Người theo dõi
20 thg 11, 2010
Phong bì hay là giai đoạn chuyển đổi
Cái phong bì mỏng manh chứa thông tin, nay nó vẫn chứa thông tin , nhưng thêm thông tin về ngày công lao động tức là tiền. Một ngày công lao động phổ thông là 50 ngàn đồng thì 5 trăm ngàn đồng đó là 10 công. Xa xưa phải đổi công bằng sức người cụ thể. Nhà a 2 công đến cấy cho nhà b để kịp thời vụ, sau phải trả lại đủ 2 công. Nay có tiền thì đổi công rất thuận tiện, anh làm cho tôi xong việc thì tôi phải trả công anh. Lương cho tôi một tháng 3 triệu đồng để tôi 15 ngày trực và 10 ca mổ là không xứng đáng, tôi còn nuôi con cùng các chi phí khác. Mổ là việc hệ trọng nên anh phải trả công cho tôi. Lao động và trả công là việc hợp quy luật. Việc trả công không rõ ràng mới là vấn đề. Tôi lên vị trí đó tôi sẽ có lợi, anh cho tôi lên tôi trả công cho anh, cái trả công này xã hội không chấp nhận. Bộ máy công quyền làm việc công cộng , duy trì trật tự xã hội, bảo đảm an ninh, bảo vệ tổ quốc xã hội phải trả công. Có những việc không thể tính công được, như việc lụt thì lút cả làng, hy sinh bảo vệ tổ quốc. Rồi việc làm tình nguyện , làm từ thiện cũng không tính công. Những việc đó không phổ biến lắm ngoài việc làm từ thiện. Phong bì bù lấp khoảng trống về việc không rõ ràng trong trả công, có những việc không rõ ràng hợp lý và có những việc không rõ ràng là không hợp lý. Cứ có tình tìm sự chính đáng trong vị trí quản trị xã hội mà không làm rõ ràng được việc này thì có xứng đáng nhận công của xã hội không, hay là xã hội không trả thì bộ máy tự tìm cách trả cho mình. Ở xã hội có những nhóm giang hồ gây mất trật tự xã hội (tập trung ở những hoạt động không lành mạnh ) sau đó lại có nhóm khác đến đánh dẹp và yêu cầu được trả công. Liệu người ta cứ tạo ra sự nguy cấp để được trả công cao không, hiệu quả của việc sử dụng những công được trả như vậy đã được chưa. Tiền nào của nấy đã được chưa, trong điều kiện khó khăn chung thì có thể lấy công thấp hơn bình thường, bỏ công như nhau có được trả xứng đáng không. Trong dân gian cũng có chuyện người thợ chỉ làm một mình là đủ nhưng kéo thêm một hoặc hai người nữa, vờ vịt làm gì đó để đến bữa vẫn được ăn như thường. Cái gian của xã hội là vô cùng, khi bị phát hiện người ta cố tình chống chế và có khi cái thế của kẻ có lực chúng nói rằng cứ làm đấy làm gì được nào. Khi không có ích gì mà cứ đòi lấy công thì sao nhỉ.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét