17 thg 11, 2010

Nghề gốc

Nghề để giải quyết trực tiếp nhu cầu thiết yếu cho con người gọi là nghề gốc. Ngày xưa lấy cây lúa cây dâu làm nghề gốc, việc ở thì trong nhà họ hàng làng xóm đổi công để làm chỗ ở theo khả năng, đi lại đơn sơ bằng đi bộ đi thuyền. Ngày nay giải quyết việc ăn mặc không thành vấn đề lớn, nhà ở lại thành vấn đề vì thiếu đất ở thành phố do người tụ về quá đông, yêu cầu nhà ở thành phố cũng cao hơn, vật dụng ở thành phố cũng đòi hỏi nhiều hơn. Vật việc nhiều lên không thấy rõ nghề gốc là gì, thường thì nói đô thị là nơi cung ứng hàng hóa dịch vụ. Ở vùng quê vẫn nông nghiệp làm gốc, ở vùng biển thì cũng là khai thác nuôi trồng hải sản. Việc gì thu hút nhiều lao động thì đó là nghề gốc, vì từ người lao động có thu nhập mà ngành nghề khác mới có cơ phát triển được. Những nơi phát triển thì nghề gốc đã thoát ra khỏi việc phục vụ nhu cầu đơn giản của con người là ăn mặc. Ở ta số người tham gia sản xuất lương thực thực phẩm và một số hàng nông sản vẫn chiếm số đông dân số và đây cũng chính là nghề gốc. Ở góc độ xu thời xu thế thì là bất lợi, nhưng ở góc độ có biến cố, biến động thất thường thì lại là ưu thế. Vì khi khó khăn tất cả các nhu cầu bị thu hẹp lại chỉ còn là nhu cầu sinh tồn mà thiết yếu nhất là lương thực, thực phẩm. Ở quốc gia phát triển, vài phần trăm dân số giải quyết được lương thực cho một trăm phần trăm dân số. Nhưng số không làm nông nghiệp lại có nhu cầu quá lớn, họ khó có thể sống được như loài người thời sơ khai như kiểu của quốc gia kém phát triển. Một mặt trái nữa là để thỏa mãn nhu cầu cao của con người , vật chất càng tạo ra nhiều thì thiên nhiên càng bị hủy hoại lớn, tiêu thụ càng nhiều thì môi sinh càng mất khả năng hồi phục. Hiện nay vẫn là xu thế sản xuất và tiêu thụ hàng hóa cho nhiều, cường độ hoạt động của loài người càng tăng lên, nguồn lực của trái đất ngày bị giảm đi. Không gian sinh tồn của loài người ngày càng bị đe dọa. Đòi hỏi của loài người vẫn không thể giảm được. Có thể nghề gốc của nhân loại vẫn phải chuyển về nghề nông để giảm bớt sự phá hủy môi trường sống.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét