Trọng Hiền
SAO NGƯỜI VIỆT NAM MÀY
HIẾU CHIẾN VẬY? - là lời một
người đồng nghiệp Úc gốc TQ
nói với mình hôm qua. Câu
hỏi này đem đến mình một
sự ngạc nhiên và bất ngờ khá
lớn, nhưng sau khi suy nghĩ kỹ
lại, nó đem lại cho mình một
số cảm giác lo lắng và bất an
cho đất nước trong việc bảo
vệ biển đảo.
Chuyện là mình đang đi làm
thêm cuối tuần trong nhà bếp
ở một viện dưỡng lão bên
đây, có một người đồng
nghiệp, ông đầu bếp, là một
người Úc gốc Trung Quốc.
Đây là một người tốt, một
người cha đầy trách nhiệm
với ba người con, ông làm việc
rất chăm chỉ. Ngoài công việc
chính là làm việc trong một tổ
chức chính phủ Úc, ông còn
làm thêm một ngày chủ nhật
ở viện dưỡng lão này (giống
như mình). Ông này thường
hay trò chuyện cởi mở và
thân tình với mình. Ông ta có
vẻ quý và tôn trọng mình,
một trong các lý do là vì mình
là người VN, ông nói người TQ
và người VN có nhiều điểm
tương đồng lắm. Thật sự
trong một môi trường làm
việc có nhiều người đến từ
nhiều vùng đất khác nhau
như môi trường làm việc ở
viện dưỡng lão này (mình có
các đồng nghiệp đến từ Ấn
độ, Bangladesh, Hàn Quốc,
Úc, Nhật, New Zealand ...) thì
sự tương đồng đó càng dễ
thấy..
Thế mà hôm nay ông ta bắt
chuyện với mình, nói rằng có
vẻ như TQ và VN sắp đánh
nhau về vụ biển đảo rồi. Ông
ta bảo không hiểu sao người
Việt Nam mày hiếu chiến vậy?!
VN chỉ là một nước nhỏ, nếu
mà VN - TQ đánh nhau thì VN
sẽ bị "destroy" thôi. Nếu
đánh nhau cả hai nước đều
mất mát, nhưng VN mất mát
nhiều hơn TQ đấy.
Mình nghe ông nói, cảm giác
đầu tiên là dĩ nhiên là hơi
nóng máu xíu :D. Nói ổng đó
là truyền thống của người
Việt tao từ hàng ngàn năm
nay, tụi tao luôn có một khát
khao độc lập mạnh mẽ và
chẳng sợ ai. Chính vì điều đó
nên tụi tao sẵn sàng đứng lên
đấu tranh. Tụi tao không chỉ
đánh nhau với người TQ, tụi
tao từng đánh nhau với cả
Pháp và Mỹ cũng để dành độc
lập đấy, he he (giống như cái
loa hì :D).
Mình nói thêm là Hoàng Sa -
Trường Sa là của Vn từ mấy
trăm năm trước, rồi Pháp
chiếm đóng VN, chiếm luôn
HS- TS. Sau khi dành độc lập
lại từ Pháp, VN sẽ làm chủ lại
các hòn đảo này là hiển
nhiên. Ông này thì nói sau
chiến tranh thế giới thứ hai,
TQ cai quản và làm chủ nhiều
hòn đảo, thậm chí cả Đài
Loan cũng là của TQ, ý ông
nói là HS-TS của TQ cũng là
điều hiển nhiên.
Mình nói lại với ổng là chính
quyền TQ đã viết lại lịch sử,
nói dối nhiều thứ lắm, dân
chúng TQ bị khống chế thông
tin nên bị chính quyền TQ
định hướng sai, nghĩ sai về VN
trong vấn đề biển đảo. Mình
bảo ổng, ví dụ như chính
quyền TQ ngăn không cho
người dân sử dụng Google tại
TQ. MÌnh cũng khuyên ông
lên mạng tìm các thông tin
khách quan từ các nguồn tin
độc lập, như BBC ..., tìm hiểu
thêm về U-Line. Mình nói ổng
đừng tin vào các nguồn tin từ
chính quyền TQ vì họ đã
"control" tất cả các nguồn
thông tin, họ nói dối.
Sau một hồi trò chuyện, ông
nói để ổng tìm hiểu lại. Mình
nói chuyện xong, chiều về, coi
tin tức vụ biểu tình chống TQ
ở VN trong cùng ngày. Có
cảm giác vui khi xem những
tin tức cuộc biểu tình, nhưng
trong lòng dâng lên một cảm
giác lo lắng. Đó là về việc:
chính quyền TQ - người TQ với
chính quyền VN - người VN.
Bữa nói chuyện với ông đầu
bếp này, cho thấy:
1/ Suy nghĩ của ông đầu bếp
người Úc gốc TQ này chứng
tỏ, rất đông người dân TQ đã
bị chính quyền TQ "tẩy não".
Họ, người dân TQ, thường
không có đủ thông tin về lịch
sử Hoàng Sa và Trường Sa, họ
bị chính quyền TQ khống chế
nguồn tin bất lợi cho TQ về
chủ quyền và thay vào đó là
bị áp đặt các thông tin sai
lệch. Cho nên rất đông người
dân TQ cho rằng người VN
hiếu chiến, tham lam giành
biển đảo của TQ.
2/ Điều này cũng cho thấy có
vẻ như chính quyền TQ đã
chuẩn bị kỹ lưỡng tâm lý cho
dân chúng họ về sự hung
hãn, tham lam và hiếu chiến
của người VN. Nếu cuộc chiến
tranh VN - TQ xảy ra, chúng ta
sẽ đối đầu với một đội quân
hung hãn vì họ cho rằng chính
nghĩa không nằm về ta, mà
nằm về phía họ.
3/ Một khía cạnh khác, vấn đề
ở đây còn cho thấy rằng
"TINH THẦN, CHỦ NGHĨA
DÂN TỘC" là CON DAO HAI
LƯỠI. Người TQ yêu đất nước
của họ, người VN dĩ nhiên
cũng rất yêu đất nước VN.
Người VN chúng ta biết rất rõ
Hoàng Sa - Trường Sa là của
VN, chúng ta phải dành lại
cho bằng được, điều này rất
chính đáng và hợp lý. Tuy
nhiên trong việc biển đảo này,
người TQ bị chính quyền TQ
khống chế thông tin, tẩy não,
dẫn đến việc họ cho rằng
người VN hiếu chiến, giành
biển đảo của họ. Ở đây "tinh
thần, chủ nghĩa dân tộc" của
người TQ có vẻ đã bị chính
quyền TQ lợi dụng và trở
thành một vũ khí nguy hiểm.
Thật ra đối với bản thân mình,
khí tài TQ hơn hẳn chúng ta
không là điều đáng sợ, chính
cái "tinh thần dân tộc" bị lợi
dụng của người TQ mới là
điều đáng sợ hơn cả.
Ở đây, mình rất đồng cảm với
các ý kiến của của tác giả Trần
Minh Khôi trong bài viết "Tư
duy Tàu chống Tàu" ( https://
www.facebook.com/notes/tr
%E1%BA%A7n-minh-kh%
C3%B4i/t%C6%B0-duy-t%
C3%A0u-ch%E1%BB%91ng-t
%C3%
A0u/10151230307458242 ).
Trong bài viết xuất sắc này,
tác giả đã chỉ ra sự nguy hiểm
của "chủ nghĩa dân tộc". Tác
giả bảo rằng:
(Trích:)
"Cuộc chiến chống Trung
Quốc lần này, do đó, là một
phần của cuộc chiến giành lại
tự do và công lý cho từng mỗi
cá nhân và cho từng mỗi cộng
đồng quốc gia. Chúng ta nhất
định không để cho lý tưởng
cao thượng đó bị đánh tráo
bởi những tư duy hận thù lẩm
cẩm của chủ nghĩa dân tộc
nhằm tôn thờ một hiện hữu,
thật ra là những ảo giác, nào
đó cao hơn mỗi cá nhân.
