Lê Diễn Đức
Ngày 14/7 truyền hình HTV lại
diễn thêm một vở kịch trơ
trẽn: đấu tố luật sư Lê Quốc
Quân và cụ Lê Hiền Đức,
chiến sĩ chống tham nhũng và
bảo vệ nông dân bị tước đoạt
đất oan ức, bất công.
Hình thức đấu tố "khống" mà
nhà chức trách Hà Nội thực
hiện không gì khác hơn là
chứng minh sự lạc hậu, bán
khai và hồ đồ của bộ máy cai
trị.
Đã vậy, vở đấu tố được đạo
diễn tệ hại và nức cười đến
mức, dùng hệ thống tuyên
truyền đi cáo buộc hai người
"gây rối trật tự, chống lại
đảng và nhà nước" với những
diễn viên được mớm lời, thậm
chí đọc từ giấy viết sẵn. Quan
sát miệng và hình ảnh trên
màn hình dễ dàng nhận ra sự
lắp ghép hình ảnh với giọng
nói quá tồi tệ về kỹ thuật.
Môt điều hài hước khác là các
diễn viên thi nhau buộc tội và
đề nghị hình phạt mà mà các
công dân bị đấu tố không hề
có mặt! (1)
Không biết một cụ già ngồi xe
lăn có thể làm gì để "gây rối
trật tự" và trong hàng trăm
người khác tham gia biểu tình
yêu nước, tại sao chỉ nhắm
vào hai người, đặc biệt là cụ
Lê Hiền Đức? Một con người
can đảm dấn thân tố cáo tệ
nạn xã hội, là niềm tin của
nông dân trên khắp ba miền,
đã làn nhà cầm quyền bất
minh run sợ?
Trong bài "Tai nghe, mắt thấy
(và có thể ít nhiều nghĩ suy)"
ngày 17/07/2012, ông Phạm
Ngọc Luật, cựu Phó Giám đốc
Nhà xuất bản Văn hóa-Thông
tin, hiện đang sống trong
nước, viết:
"Câu nói "Tôi thương dân tôi
lắm" của cụ bà Lê Hiền Đức
đã 80 tuổi, một đảng viên (có
những kỷ niệm đẹp trong thời
gian công tác gần gũi với Bác
Hồ), người gầy còm, cột chặt
cuộc đời mình vào sự nghiệp
đấu tranh chống tham nhũng,
thì khó ai nói đó là "diễn"
được. Đó là tâm, là huyết.
Những người bình chân dễ
cho cụ là "rách việc" là "rỗi
hơi".
Có thể nhiều hoạt động của
cụ làm chính quyền không
thích, không ưa vì cụ nổi tiếng
là người xông ra trợ giúp
những dân oan đi khiếu kiện.
Cụ đang như một Võ Tử Trực
trong Lục Vân Tiên. Có tức có
ghét gì về cách thức cụ làm
thì cụ cũng là người hoàn
toàn của nhân dân. Tính đến
đầu năm nay, báo điện tử
ĐCSVN đã thống kê có đến 9
bài vinh danh cụ.
Những người như cụ Đức,
hay như những trí thức hay
"xớ rớ" vào những chuyện
chẳng mấy liên quan trực tiếp
đến mình nhưng rất thiết cốt
với xã hội, những người đó
nhận rất nhiều thiệt thòi cho
bản thân, gia đình, nhưng xã
hội tiến lên dân chủ không
thể thiếu những người như
thế". (2)
Vâng, thưa ông Phạm Ngọc
Luật, không thể thiếu những
người như cụ Đức với nhân
dân, với xã hội nhưng với nhà
cầm quyền là cái gai chướng
và họ đang sử dụng cả biện
pháp bẩn thỉu nhất để nhổ nó
đi!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét