữ, tục ngữ, truyền thuyết…thậm chí qua những từ riêng biệt.


4        Người phương Bắc là kẻ chiến thắng về quân sự luôn luôn có chủ tâm chiếm lấy văn hóa hay đẹp của dân phương Nam và đồng hóa về văn hóa.


5        Trải qua gần 1000 năm đô hộ và sự chủ tâm đồng hóa mà văn hóa của chúng ta vẫn giữ được những nét đặc thù chứng tỏ dân tộc ta có một nền văn hóa mạnh và sâu sắc trước đó chứ không thể là dân tộc man di mọi rợ được.


6        Rất nhiều địa danh và danh tính các nhân vật cổ tiếng tăm người Trung Quốc vẫn được ghi lại trong sách của họ theo ngữ pháp Việt.


7        Di dân theo đường biển (dĩ nhiên là ven bờ) sẽ nhanh hơn rất nhiều di dân theo lục địa (qua sa mạc và rừng núi). Từ đây cũng suy ra thời Thái cổ dân Việt giỏi đi biển còn dân Hoa-Mông giỏi phi ngựa và đánh nhau (vì trên đường bộ sẽ gặp nhiều thú dữ).


8        Dân từ Triết Giang xuống tận Việt Nam bây giờ tự gọi họ là Việt bởi vì từ Việt có ý nghĩa thiêng liêng chung đối với họ chứ không thể nào chờ người Hoa Hạ đến đặt cho họ tên là Bách Việt để dùng gọi chủng tộc mình. Và việc nghiên cứu ngữ văn Hán để chứng minh mình là Việt nào vô cùng trái khoáy không khác gì lấy râu ông này cắm cằm bà kia. (Dĩ nhiên dùng để tham khảo thì được nhưng phải trên tinh thần tạo ra một nghĩa nguyên thủy đồng nhất; và nghiên cứu ngữ cho thấy sự biến dạng của các từ Việt theo thời gian đồng hóa).


(anviettoancau.net)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét