8 thg 7, 2011
Nhìn xa và dám hy sinh
Trước khi lên đường về nước,
ông Kỳ có họp một số anh em KQ ở Houston để nói cho anh
em biết rằng ông về nước để
khuyến cáo nhà cầm quyền về
nguy cơ Việt Nam sẽ biến
thành Giao Chỉ Quận, tức là sẽ
bị Tàu đô hộ một ngàn năm nữa. Nếu Việt Nam không đi
với Hoa Kỳ một cách thành
thực để có chỗ dựa sức mạnh
quân sự thì không thể chống
lại giấc mộng bành trướng của
bọn bá quyền Phương Bắc. Lúc bấy giờ, tôi có nói rằng cái việc
làm của ông sẽ rất nguy hiểm
vì tình báo Trung Cộng đầy dẫy
và bọn Việt Cộng tay sai Trung
Cộng sẵn sàng làm chó săn,
chúng sẽ giết ông. Nhưng ông Kỳ cười và nói rằng vì tương
lai Đất Nước mà phải làm thì
dẫu có chết cũng đành. (gõ Bằng Phong Đặng Văn Âu)
Đàm để lấn
Phi quốc thỏa thuận cùng giữ hòa bình bể đông với tệ quốc - một nước chuyên vừa đàm vừa lấn . Tệ quốc vẫn tiếp tục gây hấn với yên quốc , một nước mới bị thảm họa nặng vì đất động và hạch động . Bộ hình đồng quốc tiếp tục trấn áp mạnh người chống tệ quốc , một mặt các bộ khác công khai chuẩn bị các điều kiện cho chiến tranh . Nguy cơ bị đánh đã rõ , triều đình đồng quốc không chuẩn bị cho chiến đấu tức không có lý do để hiện hữu . Tệ quốc khuấy động để phi quốc , đồng quốc mất máu chuẩn bị chiến tranh làm cho kinh tế đã kém sẽ suy thoái thêm . Tệ quốc hăm he yên quốc để đồng quốc , phi quốc dễ đi đến thoả thuận với tệ quốc về hòa bình trên bể đông để cho thiên hạ thấy rằng , tệ quốc có phần ở bể đông , tranh chấp gay gắt nhất là với đồng quốc và phi quốc . Họ đã đi đến thoả thuận hòa bình , các bên vẫn yêu chuộng hòa bình . Tình hình yên ổn trở lại , thế giới tranh chấp , đánh nhau là chuyện thường , nhưng cứ nhanh có hòa bình là được , ai thiệt hại thì ấy phải chịu . Bể đông không nổi sóng nữa , thiên hạ chỉ thấy tệ quốc và yên quốc tranh chấp ở biển bắc thôi . Tệ quốc ép , tao không sợ thằng nào , không muốn hòa bình hả , bịt mồm dân lại . Đang yên lừa cơ giàn hút lực lù lù dí ra bể đông , chỗ nào cũng được , càng xa bờ biển tệ quốc càng tốt . Hòa bình rồi nhá , không được ầm ĩ . Thiên hạ lại nghe ồn ào , ừ thì tranh chấp , ừ thì đặt giàn khoan vào vùng tranh chấp , làm gì có xâm lược mà chống xâm lược , chuyện đã rồi , ai nổ súng , người đó hiếu chiến . Một răn đe ngầm từ tệ quốc với đồng quốc , triều đình đồng quốc nhịn nhục đã quen lại tiếp tục ngậm bồ hòn khó chịu mà thẳng tay với dân mình .
viet-studies.info đánh
Ý kiến một độc giả của viet-studies Liệu Trung Quốc có tấn công xâm lược Việt Nam lần thứ hai không? Việc Trung Quốc gây hấn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khiến tình hình biển Đông trở nên căng thẳng. Báo chí Trung Quốc (thậm chí như tờ thời báo Hoàn Cầu-một phụ trương của Nhân Dân nhật báo) cùng với các trang Web lên tiếng hù dọa, xúc phạm dân tộc Việt Nam, gây thù hằn dân tộc, đe dọa chiến tranh… Với những dấu hiệu đó, liệu Trung Quốc có tấn công xâm lược Việt Nam lần thứ hai nữa không? Nếu có thì quy mô đến như thế nào, xảy ra ở đâu, trên biển hay đất liền???… Với tư cách từng là một sỹ quan Hải quân xin có một vài điều để bạn đọc tham khảo. Ý tưởng đó của nhà cầm quyền Trung Quốc không thể là không có Trước hết bắt nguồn từ dã tâm của họ. Dã tâm của nhà cầm quyền Trung Quốc thế hệ trước cho đến thế hệ sau là bành trướng, bá quyền, nước lớn. Việt Nam không bao giờ là nước chư hầu của Trung Quốc, là nước luôn cản trở dã tâm đó. Muốn có chuỗi đảo thứ nhất, thứ hai rồi thì chuỗi ngọc trai… thì phải chinh phục được Việt Nam. Vì vậy, bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu, hễ thấy Việt Nam sơ hở, khó khăn… là cái dã tâm đó nổi lên y như thằng nghiện ngửi được mùi hêroin. Lịch sử chống giặc ngoại xâm phương Bắc của dân tộc ta đã chứng minh hùng hồn điều đó. Gần đây nhất là xâm chiếm đảo Hoàng Sa năm 1974; gây chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979; gây xung đột ở Trường Sa 1988… càng chứng minh điều đó. Trong 3 thập kỷ qua Trung Quốc tăng trưởng kinh tế cao và liên tục. Tính đến nay GDP của họ gần xấp xỉ Mỹ, vượt Nhật. Điều đáng nói là cái giá phải trả cho sự tăng trưởng “nóng” này là quá đắt. Hệ lụy của nó là gì, đó là sự phát triển kinh tế với tốc độ nhanh của một đất nước có nền kinh tế tư bản nửa vời, một chế độ chính trị “mang màu sắc Trung Quốc” “mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột” qua 3 thập kỷ giờ đã trở thành Đế quốc – Một đế quốc non trẻ “mang màu sắc Trung Quốc” rồi (để cho gọn ta gọi là Đế quốc Trung Quốc) . Bản chất của chủ nghĩa đế quốc là gì, ai cũng biết. Tham vọng của Trung Quốc là muốn chia lại thế giới, thậm chí muốn bá chủ thế giới nhưng nhiều tiền mà không mạnh. GDP nhì thế giới và có thể đứng đầu thế giới nhưng chất lượng GDP của Trung Quốc thấp. (Đang còn phải mua động cơ máy bay của Nga thì cái ngày “mở mày mở mặt” “nói gì làm nấy” với thế giới là không biết bao giờ). Tuy nhiên với khu vực, các láng giềng bé nhỏ đặc biệt là Việt Nam thì nguy cơ bị Đế quốcTrung Quốc gây hấn, thôn tính là điều có thể. Hãy xem để biết một chút gan ruột của họ: “Hiện nay,Việt nam là mối đe dọa chủ yếu nhất đối với an ninh lãnh thổ Trung Quốc, là trở ngại lớn nhất đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhìn từ góc độ khác cho thấy Việt Nam cũng là đầu mối và trung tâm chiến lược của toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Muốn