Chúng ta nhất định không để
bị cuốn vào trong những đam
mê thù hận, ngay cả thù hận
kẻ lấn ép mình. Phải khẳng
định rằng chúng ta không
ghét người Tàu, cũng như
chúng ta không ghét bất kỳ
một cộng đồng dân nào. Phải
khẳng định rằng chúng ta
không phủ nhận không gian
văn hóa Hán mà cha ông
chúng ta đã góp phần xây
dựng nên. Chúng ta quý mến
người Tàu nhưng sẽ làm họ
phải khuất phục trước ý chí
không khuất phục sức mạnh
bá quyền của chúng ta.
Chúng ta tôn trọng họ nhưng
sẽ làm nổ tung bất cứ một
giàn khoan nào phiên lưu trên
Biển Đông. Đây là một cuộc
chiến đòi hỏi ý chí và sự tỉnh
táo, đòi hỏi sự kiên quyết và
bao dung. Chỉ có một cuộc
chiến được đặt trên nền tảng
của những giá trị lớn của tự
do và công lý thì chúng ta mới
thành công trong cố gắng
vượt ra khỏi bóng đè của họ.
Chống một chủ nghĩa dân tộc
lớn bằng một chủ nghĩa dân
tộc nhỏ hơn là vô vọng.
Những đam mê cảm tính
được kích dục từ sự nhào nặn
lịch sử để nuôi dưỡng thù hận
sẽ không giúp được chúng ta.
Hơn thế, chúng chứa đựng
nguy cơ phản bội các giá trị
và bị phản bội bởi quyền lực"
(Hết trích)
4/ Chính quyền VN - người
VN: hàng loạt cuộc biểu tình
của người yêu nước VN diễn
ra, nhưng chính quyền VN lúc
cho phép, lúc đàn áp, dùng
hàng loạt chiêu trò để hù
dọa, bắt bớ và ngăn cấm
người biểu tình. Có vẻ như
lúc cần thương thảo với TQ,
chính quyền VN cho phép
biểu tình, dùng nó như là một
sự hậu thuẫn trên bàn đám
phán. Tuy nhiên khi chúng ta
thấy hàng loạt sự việc: Công
hàm năm 1958 của cố thủ
tướng Phạm Văn Đồng về việc
công nhận chủ quyền TQ trên
Hoàng Sa, Trường Sa (lúc đó
TQ đang là đồng minh của
Bắc VN) - sự nhu nhược trong
ngoại giao trước các hành
đồng hiếp đáp của TQ - luật
biển thông qua nhưng đến
giờ này vẫn dấu nhẹm nội
dung luật - hàng loạt chuyến
thăm hữu hảo học tập qua lại
giữa các phái đoàn hai
nước ... thật sự đem lại một
cảm giác không yên tâm cho
chính người VN chúng ta. Tại
sao ngay cả việc đứng lên tố
cáo kẻ cướp biển đảo của
chúng ta mà còn bị gây khó
khăn như vậy?
5/ Việc bảo vệ và giành lại
biển đảo cho VN không thể
chỉ dựa vào những quyền lực
cứng (hải quân - khí tài) mà
còn phải dùng "quyền lực
mềm", trong đó bao gồm
ngoại giao, thuyết phục thông
tin, mà chính yếu ở đây là
thuyết phục người Trung
Quốc để họ hiểu đúng vấn đề
biển đảo. Nếu ngày nào người
dân TQ còn bị tẩy não, nghĩ
sai về vấn đề biển đảo, nghĩ
sai về người VN như hiện nay,
thì e rằng việc dành lại Hoàng
Sa - Trường Sa là rất khó
khăn, nếu như so sánh "sức
người sức của" của ta và TQ
hiện nay.
Trên đây là vài dòng suy nghĩ
cá nhân sau cuộc trò chuyện
với người đồng nghiệp Úc gốc
TQ. Thật đáng lo lắng lắm
thay cho đất nước khi chúng
ta đang đối diện với một kẻ
thù rất nguy hiểm, trong khi
lòng người và tư duy của
chúng ta lại không đủ rộng và
bao dung để nhìn rõ bản chất
vấn đề.
2/7/2012
Trọng Hiền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét