16 thg 11, 2010

Ngôn ngữ chung và riêng

Thế giới đã trở lên quá tải, có nhiều cách tiết kiệm nguồn lực, trong đó có một cách tạo điều kiện cho các dân tộc mà vẫn không là mất đi sự đa dạng của loài người và không diệt chủng văn hóa một dân tộc nào. Mọi người phải thừa nhận tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến của hoạt động thương mại kinh tế, khoa học kỹ thuật, chính trị xã hội, ngoại giao, luật pháp, thông tin, giáo dục thế giới. Các dân tộc không vì sự tự ái vặt thì phải tích cực học ngôn ngữ này để hoạt động chung của thế giới thuận lợi, giảm lực lượng phiên dịch trung gian vừa mất thời gian, sức người và độ chuẩn xác... Điều này không làm mất đi sự đa dạng thế giới vì ngôn ngữ dân tộc vẫn được tập trung sử dụng vào văn học nghệ thuật, văn hóa, sự tập trung này nó sẽ chau chuốt làm đẹp ngôn ngữ của dân tộc mình, nó sẽ có chiều sâu tâm hồn, nó giữ hồn dân tộc, các khu vực không sợ bị mất sắc thái riêng. Để suy tư, chiêm nghiệm, di dưỡng tinh thần về âm nhạc của thế giới đã có nhạc thích phòng giao hưởng về chữ viết thì đã có chữ Nho. Chữ Nho gồm chứa những đạo lý chung nhất của loại người, số lượng chữ sẽ không lớn, nhưng sự suy nghiệm thì vô cùng vô tận và có thể phát triển lên các ngôn ngữ biểu tượng khác của tổ tiên Việt. Người Việt hiện chưa sáng tạo ra khối lượng vật chất khổng lồ (trái đất phải trả giá cho lượng vật chất khổng lồ này), nhưng những giá trị mà người Việt tạo ra thì vô cùng vi diệu không dễ gì có thể làm ra hơn nữa. Cuộc sống thường nhật có thể nó cuốn người ta mất hết thiên bẩm, nhưng khi hồi tâm trở lại phải cần sự chiêm nghiệm về cuộc sống của mình.

Ngôn ngữ

Có rất nhiều ngôn ngữ, ngôn ngữ hình thể, ngôn ngữ hình tượng, ngôn ngữ âm nhạc, ngôn ngữ biểu tượng, tiếng   nói, chữ viết... Vì thông tin, tin tức là quá đa dạng, quá rộng lớn không một ngôn ngữ nào có thể truyền tải hết được. Nhưng ngôn ngữ thông dụng và thường dùng là tiếng nói, chữ viết. Với người Việt có hai loại chữ viết là  chữ phổ thông hiện tại và chữ Nho (dùng trong quá khứ). Chữ phổ thông hiện nay đã phát triển đến mức có những bức thư họa, nhưng sự trân trọng như văn tự khi xưa không còn nữa. Chữ ngày nay nhiều mà vụn vặt, chữ Nho chứa đựng đạo lý, thiên địa nhân bao la một vài chữ để quán sự vật thì là bất khả, chỉ có chữ Nho đã hàm chứa được phần nhiều. Để bao quát hơn nữa sự vật thì có biểu tượng, chỉ cần nhìn biểu tượng thái cực với người đã biết thì sẽ cảm được ngay, nếu diễn giải ra chữ thì dài dòng mà chưa chắc đã nói hết, nói đúng, nói đủ. Tùy theo sự vật mà có ngôn ngữ phù hợp. Rất may cho người Việt có chữ Nho để diễn giải đạo lý một cách cô đọng, có chữ phổ thông để thông tin thường nhật. Ngày nay người ta e ngại quay về chữ Nho vì thấy phức tạp, vì chữ nho dùng ghi chép cả đạo lý lẫn thông tin thông thường của cuộc sống xưa. Khi phân biệt ra những chữ Nho ghi chép đạo lý thì lượng chữ sẽ cô đọng lại còn rất ít, để những ai muốn tìm đạo lý qua sự truyền tải của chữ Nho sẽ không phải e ngại nữa. Xã hội không có đạo lý chỉ chạy theo những sự vụ vụn vặt thì vất vả hao tổn sức người sức của, kết cục chưa chắc đã mang lại gì, mà có khi còn gây hậu họa khôn lường. Khi xã hội đã phát triển thì các loại ngôn biểu tượng sẽ được chiêm nghiệm để thấu đạo lý.

Đạo lý và bạo quyền

Khi cách mạng mới thành công mọi người hăng hái tham gia xây dựng chính quyền mới, người có của giúp của, người có công giúp công... Tại sao vậy? Vì đang cuộc đời nô lệ bây giờ có chính quyền nhân dân, chính quyền của mình nên mọi người tin tưởng tuyệt đối. Chính quyền mới biết cái xấu xa của các loại chế độ cũ, chúng lúc đánh đổ vua chúa thì hô hào dân chúng, hứa hẹn nhiều điều, khi nắm được chính quyền chúng quay lại đàn áp nhân dân. Nhân dân thấy chính quyền cách mạng hơn hẳn tất cả các loại chính quyền, nên dù có phải hy sinh họ cũng sẵn sàng bảo vệ bằng được những gì mình tin tưởng. Có thể nói nhân dân đã tin vào đạo lý mà nó thể hiện cụ thể qua từng người cách mạng cụ thể, từ cách sống, cách làm việc nhân dân không một chút nghi ngờ về những con người có đạo lý của dân tộc. Có đạo lý nên có thể nói pháp luật cũng không phải áp dụng bao nhiêu, người ta dựa vào niềm tin để sống. Khi niềm tin phai nhạn bằng nhìn thấy những con người cụ thể, vì không thấy đạo lý nữa. Nhưng để vẫn duy trì sử dụng được lực lượng xã hội thì người ta đã nghĩ ra cách mới là dùng các nguồn lợi để dẫn dụ mọi người, dùng tất cả các loại phương tiện để buộc mọi người phải tin vào cái cách mà họ đang làm, dùng pháp luật để răn đe mọi người, dùng vũ lực để áp chế tất cả các loại phản kháng. Không ai có thể tin và nói về đạo lý nữa. Tương kế tựu kế giặc tràn vào bằng mọi cách, chúng dùng tất cả các phương tiện mà người ta đã làm với nhân dân mình để gặm nhấm dần... Dân Việt không thể khoanh tay đứng nhìn những gì đang diễn ra trước mắt, đạo lý lại có cơ hồi sinh, tuy nhỏ nhoi nhưng tiền đồ tươi sáng. Vì là sâu thẳm của đạo lý nên người ta tự đến với nhau, không hẹn mà gặp, các mặt trận tự nhiên hình thành. Một sự liên hệ vô hình tự thành, không thế lực nào có thể nắm được mạng lưới trời này, chỉ có lẽ phải, chính nghĩa mới có thể cảm được.