kiểm soát Đông Nam Á cần chinh phục Việt Nam. Chinh phục Việt Nam là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất để Trung Quốc mở rộng về phía Nam” (Báo mạng Trung Quốc ngày 19/6/2011) Trung Quốc sẽ đánh chiếm quần đảo Trường Sa??? Trước hết phải khẳng định rằng nếu biển Đông bị một nước nào khống chế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích an ninh, chính trị, kinh tế của cả khu vực. Còn nước nào kiểm soát được quần đảo Trường Sa thì sẽ khống chế được biển Đông. Vì vậy Trung Quốc muốn có “đường lưỡi bò” hay gì gì đi nữa thì phải có quần đảo Trường Sa. Đánh chiếm quần đảo này chỉ có hai phương án thông thường mà thôi. Thứ nhất là bí mật, bất ngờ, nhanh chóng dùng người nhái đổ bộ đánh chiếm đảo, khi đất liền biết thì đã muộn. Thứ hai là sử dụng hỏa lực của hải quân, không quân, tên lửa…vừa dọn bãi, vừa tiêu diệt lực lượng phòng vệ trên đảo, sau đó đổ bộ quân lên chiếm đảo.(Y như tập trận.) Phương án thứ nhất thực hiện hơi bị khó, chỉ đem quân đi nướng thôi. Lính đảo Trường Sa của Việt Nam không đơn giản, họ bắn đêm, bắn ngày là bách phát bách trúng. Bộ tham mưu Hải quân Việt Nam cũng không ngu ngơ gì mà không chuẩn bị, bố trí kỹ để chống loại đột nhập này. Đây cũng là bài tủ của lính Trường Sa. Phương án thứ hai với Trung Quốc là tối ưu vì họ có các lợi thế, đó là vũ khí, trang bị nhiều và mạnh, quân đổ bộ đông, tuy nhiên không có tính bất ngờ, lực lượng bị bộc lộ toàn bộ vì Trường Sa cách khu vực tập kết của họ quá xa. Thực hiện phương án này Trung Quốc sẽ dùng hỏa lực để làm sạch bãi đổ bộ và sạch các lực lượng phòng thủ trên đảo. Nhưng hiệu suất, hiệu quả không xác định. Lính Trường Sa dại gì đưa lưng ra chịu tên lửa, pháo tầu của Trung Quốc giã vào. Họ biết cách tránh, chẳng hạn xuống hầm ngầm, để sau đó tiếp đón lính đổ bộ của Trung Quốc đến. Đó là mới nói đến sự đối đầu trực tiếp giữa toàn bộ lực lượng đánh chiếm đảo của Trung Quốc với lính đảo Việt Nam, còn thực ra đối đầu với lực lượng bảo vệ đảo chủ yếu từ đất liền của Việt Nam mới đáng kể. Như trên đã nói Trung Quốc cách đảo Trường Sa - khu vực tác chiến quá xa, gấp ba lần so với từ đất liền Việt Nam đến đó. Đây chính là điểm bất lợi chết người của Trung Quốc. Bộ tham mưu Hải quân Việt Nam sẽ biết lực lượng của Hải quân Trung Quốc đến từ đâu, hành quân ra sao, có bao nhiêu tầu, chủng loại gì, thời gian đến địa điểm tập kết, không quân tác chiến bao lâu thì phải quay về (vì hết nhiên liệu) vv…vv. Chắc với vũ khí trang bị hiện có của Việt Nam như hệ thống Bastion, SU30, các tàu phóng lôi, tên lửa loại nhỏ tốc độ cao… thì việc lực lượng đánh chiếm đến được vị trí tập kết đã khó bảo toàn. Giới quân sự Trung Quốc biết điều này không? Họ thừa biết vì đó không phải là những cuộc tập trận diễu võ dương oai hù dọa những nước chưa từng chiến tranh. Họ – giới quân sự chứ không phải như bọn choai choai đeo kính cận trên mạng internet lúc nào cũng hô hào chiến tranh, cướp Trường Sa đâu. Nếu như dễ dàng thì họ xơi lâu rồi, từ năm 1988 cơ. Suy cho cùng một cuộc chiến tranh hoặc xung đột quân sự nếu như xảy ra trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam mà Trung Quốc không chiếm được Trường Sa thì không giải quyết được điều gì về mặt quân sự, ngược lại tổn thất rất lớn về chính trị, ngoại giao. Vì vậy, để đạt được mục đích của mình Trung Quốc sẵn sàng mở cuộc chiến tranh xâm lược lớn, tổng lực cả trên biển và đất liền. Lý do ư? Không có lý do gì hết. Đức tấn công Liên Xô có lí do gì đâu mặc dù hai nước đã ký với nhau Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau. Việt Nam phải hết sức cảnh giác và chuẩn bị chu đáo mà “đón tiếp” họ. Họ gây căng thẳng trên biển nhưng xung đột chắc chắn sẽ xảy ra trên đất liền. Khi đảo không còn điểm tựa đất liền thì việc chiếm đảo Trường Sa cũng dễ như chiếm đảo Hoàng Sa năm 1974 vậy thôi. Trung Quốc không muốn chiếm đóng lãnh thổ đất liền làm gì vì họ không muốn như các vương triều ngày trước. Họ chỉ muốn Trường Sa và biển Đông. Trên đất liền Trung Quốc có rất nhiều lợi thế và đặc biệt họ có nhiều căn cứ quân sự trong lãnh thổ của Việt Nam( Có bao nhiêu thì hỏi bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, bộ Tài nguyên & Môi trường, chủ tịch các tỉnh cho Trung Quốc thuê đất trồng rừng và các khu có hàng ngàn lao động lực lưỡng người Hán cư trú là biết. Còn có thật là căn cứ quân sự hay không thì cứ thử vào mà xem, như tướng Đồng Sỹ Nguyên còn chưa vào được nữa là…). Trung Quốc có gây chiến tranh xâm lược Việt Nam lần hai không? Nguy cơ luôn tiềm ẩn nhưng khó xảy ra vì mấy lẽ sau: Thế giới ngày nay khác xưa. Nhân dân Trung Quốc cũng khác xưa, họ không để cho những cái đầu nóng đại Hán muốn làm gì thì làm. Họ quá hiểu họ là ai, họ được gì…, họ cũng như nhân dân Việt Nam không muốn chiến tranh. Hai là nhà cầm quyền Trung Quốc thừa hiểu một dân tộc mà vì “ muốn hòa bình nên đã nhân nhượng nhưng càng nhân nhượng thì địch càng lấn tới”… lúc ấy sức mạnh và lòng căm thù của dân tộc đó như chiếc lò xo bị nén đến tận cùng nên khi bật ra thì sẽ giải phóng một năng lượng khủng khiếp: “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Đánh nhau với một dân tộc như vậy hoặc là bị trắng tay hoặc bị sa lầy. Với dân tộc Việt Nam thì lịch sử còn chưa ráo mực. Ba là, đành rằng Trung Quốc bây giờ không phải như Trung Quốc năm 1979 thì Việt Nam càng không phải như năm 1979. Năm 1979 Việt Nam không sẵn sàng và bị bất ngờ thì nay yếu tố đó không còn. Vì thế chiến tranh xảy ra là khốc liệt. Việt Nam và Trung Quốc kề nhau nếu Trung Quốc gây chiến thì không gian của cuộc chiến không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam mà lãnh thổ của Trung Quốc cũng không loại trừ. Người dân vô tội của Việt Nam và Trung Quốc sẽ mất mạng vì đạn lạc, bom rơi của chiến tranh sẽ căm thu tột độ kẻ nào đã gây chiến. Mầm đại loạn nổi lên, là “giọt nước cuối cùng” sẽ làm cho Trung Quốc lung lay, bất ổn. Chưa biết chừng Trung Quốc lúc đó không còn là Trung Hoa vĩ đại nữa mà bị chia thành nước nhỏ như đã từng trước đó. Không đời nào Trung Quốc muốn các nước khác như Nhật, Nga, Ấn Độ và Mỹ “tọa sơn quan hổ đấu”. Vì nuốt gọn Việt Nam không dễ và nhanh như tờ “Hoàn Cầu thời báo” tưởng. Tác giả gửi cho viet- studies ngàt 8-7-11
Bị nạn
thanhniennews.com Chính trị - Xã hội Cỡ chữ : A- A A+ Một tàu cá gặp nạn trên vùng
biển Hoàng Sa 08/07/2011 12:39 (TNO) Ngày 8.7, tin từ Ban chỉ
huy Phòng chống lụt bão và
tìm kiếm cứu nạn TP Đà Nẵng
cho biết, tàu cá ĐNa 90303 của
ông Nguyễn Văn Ánh (trú tại tổ
28, phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) do
thuyền trưởng Nguyễn Tấn
Nam điều khiển, đang gặp nạn
trên vùng biển Hoàng Sa. Theo đó, vào hồi 8 giờ ngày
6.7, tàu cá của ông Ánh đang
đánh bắt cá trên vùng biển
Hoàng Sa thì đột ngột bị hỏng
máy, toàn bộ tàu không thể
tiếp tục hoạt động. Hệ thống máy ICOM liên lạc
trên tàu cũng không thể sử
dụng được do bình ắc quy
cũng gặp sự cố. Thuyền trưởng tàu đã phải
nhờ tàu cá khác trên máy sóng
ngắn báo về đất liền xin được
cứu nạn, và đến sáng hôm sau
(ngày 7.7), tàu này đã trôi về vị
trí cách bờ biển Đà Nẵng 280 hải lý, cách Đảo Cây (quần đảo
Hoàng Sa) 55 hải lý về hướng
Bắc. Lực lượng chức năng đã tích
cực kêu gọi các tàu cá ở khu
vực gần tàu đến ứng cứu, đến
trưa ngày 8.7, vẫn chưa có tàu
nào tiếp cận được tàu cá ĐNa
90303. Theo ông Huỳnh Vạn Thắng,
Phó Ban chỉ huy Phòng chống
lụt bão và tìm kiếm cứu nạn TP
Đà Nẵng, trên tàu cá ĐNa
90303 có 10 ngư dân. Diệu Hiền
Hội vô giáo
Rồi cũng đến lúc lập hội , tụ tập là chuyện vặt , ai thích gì làm đấy , ai cùng sở thích thì nhóm lại ; miễn là đừng gây nguy hại cho cộng đồng . Lúc đó chắc sẽ có nhiều người thích cái hội vô giáo , cái hội gần như không có gì ước thúc người ta , làm gì tùy thích ; nhưng không có điểm chung thì không thành hội được . Điểm chung là không gò bó nhau , tất nhiên khi cần sống chết vì không gian sinh tồn lại là việc khác . Dù vô giáo thì cái không gian sinh tồn của mình , của người xung quanh , của người làm sao mà vô lo được . Vô giáo là trở lại thiên nhiên , trở lại thiên nhiên để có sức mạnh đặc biệt , có sức mạnh đặc biệt để bảo vệ thiên nhiên , có thiên nhiên là có sức mạnh đặc biệt .
Nhá xèng
Ba tàu hải quân Mỹ sẽ cùng cập cảng Đà Nẵng VnExpress-43 phút trước 0 bình chọn Nhóm tàu USS Preble, USS Chung
Hoon và USNS Safeguard của hải
quân Mỹ sẽ thăm cảng Tiên Sa
(Đà Nẵng) trong hoạt động giao
lưu định kỳ từ ngày 15 đến 21/7
tới và đây không phải là một cuộc tập trận.
Đọc sách
PM đọc sách miễn phí trên
smartphone ICTnews - Tim Books là phần
mềm đọc sách thuần Việt
dành cho các thiết bị chạy hệ
điều hành Android và iOS.
Người dùng có thể tải miễn
phí trên iTunes Store và Android Market. Đầu tháng 7, CNC Mobile chính
thức ra mắt phần mềm đọc
sách thông minh Tim Books.
Tim Books sử dụng thư viện
sách trực tuyến với nhiều tựa
sách thuộc các lĩnh vực khác nhau và thường xuyên được
cập nhật nhằm đáp ứng nhu
cầu đa dạng của người đọc. Để
tải sách từ thư viện, người
dùng cần có một kết nối
internet trên thiết bị của mình như Gprs, 3G hoặc wifi. Sau khi cài đặt Tim Books,
người dùng có thể ngay lập tức
tìm kiếm cuốn sách mà họ yêu
thích, ấn Tải về và đọc. Sách
trên thư viện đã được phân
loại và thao tác tìm kiếm cũng khá đơn giản, thuận tiện. Điểm
đáng chú ý ở Tim Books là giao
diện thân thiện với người
dùng, đặc biệt là hiệu ứng lật
trang cho cảm giác như sách
thật. Tim Books cũng cung cấp khá
nhiều tùy chọn khi đọc sách,
với mục đích tối ưu hóa sự
thuận tiện cũng như đáp ứng
thói quen và sở thích của
người đọc. Tùy vào điều kiện nơi đọc sách, người dùng có
thể điều chỉnh độ mức độ sáng
tối của màn hình. Cỡ chữ và
màu nền của trang sách cũng
có thể dễ dàng tùy biến theo
sở thích người đọc; với các thiết bị có màn hình tốt như
iPhone 4, iPad, Galaxy Tab cỡ
chữ có thể điều chỉnh về mức
nhỏ nhằm hạn chế thao tác lật
trang mà vẫn đảm bảo độ rõ
nét của trang sách. Người đọc cũng có thể đánh dấu trang
đang đọc cho lần đọc tiếp theo,
hoặc nhanh chóng chuyến đến
các chương khác nhau của
sách. image003.jpg Giao diện đọc sách của Tim
Book Ngoài ra, Tim Books còn có
tính năng nghe, với những
cuốn sách được tích hợp phần
audio, người dùng có thể vừa
đọc sách và nghe sách giống
như đang nghe kể chuyện. CNC Mobile là Công ty cổ phần
đầu tư và phát triển công nghệ
di động CNC, chuyên về các
phần mềm Social Mobile,
Mobile games, và các dịch vụ
Social Media trực tuyến.
Dày hơn
Không tin lắm nhưng cứ tin như vậy , tệ quốc chắc gì dày mặt hơn đồng quốc ; hai bên thừa biết chẳng còn gì để mà tin nhau , ấy thế mà cứ vàng với tốt nêu ra . Đồng quốc nghĩ , ừ bố mày cũng chẳng cần làm mất mặt mày làm gì , mày nói vàng , nói tốt , bố mày cũng nói vàng nói tốt . Mày nói không để biểu tình làm xấu đi quan hệ hai nước bố mày cũng ngăn cản . Nhưng cái chính là bố mày tiếp tục sắm dao búa , khổ lắm không có tiền để sắm một lần , sắm dần dần vậy , đến ngày đủ sức đ m mày , không phải mày nói gì bố mày cũng nói theo đâu nhá . Có thể lần này là lần cuối cùng tin và làm ăn với tụi mày , sau này lúc nào cũng tính bọn tệ này là kẻ thù số 1 . Liên hiệp quốc năm thứ 2 quốc vương đồng quốc cũng bị hiểu lầm là bán nước , nhưng do tình thế mà phải hòa hoãn đuổi tệ tưởng ra trước để tập trung đánh f ran quốc . Bây giờ còn quá khứ để lại , lại cứ nghe theo số đông múc ngay thì căng lắm , bọn nội gián cả bầy chưa tẩy đi được , tiền bạc không có lấy gì múc , cách làm ăn chưa có gì mới , càng làm càng lỗ , thôi đành dày mặt với tệ , dày mặt với cộng đồng , hoãn binh tìm kế vậy .
Bài thơ mới
---------- Forwarded message ----------
From: Phuong Phan <phivu56@gmail.com>
Date: Thu, 7 Jul 2011 20:12:53 -0700
Subject: Bài thơ mới
To: Phuong Phan <phivu56@gmail.com>
From: Phuong Phan <phivu56@gmail.com>
Date: Thu, 7 Jul 2011 20:12:53 -0700
Subject: Bài thơ mới
To: Phuong Phan <phivu56@gmail.com>
Gởi mọi người bài thơ mới. Chúc vui
--
Phi Vũ
www.phivu1956.blogspot.com
And:
www.phivu2.blogspot.com
And:
www.phivu56.wordpress.com
And:
www.my.opera.com/phivu56/blog/
Thi hành công vụ
Đang thi hành...công vụ
Nửa chừng thì....mắc đái
Đứng tè bên vệ đường
Bị chụp ảnh....ngay boong
"Ông" giận lắm rồi nha
"Ông" mà bắt được thằng
Chụp hình "ông" đang đái
"Ông" uýnh...thí mẹ mầy....
Phi Vũ
07/07/11
Thử kịch
Ai mà có một kịch bản chính xác tiến trình di dịch của đồng quốc thì cực hay . Trong khi chưa có cứ thử đoán mò . Xã hội nổi dậy khắp nơi , triều đình rút lui dần dần , cuối cùng là quốc vương do toàn dân bầu lên , quan tri phủ các tỉnh cũng do dân các phủ bầu ; để được vậy tất nhiên tự do ngôn luận , tự do báo chí , tự do xuất bản , tự do hội họp biểu tình , tự do lập hội đủ cả và cũng đủ tinh tường để vạch mặt , để loại ra khỏi cộng đồng báo đểu , chí đểu , hội đểu , biểu tình đểu , sách đểu , đủ sức nhanh chóng phát hiện những cái đểu . Đấy là kịch bản thuận , triều đình chủ động di dịch theo con đường buộc phải đi . Bằng không cưỡng lại thì cái chuyện lên bờ xuống ruộng cũng là con đường phải đi .
Mỹ khủng hoảng
Để nhắc lại cuộc khủng hoảng
kinh tế Mỹ 2007-2009, người
viết xin trích một số đoạn tóm
lượt từ trang Wikipedia nói về
cuộc suy thoái này: Cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ
bắt đầu từ tháng 8 năm 2007,
“khi một số tổ chức tín dụng
như New Century Financial
Corporation phải làm thủ tục
xin phá sản. Một số khác thì rơi vào tình trạng cổ phiếu của
mình mất giá mạnh như
Countrywide Financial
Corporation.” “Tháng 3 năm 2008, Ngân
hàng dự trữ liên bang New
York cố cứu Bear Sterns, nhưng
không nổi. Công ty này chấp
nhận để JP Morgan Chase mua
lại với giá 10 dollar một cổ phiếu, nghĩa là thấp hơn rất
nhiều với giá 130,2 dollar một
cổ phiếu lúc đắt giá nhất trước
khi khủng hoảng nổ ra.” “Tháng 8 năm 2008, đến lượt
Lehman Brothers, một tổ chức
tài chính vào loại lớn nhất và
lâu đời nhất của Mỹ, bị phá
sản.” “Tháng 9 năm 2008, Thượng
viện Hoa Kỳ thông qua Đạo
luật Ổn định Kinh tế Khẩn cấp
2008 cho phép bộ trưởng Tài
chính Hoa Kỳ chi tới 700 tỷ USD
cứu nền tài chính của nước này bằng cách mua lại các khoản
nợ xấu của ngân hàng, đặc biệt
là các chứng khoán đảm bảo
bằng bất động sản.” “Ngày 17 tháng 2 năm 2009,
Barack Obama đã ký American
Recovery and Reinvestment
Act. Đạo luật này cho phép
Chính phủ thực hiện gói kích
thích thứ hai kể từ khi khủng hoảng nổ ra. Gói kích thích này
trị giá 787 tỷ dollar.” [1] Sau gói kích thích thứ hai của
Chính phủ Hoa Kỳ nhằm giải
cứu thị trường tài chính hồi
đầu tháng 02 năm 2009, nền
kinh tế nước này đã trở phần
nào bình ổn nhưng “bóng ma” khủng hoảng vẫn còn ẩn nấp
đâu đó. Dưới góc độ chiêm tinh, sự trồi
sụt của nền kinh tế một quốc
gia bị ảnh hưởng bởi Kim tinh
(Venus) hội ngộ cùng Thái
Dương (Sun) trong một cung
Hoàng đạo, đồng thời nó bị chiếu bởi các sát tinh như sao
Thổ, sao Hỏa và sao Diêm
Vương. Cục diện này từng xảy
đến cho nước Mỹ vào đầu năm
2008-2009 và như đã biết,
kinh tế Mỹ đã một phen chao đảo. Bắt đầu từ ngày 06/07/2011,
Kim tinh lại ở cùng Thái Dương
trong cung Cancer; đồng thời
sao Diêm Vương chiếu chúng
từ cung Capricorn, Thổ tinh
chiếu từ cung Libra. Điều này cho thấy nền kinh tế Hoa Kỳ
tuy không rơi vào khủng
hoảng sâu rộng như năm
2008-2009 nhưng sẽ rớt vào
cơn suy thoái mới và sự trầm
lắng này sẽ kéo dài cho đến tháng 12/2011. Dự đoán: - Từ tháng 07/2011: Bắt đầu có
dấu hiệu suy thoái. - Từ tháng 10/2011: Thời điểm
khủng hoảng sâu rộng. - Cuối năm 2011: Có dấu hiệu
hồi phục và khởi sắc trởi lại. dobatnhi.wordpress.com
Không phải cái chợ
Thủ đô nơi ra các quyết sách lợi cho quốc kế dân sinh không chỉ vài năm mà có thể cả ngàn năm , môi sinh , môi trường , nơi làm việc cho những bộ não sáng suốt nhất có những sáng tạo không ngờ , các loại dịch vụ sinh hoạt , tiện nghi đầy đủ . Cái đó đất nước dù nghèo vẫn dư sức bảo đảm cho vài trăm lãnh đạo , quanh đó có thể có những viện nghiên cứu đặc biệt được có cùng môi sinh môi trường như lãnh đạo , những việc này đã làm từ lâu , theo thời gian tu bổ thêm , chẳng tốn kém là bao . Còn vấn đề thương mại là chuyện lời ăn lỗ chịu theo khuôn khổ pháp luật , các loại dịch vụ cũng tiền chao cháo múc . Công nghiệp thì đưa về những vùng phù hợp không làm mất đất nông lâm nghiệp . Giáo dục , y tế bố trí một số ít đỉnh cao có tính nghiên cứu ở thủ đô còn lại rời về các vùng dân cư để phục vụ . Tự dưng bao nhiêu tiền xây dựng thủ đô là xây dựng cái gì , làm cái chợ , làm cái làng cho người cầm quyền kéo người thân ra ở cho sướng à . Thủ đô chỉ chứa những gì tinh hoa để từ đó lan tỏa đi khắp nước , khắp thế giới , cái này cũng không cần nhiều tiền lắm vì tinh hoa có bao giờ nhiều được đâu . Tiền củng cố quân đội đang thiếu tự dưng bỏ tiền ra không không thế này có nằm trong âm mưu nào không .
Nổi loạn
Đồng quốc từ ngàn năm trước du nhập mô hình triều đình của giống du mục nhằm tạo sức mạnh đánh ngoại xâm giữ đất , khi hết giặc bộ máy đó quay lại cai trị xã hội . Tự dưng cái tâm lý sai khiến người , đè đầu cưỡi cổ người nó lại hấp dẫn , nó lại là thời thượng . Đang ngồi nhậu thằng nào bấm điện thoại một cái mà điều khiển được thằng nào đấy , thằng ấy càng to càng tốt , thế là cả nhóm nể phục cái thằng quái dị kia . Nó theo lệnh cũng chỉ nhất thời đổi lấy gì đó , uất ức ẩn sâu bên trong . Ngàn đời nay nổi loạn là việc thường , sau này gọi là khởi nghĩa nông dân , đình công , biểu tình , tụ tập đông người - tự phát chơi chơi khơi khơi . Không có đâu , biểu tình là một biểu hiện văn minh cho phía bên kia biết rằng , các ngài vượt ngưỡng rồi đấy , chúng tôi cũng sẵn sàng vượt ngưỡng đây này , không tự dưng đâu , sẵn sàng sức của sức người đòi lại cái gì là của mình . Nó văn minh thì công nhận nó là văn minh , đưa nó vào một khung khổ có thể chấp nhận được , biểu tình , đình công không xa nổi loạn , càng không xa lật đổ , người ta quá nhạy cảm , quá lo sợ , quá tham lam mà mất đi sự sáng suốt . Xa xưa xã hội khép kín vậy mà bên ngoài vẫn lấy cớ để vào can thiệp khi có nổi loạn , nay thì vào nhanh lắm . Triều đình gán ghép cho tổ chức này nọ kích động biểu tình , chắc cũng phải quay lại hỏi có tổ chức phản động nào do triều đình , do tề quốc dựng lên không . Người ta không biểu thị sự không đồng ý , bằng lời nói , bằng hành động để các ngài muốn làm gì thì làm à .