Người theo dõi
16 thg 11, 2010
Đạo lý và bạo quyền
Khi cách mạng mới thành công mọi người hăng hái tham gia xây dựng chính quyền mới, người có của giúp của, người có công giúp công... Tại sao vậy? Vì đang cuộc đời nô lệ bây giờ có chính quyền nhân dân, chính quyền của mình nên mọi người tin tưởng tuyệt đối. Chính quyền mới biết cái xấu xa của các loại chế độ cũ, chúng lúc đánh đổ vua chúa thì hô hào dân chúng, hứa hẹn nhiều điều, khi nắm được chính quyền chúng quay lại đàn áp nhân dân. Nhân dân thấy chính quyền cách mạng hơn hẳn tất cả các loại chính quyền, nên dù có phải hy sinh họ cũng sẵn sàng bảo vệ bằng được những gì mình tin tưởng. Có thể nói nhân dân đã tin vào đạo lý mà nó thể hiện cụ thể qua từng người cách mạng cụ thể, từ cách sống, cách làm việc nhân dân không một chút nghi ngờ về những con người có đạo lý của dân tộc. Có đạo lý nên có thể nói pháp luật cũng không phải áp dụng bao nhiêu, người ta dựa vào niềm tin để sống. Khi niềm tin phai nhạn bằng nhìn thấy những con người cụ thể, vì không thấy đạo lý nữa. Nhưng để vẫn duy trì sử dụng được lực lượng xã hội thì người ta đã nghĩ ra cách mới là dùng các nguồn lợi để dẫn dụ mọi người, dùng tất cả các loại phương tiện để buộc mọi người phải tin vào cái cách mà họ đang làm, dùng pháp luật để răn đe mọi người, dùng vũ lực để áp chế tất cả các loại phản kháng. Không ai có thể tin và nói về đạo lý nữa. Tương kế tựu kế giặc tràn vào bằng mọi cách, chúng dùng tất cả các phương tiện mà người ta đã làm với nhân dân mình để gặm nhấm dần... Dân Việt không thể khoanh tay đứng nhìn những gì đang diễn ra trước mắt, đạo lý lại có cơ hồi sinh, tuy nhỏ nhoi nhưng tiền đồ tươi sáng. Vì là sâu thẳm của đạo lý nên người ta tự đến với nhau, không hẹn mà gặp, các mặt trận tự nhiên hình thành. Một sự liên hệ vô hình tự thành, không thế lực nào có thể nắm được mạng lưới trời này, chỉ có lẽ phải, chính nghĩa mới có thể cảm được.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét