Người theo dõi

7 thg 7, 2011

Ấm ớ hội tề

Ôn cố tri tân về cái “hội tề” Thời chiến tranh Việt Pháp, vào khoảng những năm 45-54, có khá nhiều địa phương làng mạc ở miền Bắc sống trong vùng nhá nhem giữa hai nền cai trị. Có thể nói rõ hơn là ban ngày thì binh sĩ Pháp vào làng cai trị nên đặt ra một ủy ban như “ủy ban hành chánh” để dễ dàng điều khiển. Bắt dân nộp tre, sửa đường , đôi khi phải đóng cả thuế. Cái “hội đồng nhân dân” đó được gọi là “hội tề”. Thế nhưng buổi tối thì Việt Minh lại mò về làng, lúc đó quyền cai trị lại thuộc về họ. Hồi đó thường là mấy anh du kích trong làng. Ban ngày lặn mất tăm, tối mò về. Dân mới làm đường xong, du kích bắt phá đường. Ngày mai lính Pháp lại bắt làm lại. Cái trò chơi ú tim này cứ tiếp diễn và người dân dưới quyền anh “hội tề” cứ nghe theo cả hai bên. Và muốn giữ mạng sống cho cả làng, hội đồng này chủ trương “triệt để trung lập”. Tây hỏi ai phá đường? Ai là du kích? Ai theo Việt Minh (hồi đó còn gọi là Vẹm)? Bèn trả lời ú ớ: “không biết, nghe đâu như nó chạy sang làng bên cạnh rồi”. Việt Minh hỏi ai đã chỉ điểm cho Tây? Ai chống phá cách mạng? Ai còn tiền còn vàng, còn giấu thóc gạo? Bèn thưa “Ai có thì họ giấu kín lắm, dưới ao, ngoài ruộng, ai mà biết”. Bất cứ chuyện gì, bên nào hỏi cũng ú ớ không có, không biết… Mỗi bên ra một luật lệ riêng, “hội tề” làm theo tuốt, nhưng cái gì cũng làm nửa vời, cho nên hồi đó người ta nói là “ấm ớ như hội tề”. http://www.depweekly.com/ printing.aspx?NewsID=3464

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét