19 thg 11, 2010
Ai phá nát xã hội
Tiền làm ra , tiền vay (nhiều hình thức khác nhau ), tiền được hỗ trợ ủng hộ. . . Đó là một nguồn lực lớn để giải quyết mọi vấn đề xã hội. Vậy mà nó chỉ được lợi dụng cho làm việc này việc kia cho là quan trọng lắm rồi xà xẻo. Tiền bị lãng phí ăn uống đi lại hội họp giấy mực văn phòng điện các loại . . . vô vàn chuyện để chi phí. Trong khi đó nền văn minh bây giờ có đủ thứ hỗ trợ làm việc hiệu quả. Một ví dụ cụ thể Viettel các máy vi tính của tập đoàn đều sử dụng nguồn mở rẻ tiền bảo mật tốt, không vi phạm bản quyền, họp từ huyện đến toàn quốc qua truyền hình không tốn tiền đi lại ăn ở. . . Người ta không muốn tiết kiệm vì muốn kiếm chác. Không có tiền thì không thể giải quyết được các vấn đề đặt ra, còn cách giải quyết không thiếu gì cách. Chỉ có cách triệt đi các cái mỏ đục khoét là chưa có cách gì.
Hậu phương
Các chiến sĩ chiến đấu không sợ hy sinh có nhiều lý do trong đó có lý do không phải lo lắng cho hậu phương. Người vợ hay người chồng làm hậu phương vững chắc cho người kia, hoặc cùng đi làm thì có người thân làm hậu phương hoặc thuê người chu toàn việc nhà để toàn tâm toàn lực theo đuổi công việc. Một nghệ sĩ xiếc có dây bảo hiểm, có lưới bảo hiểm sẽ thể hiện được hết mình và kết quả chắc chắn là cao. Mỗi một cá nhân dù là người nghèo cũng không bao giờ sợ đói sợ mưa lạnh không sợ bệnh tật không được chữa trị mà lại được học tập tạo nghề miễn phí thì họ sẽ hăng say lao động sáng tạo theo sở trường theo nguyện vọng của mình, hiệu quả lao động xã hội sẽ vô cùng tốt. Lúc đó không sợ hàng ngoại lấn hàng nội, không sợ không cạnh tranh được. Người khá giả thì có môi trường tốt để làm giàu (nhiều lao động lành nghề để thuê ) họ sẽ yêu cuộc sống và tăng phần làm từ thiện. Người nghèo được xã hội hỗ trợ sẽ không có gì phải oán đời trách người , cố gắng vươn lên. Mỗi cá nhân là một sự liên quan và cảm hứng tốt với xã hội, xã hội lại ưu ái với mọi người. Một xã hội hợp lý tràn ngập tình người.
Người nghèo
Không phải là an sinh xã hội mà là bao nhiêu người nghèo được sống bình thường và bao nhiêu chưa được hỗ trợ. Những người có điều kiện, có năng lực họ tự lo và mua bảo hiểm không phải là gánh nặng của xã hội. Người nghèo có đất thì xây nhà thông thường cho họ, cấp gạo hằng tháng, họ đi làm thuê, đi tăng gia thêm để cải thiện đời sống. Vùng người nghèo có trường học, trạm xá miễn phí, người cận nghèo cũng được hưởng sự đầu tư này. Các khu vực dân cư có bệnh viện miễn phí, bệnh viện không xây ở đô thị mà xây ở gần vùng dân cư nghèo. Bệnh viện công này huy động nhiều bác sĩ tình nguyện đến khám chữa miễn phí, các bệnh viện thu phí sẽ hăng hái đến làm tình nguyện để thể hiện tấm lòng với người nghèo mà có khi còn tạo tiếng tốt cho bệnh viện thu phí của mình, không phải nghèo mà đến đây khám chữa cũng không sao, vì là bệnh viện công và trường công nên đầu tư hạ tầng sẽ ở mức đủ yêu cầu nên người có cuộc sống tốt sẽ phải trả phí ở những bệnh viện thu phí. Người nghèo đã có một điểm xuất phát tốt chắc chắn họ sẽ tiến lên vững chắc và không ai muốn mình nghèo mãi.
Cô đánh
Con học tiểu học không theo kỷ luật lớp học cô đánh nhiều vào mặt, cô xé truyện đọc trong lớp, cô cho các bạn lêu xấu. Con về nhà bỏ ăn, nằm trên giường muốn chết. Đến gặp thầy hiệu trưởng xin thầy chuyển lớp, xin đừng nói gì cô hết. Hôm sau đi vắng cô đến nhà chở con về nhà cô . Cô điện thoại nói nếu chuyển lớp thì ảnh hưởng đến cô, cô nói quá đành thôi. Vờ hỏi con con thích học không , con nói chán. Nói con bỏ học đi, con không nói gì nhưng ý vẫn đi học. Chỉ thấy con vui khi bấm máy tính và đọc truyện. Thỉnh thoảng hỏi con có bị đánh không , thỉnh thoảng con nói có bạn bị đánh. Cô không muốn như thế, trò không muốn học như thế.
Thầy
Có ai đi học chỉ có ba người thầy. Thầy dạy tiểu học cận thận chữ đẹp, những gì thầy dạy chả nhớ nữa, hình ảnh thầy là người tận tụy, học sinh làm không đúng thầy nhíu mày thoáng buồn, thầy như sợ trò mình không tốt lên được. Thầy thứ hai dạy văn bao nhiêu bài thầy dạy chả nhớ gì , thầy cũng cố gắng mà việc thầy thầy làm việc trò trò làm. Đến một hôm thầy nói hôm nay học thêm, ghi chép tùy trò. Thầy giảng thơ Hồ Xuân Hương, thầy cũng không mang giáo án, thầy như có men rượu (không phải uống rượu ) cả lớp yên nặng nghe thỉnh thoảng có tiếng cười. Chả nhớ lời thầy giảng cái gì. Cuối buổi thầy lấy tờ báo văn nghệ có truyện ngắn của thầy được đăng, chả nhớ truyện ngắn nội dung gì chỉ thấy buồn buồn vô định. Thầy nói dự định viết tiếp sau này, mà sau này để ý cũng không thấy truyện của thầy. Từ đấy tự dưng thấy văn nó hay, đọc văn là việc nên làm, nó như có cái gì đấy ám ảnh người ta, mặc dù chẳng có gì liên quan đến văn và cũng chẳng có năng khiếu về văn. Thầy thứ ba. Thầy dạy nghề, thầy giảng như nó sẽ mất đi nếu không học, thầy nói rành mạch dễ hiểu, nhưng cũng quên hết rồi, nhìn thầy như không có gì khác ngoài nói những việc này, thầy chỉ sợ như kiến thức nó sẽ không còn nữa, tự dưng quên hết những mua bán đổi chác. Cả đời đi học nhà trường mà chỉ có ba người thầy thì buồn thật, không thành tài cũng là điều dễ hiểu, vì không tiếp thu được chữ của thầy.
Nền tảng xã hội
Không ai tin nền tảng xã hội chính là những người dân nghèo. Nếu coi dân nghèo là cái đuôi của con thạch sùng khi cần thì tiêu hóa để nuôi các bộ phận khác của con thạch sùng thì cũng cần phải cho cái đuôi ấy đủ lớn thì mới có tác dụng. Dân nghèo cái ăn còn không đủ thì còn nghĩ đến gì nữa, chạy vạy cả ngày để lo sinh hoạt thường nhật ở mức cực thấp, thể chất, tinh thần đều kém, bệnh một cái coi như chết luôn. Tất cả họ được cho cái ăn, cái mặc, cái ở, cái học, chữa bệnh miễn phí, sức lao động của họ sẽ tốt hơn, họ đi làm thuê để nâng cao cuộc sống, đến một lúc nào đó họ vĩnh viễn thoát nghèo, xã hội không phải lo cho họ mà họ sẽ có đóng góp vào việc chung. Ngân sách cứ nói chung chung, sao không hỏi tình hình người nghèo ở thôn, ở xã, ở huyện, ở tỉnh thế nào rồi. Hằng năm có bao nhiêu thoát nghèo, và nhập nghèo. Việc tối thiểu có xã hội lo thì họ sẽ tự nâng cao được đời sống. Tiền không phải là ít, nhưng tiền hình như toàn đi đến chỗ hư vô mà không đi đến con người cụ thể. Tám chín chục triệu người số phải do xã hội lo chắc cũng không nhiều lắm, các công trình công cộng cho người nghèo, người cận nghèo cũng được hưởng luôn, giảm bớt nguy cơ xuống nghèo. Bây giờ cứ tập trung đầu tư vào đô thị, tăng sự hấp dẫn, người ta cứ kéo vào đô thị, bị quá tải lại tăng đầu tư, hết tiền lấy đâu cho người nghèo. Xây được cái nhà cho người nghèo coi như xong. Phải theo người ta cho đến khi người ta hết nghèo, ăn uống ở mặc học chữa bệnh họ không lo thì không mấy lúc mà cuộc sống họ được nâng cao, khi đủ lực thì xã hội rút, họ tự lo và vẫn được hưởng các nguồn đầu tư công cộng về nhà, học và chữa bệnh. Người đô thị là tầng lớp tinh hoa, người ta tự lo được cuộc sống của họ, không cần phải dùng nguồn tiền công cộng, phải cho người ta niềm tự hào là tầng lớp có ích cho xã hội và họ có một tầng lớp lao động ngày càng tăng về chất lượng để họ thuê sử dụng đem lại nhiều giá trị gia tăng khác. Các vấn đề xã hội sẽ giảm hẳn, cuộc sống ai yên phận đó và có rất nhiều cơ hội để vươn lên, khi sa sút vào tầng lớp nghèo thì cũng không sao, sẽ có cơ hội được làm lại. Xã hội yên bình mà không trì trệ, không điên cuồng kiếm sống bằng mọi giá. Việc dễ mà khó làm vì cái tâm đã loạn rồi.
Băng nhóm
Giang hồ có tổ chức gọn nhẹ, chiến đấu
quyết liệt. Chúng gọi là anh và ong. Anh là chỉ huy nhóm. Ong là đàn em, là tay
sai, chỉ đâu đánh đó, việc gì cũng hoàn thành, hy sinh cũng không lùi. Anh có
trách nhiệm lo mọi mặt cho ong, anh lớn thì có nhiều ong. Anh có tiếng hay
không cũng phụ thuộc nhiều vào chất lượng liều mạng ma mãnh của ong. Anh trực
tiếp và anh trên. Tổ chức nhóm hoạt động rất hiệu quả. Băng nhóm thu lợi rất
nhiều và dễ dàng nên băng nhóm xuất hiện trên một khu vực thường nhiều hơn khả
năng cung cấp cho nhóm hoạt động và ăn chơi. Các nhóm phải triệt hạ nhau để độc
quyền trong khu vực. Anh nào không xứng đáng ong sẽ bỏ đi theo anh khác, hoặc
ong khác triệt anh nhảy lên làm anh. Cuộc chiến giữa các băng nhóm là khốc
liệt, một mất một còn. Anh phải lo toàn diện cho ong nên ong quyết chết vì anh.
Mục đích cuối cùng là hưởng lạc, nên tuổi thọ các băng nhóm thường không cao.
Đối tượng phải đóng thuế cho băng nhóm là những cơ sở làm ăn trái pháp luật,
những cơ sở này mà nhiều thì băng nhóm đủ sống không cần phải đi trộm cướp của
dân thường. Băng nhóm có xu hướng phát triển lên thành tập đoàn lớn, chúng tìm
cách móc nối với quyền lực công khai, quyền lực ngầm và quyền lực công khai câu
kết tạo nên sức mạnh nhất thời không gì địch nổi.
Mặt trận internet
China Telecom Limited bị tố chiếm đường truyền internet |
Thứ sáu, 19/11/2010, 03:12 (GMT+7) |
Hãng tin BBC ngày 18-11 cho biết một ủy ban của Chính phủ Mỹ đang tiến hành điều tra cáo buộc Công ty Viễn thông Trung Quốc (China Telecom Limited) gửi thông tin định tuyến sai, khiến luồng dữ liệu internet chuyển tới những trang web của các công ty lớn, chính phủ và quân đội Mỹ bị chuyển qua Trung Quốc trong vòng 18 phút.
Theo báo cáo của Hội đồng đánh giá an ninh và kinh tế Trung - Mỹ, dữ liệu luân chuyển trên (phần lớn bắt nguồn từ Mỹ và hướng tới các trang web của Thượng viện Mỹ, văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, NASA và Bộ Thương mại Mỹ) lẽ ra phải đi theo tuyến ngắn nhất, chứ không qua Trung Quốc.
Hội đồng trên cho biết họ chưa rõ mức độ ảnh hưởng từ hành vi “chiếm” đường truyền này nghiêm trọng cỡ nào.
H.Chi
|