16 thg 11, 2010

Ngôn ngữ

Có rất nhiều ngôn ngữ, ngôn ngữ hình thể, ngôn ngữ hình tượng, ngôn ngữ âm nhạc, ngôn ngữ biểu tượng, tiếng   nói, chữ viết... Vì thông tin, tin tức là quá đa dạng, quá rộng lớn không một ngôn ngữ nào có thể truyền tải hết được. Nhưng ngôn ngữ thông dụng và thường dùng là tiếng nói, chữ viết. Với người Việt có hai loại chữ viết là  chữ phổ thông hiện tại và chữ Nho (dùng trong quá khứ). Chữ phổ thông hiện nay đã phát triển đến mức có những bức thư họa, nhưng sự trân trọng như văn tự khi xưa không còn nữa. Chữ ngày nay nhiều mà vụn vặt, chữ Nho chứa đựng đạo lý, thiên địa nhân bao la một vài chữ để quán sự vật thì là bất khả, chỉ có chữ Nho đã hàm chứa được phần nhiều. Để bao quát hơn nữa sự vật thì có biểu tượng, chỉ cần nhìn biểu tượng thái cực với người đã biết thì sẽ cảm được ngay, nếu diễn giải ra chữ thì dài dòng mà chưa chắc đã nói hết, nói đúng, nói đủ. Tùy theo sự vật mà có ngôn ngữ phù hợp. Rất may cho người Việt có chữ Nho để diễn giải đạo lý một cách cô đọng, có chữ phổ thông để thông tin thường nhật. Ngày nay người ta e ngại quay về chữ Nho vì thấy phức tạp, vì chữ nho dùng ghi chép cả đạo lý lẫn thông tin thông thường của cuộc sống xưa. Khi phân biệt ra những chữ Nho ghi chép đạo lý thì lượng chữ sẽ cô đọng lại còn rất ít, để những ai muốn tìm đạo lý qua sự truyền tải của chữ Nho sẽ không phải e ngại nữa. Xã hội không có đạo lý chỉ chạy theo những sự vụ vụn vặt thì vất vả hao tổn sức người sức của, kết cục chưa chắc đã mang lại gì, mà có khi còn gây hậu họa khôn lường. Khi xã hội đã phát triển thì các loại ngôn biểu tượng sẽ được chiêm nghiệm để thấu đạo lý.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét