Khi
xác định được đâu là giặc, toàn dân tộc thành một thể thống nhất tìm mọi cách
nhanh nhất đánh đuổi ngoại xâm ra khỏi bờ cõi.
Khi
hết bóng giặc toàn bộ lực lượng với cung cách chiến đấu hy sinh lúng túng, bỡ
ngỡ quay về cuộc sống thường nhật. Yêu cầu quốc phòng là thường xuyên của mỗi
quốc gia, lại có sự nhầm lẫn để tiếp tục cái kiểu tổ chức chiến đấu hy sinh.
Nguy
cơ bị xâm lược với nước ta là có nhưng không phải đã đưa đất nước vào trạng
huống chiến tranh. Cái kiểu cách chưa thể thích nghi được với cuộc sống bình
thường là cuộc sống đặt sự thỏa thuận lên trên hết, không thể lấy sức mạnh ép
mọi người hy sinh theo ý đồ của mình.
Trong
trạng huống bình thường, thường nhật vẫn đòi hỏi sự hy sinh nhưng mới chỉ ở mức
độ tự nguyện hy sinh tiền của, sức lực, tính mạng; chưa có đòi hỏi bắt buộc
phải hy sinh vì sự tồn vong của dân tộc.
Sự
thật luôn bị tráo lộn, sự tồn vong của một lực lượng chính trị không phải là sự
tồn vong của dân tộc, lực lượng chính trị ép buộc xã hội vào nguy cơ của họ,
trong khi xã hội gần như không được tác động vào quá trình hoạt động của họ;
khi lâm nguy, khi nguy cấp lại yêu cầu xã hội có trách nhiệm là một sự vô lý
không thể chấp nhận.
Quá
trình giữ chỗ làm thuê bị đánh tráo thành trung thành, thành kiên định, một lực
lượng chính trị tìm cách thâu gom nguồn lợi quốc gia từ thuế, tài nguyên, tiền
đi vay... để trả công cho lực lượng bảo vệ sự tồn vong của lực lượng chính trị
của mình chứ không tập trung lo vào việc chính là sự phát triển của xã hội.
Các
thành phần ưu tú trong xã hội đã chỉ ra những bất hợp lý, các thành phần khác
ngày càng tăng thêm nhận thức về sự thật đang diễn ra; lực lượng chính trị ra
sức dùng nguồn lực đang có để uốn xã hội theo mục tiêu của riêng mình – một
việc làm trái quy luật, gây lãng phí nguồn lực xã hội, lẽ ra phải để phát triển
xã hội.
Cách
để xã hội quay về hoạt động bình thường là rất đơn giản, nhưng sức ép xã hội
chưa đủ mạnh để lực lượng chính trị từ bỏ mưu lợi riêng, tập trung vào bình
thường hóa cuộc sống xã hội.
Dù
muốn hay không xã hội cứ tự vận hành theo cái cách của xã hội như nước từ suối
sông chảy ra biển khơi, ai ngăn sông đắp đập mặc ai, nước vẫn có cách đi của
nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét