1 thg 5, 2011

Mạng thật mạng ảo

Từ thật mà sinh ra ảo, ảo bắt đầu từ khi có chữ viết, ảo ký sinh vào chữ, ảnh của cái thật là ảo. Chữ lại ký sinh vào đá, vào đồng, vào da, vào tre, vào giấy. Cái kho chứa ảo đó tập trung tại triều đình hoặc giáo hội. Người truy cập được vào cái khối ảo đó là những người có ưu thế đặc biệt. Không được tiếp cận với cái đặc biệt, tinh túy đã kết trong cái kho ảo đấy, người ta sẽ khó nảy sinh ra những gì hay hơn. Tất cả những người được nhắc tới sau này đều là những người đã từng đắm mình trong cái kho văn minh đó, tất nhiên không thoát ra khỏi cuộc sống thật. Cuộc sống thật quá vụn vặt đã được người trước gom vào những gói nào đó, theo những phân loại nhất định, đắm vào đó, nếu có khả năng, nếu có bẩm sinh, nếu có nhọc nhằn thì lại tiếp tục gói ghém cho đời những gì đó lưu lại muôn sau.


Cái kho văn minh từ là một cái kho bí mật, nay đã trở lên quá phổ biến. Cái ảnh của hiện thực đã qua xử lý, và không xử lý đang từng giây từng phút hiện hình cho bất cứ ai muốn biết. Có những tụ điểm xử lý tất cả các loại ảnh này, cái cách xử lý cũng vô cùng đa dạng khác biệt, có tham vọng và không tham vọng, dù cố ý hoặc không cố ý đều muốn hướng đến một cuộc sống thật tốt hơn. Hoặc cuộc sống thật không tốt được thì đó cũng là nơi tâm trí được ẩn núp cho qua 24 giờ một ngày. Hơn thế nữa nó còn là nơi giải đáp rất nhiều thắc mắc cuộc sống thường nhật, là nơi truyền tải những cái ảo của cá nhân đến cá nhân, đến cộng đồng. Đa số đều là những cá nhân trong một cuộc sống bình thường, nếu muốn vẫn có ảnh có hình được. Cuộc sống thật luôn có hình có ảnh của nó, dù không muốn nó vẫn hiện lên, không ở góc độ này thì ở góc độ khác.

Hoạt động ở cuộc sống thật càng bị cản trở bao nhiêu, khó khăn bao nhiêu, kém hấp dẫn thế nào, nguy hiểm ra sao thì người ta lại càng cần kéo nhau lên mạng ảo. Dù sao thì cái ảo nó không gây hại gì, ít tốn kém và cũng giải quyết được nhiều việc lẽ ra phải tốn nhiều công sức mới làm được. Dù gì không ai có thể phủ nhận được cái văn minh của nó, nó là cái ảnh của thế giới thực, từ chối nó là từ chối cuộc sống, mà cuộc sống thì ai lại từ chối để về thế giới bên kia à.

Xin hãy bình tĩnh nhìn thẳng vào một hiện thực để tìm cách hướng về tương lai

Phi Vũ

www.phivu1956.blogspot.com
And:
www.phivu56.wordpress.com
And:
www.my.opera.com/phivu56/blog/

Sáng ba mươi tháng tư


Sáng ba mươi tháng tư
Lái xe giữa đường phố Bolsa
Ta lái xe giữa rừng cờ vàng ba sọc đỏ
Những lá cờ hiền hòa tung bay trong nắng gió

Như vọng về
Hồn thiêng sông núi tự nghìn xưa
Lại một mủa ba mươi tháng tư nữa trôi qua
Lặng lẽ buồn - nỗi buồn bủa giăng vây kín
Biết đến bao giờ về lại quê hương
Thăm lại những gì thân thuộc cũ
Quê hương giờ đây đang biến dạng
Dưới bàn tay của lũ quỷ đỏ điên rồ
Những thành phố phình to ra gấp ba gấp bốn
Những khu nghỉ mát resort ăn chơi
Khi dân nghèo vẫn đói khổ lầm than
Bữa đói bữa no
Chạy ăn buổi mai lại lo buổi tối
Thương thay cho dân tộc Việt
Biết bao giờ xóa hết cảnh bất công
Để nụ cười lại nở trên môi
Của mẹ già và bầy em bầy cháu
Ba mưới sáu năm trôi qua
Được gì mất gì ngoài những đổ vỡ
Tự giữa lòng đất mẹ quê hương
Đàn con long đong lận đận
Trôi nổi khắp bốn phương trời…

Phi Vũ
04/30/11

Nhìn từ cục tình cờ hươ hươ

Nước Nam vẫn còn mạnh về mẫu, đấy là thế mạnh, huyết thống họ luôn giữ được. Có đô hộ chỉ giết đàn ông chứ ai giết đàn bà bao giờ. Dù con ai thì huyết thống vẫn là 50 phần trăm của mẹ, do chính mẹ đẻ ra nên đúng là con mẹ rồi. Mẹ rỉ tai con, bà rỉ tai cháu, mấy ngàn năm rỉ tai không làm mất đi cái tin quan trọng là giết đàn ông, hãm hiếp đàn bà, dù là sản phẩm của kẻ thù thì vẫn là con mẹ, mẹ đồng hóa hết. Mẹ vẫn tay hòm chìa khóa, mẹ quyết hết, mẹ không đi làm thì mẹ giữ cửa sau, cửa trước chắc gì đã mạnh bằng cửa sau, đâu như xứ lạ xưa kia, đàn bà nhận tiền đàn ông đưa cho để tiêu, lệ thuộc hoàn toàn vào đàn ông. Mẹ kiếm tiền cũng giữ tiền, mẹ ở nhà vẫn giữ tiền, cha có nhiều tiền vẫn là tiền của mẹ.

Vậy là cục tình cờ hươ hươ nghiên cứu về mẹ, chọn mẹ cho con những nhân vật quan trọng, những nhân vật tương lai sẽ quan trọng, cha chưa quan trọng thì rồi con sẽ quan trọng, con chưa quan trọng thì rồi cháu sẽ quan trọng. Hình như ở nước Nam, Trần Thủ Độ là tổ sư của cách này.

Tại sao mất

Xưa nay chưa có gì thay đổi, cái ngai, cái ghế luôn quan trọng. Một nguồn lực lớn nghiên cứu, triển khai bảo vệ cái ngai, cái ghế. Tất nhiên cái ngai, cái ghế luôn gắn liền với mảnh đất nào đó. Giữa mất ngai, mất ghế với mất đất, người ta sẽ chọn mất đất, vì người ta hy vọng còn ngai còn ghế, còn có ngày lấy lại đất, dù hy vọng chỉ là hy vọng. Nếu vừa có ngai có ghế lại vừa đầy đủ trọn vẹn đất đai và mở rộng được nữa thì càng tốt.

Với xã hội thì mất là mất của ai đó chứ mình mất gì đâu, tự nhiên mình kêu lên có khi mình mới là mất hết ấy chứ. Xã hội vừa mới nhen nhóm lên việc nghiên cứu, triển khai bảo vệ đất nước dài lâu (viện ids) là bị dập tắt liền. Một việc làm hòa bình lợi ích lâu dài còn bị như vậy, thì các kiểu hoạt động khác không bao giờ họ để yên. Bây giờ chỉ còn những tiếng kêu, vọng tới đâu được thì hay tới đó. Nơi phát ra âm thanh chưa chắc đã an toàn.


Người ta cũng chỉ tận lực trong một hai nhiệm kỳ, với bao nhiêu xảo trá chốn quan trường, làm sao giữ được cái chỗ ngồi, chứ hơi sức đâu tính chuyện dài lâu. Cái nơi nghiên cứu, triển khai liên quan đến ngai đến ghế cũng lo sự tồn tại của chính mình trước khi lo đến sự tồn tại của ngai của ghế, còn nói gì đến sơn hà xã tắc.

Cuối cùng trời đất này chả của ai cả, ai mạnh thì được, ai may thì được, hoặc có giữ thì cũng thấy như làm cho có vị, làm lấy có, làm để thể hiện sự chính danh. Không dài hơi, ăn xổi ở thì, cứ thụt lùi dần, mỗi đời thụt một ít, và cảm thấy không thua thiệt gì cả. Không có gì phải lo, tất cả đều ổn định, phức tạp là do mấy người khuấy lên chứ có gì đâu, vẫn tốt đẹp đấy chứ, có khổ như hồi thực dân Pháp đô hộ đâu, yên tâm đi.

Cảm tử

Cảm tử quân hai lần truy điệu sống Để mở đường máu cho tuyến đường chi viện miền Nam, những cảm tử quân như ông Lại Đặng Thiện đã lái ca nô lao vào bãi bom từ trường, kích hoạt cho bom nổ dây truyền. Ca nô lao đến đâu, những tiếng nổ inh tai phát ra đến đó cùng các cột sóng cao vút. Dáng người gầy gò, đôi mắt hiền từ, đôi tai nghễnh ngãng, nhưng mỗi lần nhắc đến những lần cầm vô lăng đi phá bom từ trường, cảm tử quân năm xưa Lại Đăng Thiện lại trở nên hoạt bát lạ thường. Sinh ra ở miền quê nghèo của xã Nghĩa Bình (Tân Kỳ, Nghệ An), ngay từ nhỏ Lại Đăng Thiện đã đam mê với văn thơ. Năm 1965, khi đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, Lại Đăng Thiện đang học dở lớp 10 phổ thông liền xếp bút nghiên lên đường ra trận. Với hành trang là chiếc ba lô của anh trai từ thời chống Pháp để lại cùng một tập thơ Puskin, quyển sách gối đầu giường Thép đã tôi thế đấy và cây đàn Mandolin, chàng trai yêu văn học được phân về Tiểu đoàn 27 công binh, Quân khu 4, làm cảm tử quân rà phá bom mìn. Ngay sau nhập ngũ, Lại Đăng Thiện xung phong vào lớp đào tạo lái ca nô cấp tốc để rà phá bom mìn trên các sông suối, cầu phà của mạch máu giao thông Bắc - Nam. Ông Lại Đăng Thiện bên trang tư liệu về những lần rà phá bom mìn. Ảnh: Nguyên Khoa. Ông kể, ngày đó để chặt đứt con đường chi viện Bắc - Nam, đế quốc Mỹ đã rải rất nhiều bom dọc các con sông, tuyến phà huyết mạch. Nhiều nhất là bom từ trường, chỉ cần xe đi qua, ngay lập tức bom được kích nổ theo dây chuyền. Để phá loại bom này, chỉ có cách duy nhất là dùng ca nô lao vào để kích nổ. Sau nhiều lần tham gia rà phá bom từ trường, trực tiếp làm lễ truy điệu sống cho đồng đội, nhìn họ hy sinh trên chiếc ca nô lao vun vút vào vùng có bom, năm 1967, Lại Đăng Thiện viết quyết tâm thư xin được làm cảm tử quân. Tình thế chiến trường năm đó đang căng thẳng, địch phong tỏa nhiều tuyến giao thông huyết mạch để ngăn chặn dòng chi viện của miền Bắc cho miền Nam. Tại bến phà Long Điền (Quảng Bình), địch thả bom từ trường dày đặc, xe chi viện phải xếp hàng dài mấy km trong khi chiến trường miền Nam đang rất cần thuốc men, đạn dược, lương thực… Trước tình thế đó, lãnh đạo quân khu ra chỉ thị cho Tiểu đoàn 27 “bằng mọi giá phải mở đường máu thông phà”. Quyết định dùng ca nô kích hoạt bom từ trường được đưa ra. Lại Đăng Thiện cùng đồng đội Hà Huy Ty, Đậu Anh Côi, Nguyễn Văn Hương được đơn vị làm lễ truy điệu sống trước giờ lái ca nô vào bãi bom. “Tối hôm đó, sau các nghi lễ như chào cờ, tưởng niệm và đọc điếu văn, tất cả chiến sĩ trong đơn vị nín lặng rồi òa khóc. Trên trời, máy bay địch quần thảo, thả pháo sáng”, ông Thiện nhớ lại không khí lễ truy điệu sống ở bến phà Long Điền. Ngay sau đó, ông Thiện cùng đồng đội bước lên ca nô, cầm vô lăng, lao vào bãi bom, kích chúng nổ hàng loạt. Lần đó ông và đồng đội đã kích nổ 16 quả bom từ trường để tuyến phà được thông suốt. 3 cảm tử quân bị thương. Lần thứ hai được truy điệu sống là trước khi kích nổ bom từ trường trên phà Linh Cảm (Hà Tĩnh). Ngày 24/6/1968, khi đang trực chiến ở phà Bến Thủy, tổ phá bom gồm Lại Đăng Thiện, Đậu Anh Côi và Nguyễn Xuân Tình (thuộc Đại đội 1) được điều về bến phà Linh Cảm (nằm tại ngã ba sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu ở Hà Tĩnh), tăng cường cho Đại đội 2 phá bom. Lúc này phà Linh Cảm đã bị bom từ trường khống chế hơn 2 ngày đêm, xe chở lương thực, vũ khí bị tắc nghẽn thành một hàng dài. Chiều hôm đó, cũng với khí thế hào hùng, thiêng liêng dưới lá cờ tổ quốc, nhóm phá bom của Lại Đăng Thiện được làm lễ truy điệu sống. Đúng 4h chiều, lệnh xuất kích phát ra, chiếc ca nô lại lao nhanh dọc bến phà, chạy đến đâu những tiếng nổ inh tai phát ra đến đó cùng các cột sóng cao vút. Lại Đăng Thiện trên chiếc ca nô chuẩn bị lao vào bãi bom (ảnh chụp lại tư liệu). Sau khi kích nổ được mấy quả bom từ trường thì tổ trưởng Vũ Ngọc Chương hy sinh, cảm tử quân Đậu Anh Côi bị thương nặng. Lại Đăng Thiện nhảy lên cầm vô lăng thay thế. Dù quy định chỉ được lái 3 vòng, nhưng trong trận này ông đã lái tới 19 vòng, làm kích nổ 12 quả bom, đến vòng thứ 20 thì bị bom hất văng khỏi ca nô và bị thương. “Cảm xúc khi ngồi trên ca nô chạy vào vùng bom từ trường rất đặc biệt. Nghe tiếng bom bổ cùng cột nước trắng xóa phía sau, cảm tử quân thường nhắm mắt, nín thở xem mình còn sống hay đã chết. Sau 19 lần nín thở mà chưa chết, đến lần thứ 20, quả bom phát nổ quá gần, tôi bị ngất đi tưởng như không thể sống, thế nhưng ông trời vẫn cho tôi sống”, cảm tử quân Lại Đăng Thiện nhớ lại. Sau nhiều chiến công, ông Thiện được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng 3, Bằng khen Dũng sĩ phá bom ưu tú, được Tiểu đoàn 27 và Quân khu đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Nhưng do một số trục trặc, đến nay ông vẫn chưa được phong tặng. Sức ép của bom khiến tai ông Thiện điếc đặc, sức khỏe giảm hẳn, nhưng ông vẫn tình nguyện bám cầu, bám phà cho xe ra tiền tuyến. Sau ngày đất nước thống nhất, ông trở về quê nghèo xã Nghĩa Bình. “Ngày tôi về, mẹ ôm tôi mà không khóc thành lời. Ai cũng nghĩ tôi làm cảm tử quân đã chết rồi vì nghe nói đã 2 lần truy điệu. Lấy tay sờ lên gò má mẹ, tôi cũng không hiểu sao mình còn sống”, ông Thiện nhớ lại cảm xúc ngày trở về cách đây 36 năm. Hòa bình, ông Thiện vừa làm thơ vừa tiếp tục tự học chương trình đã bỏ dở mấy năm trước rồi ôn luyện và thi vào trường Trung cấp Y tế Nghệ Tĩnh. Tốt nghiệp trường y, ông được điều về làm Trưởng trạm y tế các xã miền núi của huyện Tân Kỳ, như Nghĩa Bình, Tiên Kỳ. Ông đã trèo đèo lội suối, cùng chống dịch sốt rét, sốt xuất huyết với bà con các dân tộc, giúp đồng bào xóa bỏ hủ tục lạc hậu. Đặc biệt, bàn tay lái vô lăng của cảm tử quân năm xưa đã trực tiếp làm bà đỡ cho hơn 400 đứa trẻ. “Nhiều cháu do tôi đỡ đã trưởng thành, có người là y tá, bác sĩ, kỹ sư, có người là chiến sĩ. Cứ tưởng chỉ biết cầm vô lăng nhưng hóa ra cũng mát tay lắm. Dù chưa được phong anh hùng phá bom nhưng được bà con tín nhiệm phong là anh hùng đỡ đẻ cũng thấy vui lắm rồi”, người đàn ông 64 tuổi cười hiền từ. Trong kháng chiến chống Mỹ, Tiểu đoàn 27, đơn vị chủ lực thuộc Lữ đoàn công binh 414, Quân khu 4, có nhiệm vụ đảm bảo mạch máu giao thông Bắc - Nam ở các vị trí đánh phá ác liệt của địch, đặc biệt là cầu, phà, bến sông trọng điểm. Tiểu đoàn lập đội cảm tử quân, gồm những chiến sĩ lái giỏi, gan dạ có nhiệm vụ lái ca nô cao tốc, lao vào kích nổ bãi bom từ trường. Hàng trăm nghìn quả bom từ trường dọc bến sông, bến cầu, phà ở miền Trung đã được đội cảm tử quân này phá, góp phần quan trọng cho các đoàn xe ra tiền tuyến. Nhiều cảm tử quân đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Với thành tích xuất sắc của mình, năm 1973, đơn vị được phong anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và rất nhiều phần thưởng cao quý khác. Nguyên Khoa

Đôi chân đẹp

Thời gian yên tịnh đã đủ lâu để người ta ngẫm nghĩ về quá khứ, hiện tại và mơ về tương lai. Thế giới làm gì có hoàn hảo, các em người mẫu luôn tạo nên các góc cạnh để có sự hấp dẫn riêng, chỉ có một điểm chung duy nhất là các em đều cao và không ục ịch.


Tuy xa mà gần , tuy gần mà xa, thế giới luôn tạo ấn tượng bằng sự thiên lệch. Sự thiên lệch không phải là vô ích.

Nhờ tính kỷ luật mà loài người đã thắng họa diệt chủng của phát xít. Và người chiến thắng đã bị diệt chủng bởi tính kỷ luật.


Mọi người đang đề cao tự do, thử hỏi khi có họa diệt chủng liệu còn tự do nữa không. Sau 11 tháng 9, người ta đã biết thế nào là xứ sở tự do.


Vậy tự do và kỷ luật là hai chân trên một cơ thể, khi chân này trụ - giữ kỷ luật, tức là chân kia được vung vẩy trên không và muốn đặt vào đâu là tùy thích. Tiếp đó vẫn có chân trụ để chân kia tiếp tục được tung tăng theo cái hướng nào đó. Nói thì lâu mà làm thì nhanh, nhưng ở xã hội, hoàn toàn không nhanh chút nào.


Khi thì nặng chân này, nhẹ chân kia, hai chân không bao giờ song song thành một cặp chân đẹp. Lời nói, khuôn mặt, mái tóc dù rất đẹp nhưng lại tựa trên một đôi chân khập khiễng thì khó mà thành mẫu, thành chuẩn mực được.

Tự do và kỷ luật, kỷ luật và tự do, như một cặp làm nhau chất ngất và cũng là làm nhau đau khổ. Sung sướng bao nhiêu đau khổ bấy nhiêu, đau khổ bao nhiêu, sung sướng bấy nhiêu.


Khi chỉ thấy đau khổ, tức là có gì đó bất bình thường.


Dù gì thì ta vẫn cứ mơ đến một đôi chân đẹp.

(cám ơn bạn Nokiax6 đã gợi ý về đôi chân)

Lấy từ Thichbuonchuyen.blogspot.com

Nam chích quái) Theo truyện Báo Cực thì thần vốn là thần trời đất của nước Nam. Khi xưa khi vua Lý Thánh Tông đi đánh Chiêm thành trở về đến cửa biển bỗng gặp mưa to, gió lớn, sóng trào cuồn cuộn dâng cao như núi, thuyền ngự, thuyền trận đều không đi được, phải đậu ở bên bờ. Đêm ấy, vua nằm mơ thấy một người con gái trang phục thanh đạm, quần hồng, điểm tô thanh lịch, bước lên thuyền ngự tâu rằng: “Thiếp là tinh của đất đai nước Nam, được thác vào khúc gỗ đã lâu rồi. Nay, gặp vua đi đánh giặc, xin theo quân vua để lập chiến công”. Nói xong thì đi mất. Vua tỉnh giấc, kể chuyện này với tả hữu và các bô lão. Có nhà sư là Tăng Thống tên là Huệ Sinh nói: “Vị thần này thác vào khúc gỗ thì có thể tìm được”. Thế là vua sai các quân đi tìm, phát hiện khúc gỗ đầu tựa hình người như Vua đã gặp trong mộng.Vua sai đặt lên đầu thuyền, thắp hương làm lễ cầu đảo, phong hiệu là “Thần bà Hậu Thổ”. Trong giây lát, sóng im, gió lặng, thuyền bè đi lại được, không còn sóng vỗ ì ầm. Phá xong Chiêm Thành, Vua khải hoàn, đến chỗ cũ, cho dựng đền thờ. Lát sau sóng gió lại cuồn cuộn như xưa. Huệ Sinh tâu: “Đó là thần không muốn ở mãi nơi bờ cát hẻo lánh, xin đưa thần về kinh thì sẽ yên lành”.Vua nghe lời, sóng gió lại lặng im. Về tới kinh sư, vua sai dựng đền thờ ở làng Yên Lãng. Đền linh thiêng, ai ngạo mạn đều bị thần phạt. Đến đời Trần Anh Tông, gặp lúc hạn hán, Vua sai dựng đàn cầu đảo, nằm mơ thấy thần nói rằng: “Thần Câu Mang đền này có thể làm mưa làm gió”. Vua tỉnh dậy, sai quan Hữu Ty đến tế ở đền. Quả nhiên, trời đổ cơn mưa như trút nước.Vua thấy vậy, sắc phong thần là “Thần bà Hậu Thổ”. Các đời sau cũng nhiều lần Vua sắc phong cho thần vì công lao đối với dân. (Nguyễn Hữu Vinh dịch)

Một nước hai chế độ

Thời bình, thời chiến, thời chiến thời bình chắc chắn không thể rạch ròi được, nhất là trong thế giới hỗn độn ngày nay. Thời chiến là thiết quân luật, thời bình là kinh tế. Thời chiến là quân sự, thời bình là dân sự. Không phải vì vậy mà lúc quân sự không có kinh tế, lúc kinh tế không có quân sự. Như vậy là luôn song song hai chế độ.


Quân sự là chấp hành vô điều kiện, dân sự là có điều kiện mới chấp hành. Nếu cứ lẫn lộn hai khu vực này sẽ đem lại nhiều phiền toái không cần thiết. Làm việc khi có điều kiện đủ cần để tạo ra nhiều giá trị của cải cho xã hội, làm việc vô điều kiện để đạt mục tiêu quân sự. Mục tiêu quân sự không diệt được nó sẽ diệt lại, mục tiêu kinh tế cứ lao vào diệt không suy tính, nó sẽ diệt lại.

Nhưng hình như cái cần quân sự thì người ta kinh tế, cái cần kinh tế người ta lại quân sự.


Khu vực quân sự kỷ luật chặt chẽ đầu tư lớn tương xứng với kinh tế, chắc chắn xã hội sẽ rất đồng tình. Khu vực kinh tế cần có đủ loại chính sách, pháp luật được dân sự thỏa thuận. Quân sự cứ đạt mục tiêu có thể không cần phải hỏi ai, chứ kinh tế mà làm vậy chết liền, chết dài dài, đã chết rồi đấy, nhưng thấy người ta không để ý thì phải.

Xin ra xin, mua ra mua, cho ra cho, bán ra bán, chứ cứ nhập nhèm chỉ béo mấy thằng đểu thôi, nguồn lực mất hết, đến khi giặc đến lấy gì mà đánh, sức đâu mà đánh.

Hai chế độ này có gây nguy hại gì đâu mà không làm nhỉ.

Con kiến leo cành đa - vn.360plus.yahoo.com/gicungthich2000

Tìm Tạm biệt -Tạm biệt Đăng ngày: 20:58 22-04-2011 Thư mục: Tổng hợp Vậy là chỉ còn vài ngày nữa,mình phải tạm biệt mảnh đất nơi mình kiếm sống,để đi tới chỗ khác phù hợp hơn.Mình cũng không có ý định viết entry này,bởi lẽ có một bạn bloger bảo mình :khi đàn ông tâm sự buồn mà để cho người khác biết ,thì như thế là ủy mị.Có lẽ thế.Và một điều nữa là mình chưa bao giờ viết nhật kí vì hồi cấp 3 môn Văn của mình không bao giờ quá điểm 4. 5! Nhưng hôm nay thì lại khác,vì mình biết khi đã tạm biệt mảnh đất này thì khó có cơ hội quay trở lại.Bất giác mình nhớ 2 câu thơ của Chế Lan Viên : Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn. Kỷ niệm ở đâu bỗng chốc hiện về.... Ngày ....tháng....năm 199x... Mình ngồi trên chuyến tàu TN-2,sau hành trình 32 tiếng,mình đã xuống ga N...bắt đầu cuộc sống tự lập xa gia đình.Công việc của mình không khó,chỉ cần biết quan sát và biết nghe lời.Lương thấp,lạ nước lạ cái. Ngày... tháng năm...200x... Sếp bảo,cậu vào chỗ "thừa nắng vắng mưa" một thời gian,để có thêm kinh nghiệm.Sau hơn 2 giờ xe chạy,mình đã đến nơi cần đến. Thế mà cái "một thời gian" của sếp tính ra đã 6 năm.Mình hiểu,vì mình không thuộc diện 5C(con cháu các cụ cả).Mình luôn tâm niệm: không phải chỗ ta đang đứng mà là hướng ta đang đi. Tiếng là xa trung tâm,nhưng mình trung bình 1 tháng phải đi từ nơi :"thừa nắng vắng mưa" đến chỗ "nắng vàng,biển xanh,anh và em" 1- 2 lần tự túc,đột xuất không tính.Chân đi thì miệng phải đi,đó là lý do tại sao mình luôn luôn viêm màng túi. Ngày ,,.tháng...năm 200x... Sếp cũ đi,sếp mới về.Sếp điều mình về chỗ cũ.Đêm ấy,mình và một thằng đệ nữa đi chơi suốt đêm,mình muốn có cảm giác ngủ đêm ở ngoài cơ quan nó như thế nào(vì sáng mai mình sẽ không còn ở đây nữa). Thật là một đêm thú vị,đúng sở thích của mình. Sau khi đã nhậu nhẹt chán chê (tuyệt nhiên không có gái gú) ,bọn mình chọn vườn hoa trung tâm làm chỗ an tọa.Mỗi thằng nằm trên một cái ghế đá. Muỗi đốt,không ngủ được,gãi sưng chân,thằng đệ bảo : hay anh em mình vào khách sạn nghỉ!Mình bảo,nếu vào thì anh đã bảo chú từ tối rồi cơ mà,mà giờ này chẳng còn hotel với moutel mở cửa nữa đâu( 0 giờ 20 phút).Ở đây xem hoạt động ban đêm của dân tình thế nào. Chợp mắt 1 lúc(mệt vì uống nhiều,muỗi đốt cũng kệ) thì nghe tiếng động,mình mở mắt thì thấy ghế đá đối diện có một thằng đang đang cầm xi lanh chích.Mình lạnh cả người.Chợt nghĩ mình sẽ làm gì nếu nó cầm xi lanh đến chỗ mình và xin đểu!Đang nghĩ thì thằng đệ bảo : anh ơi,thằng nghiện đó! Mình bỗng chốc nảy ra một ý,hất hàm quát thằng nghiện : thằng kia,làm nhanh rồi biến ngay.Nó ngạc nhiên nhìn bọn mình vẻ dò hỏi.Mình bồi tiếp :Biến! Mày có muốn bọn tao đưa về Sở để cho mày tha hồ mà chích không,phúc tổ bảy mươi đời nhà mày là hôm nay bọn tao chỉ đi bắt "bướm đêm" đấy!Nghe đến đây,nhìn bộ dạng của hai thằng mình,thằng nghiện lắp bắp : Dạ.. dạ,rồi nó lủi luôn.Khi nó đi khuất,bọn mình không nhịn được cười.Đúng là to mồm thắng 80% .Bọn mình có phải là công an chó đâu! Tưởng được ngủ yên,ai dè đang thiu thiu thì nghe tiếng còi hụ,một xe cảnh sát đang hú còi đi tuần(khiếp,ban đêm mà vẫn đèn sáng ,còi kêu).Xe chạy gần đến chỗ bọn mình thì đi chậm lại,mình thấy trên xe có 4 anh CSCĐ,súng ống tận răng,nhìn bọn mình,rồi đi tiếp.Mình nghĩ,chắc thấy bọn mình sơ vin,bồng cốt,có độ tin tưởng cao nên không hỏi! Thế là không ngủ được, hai anh em ngồi tâm sự rất lâu,chủ yếu là chuyện đối nhân xử thế.Nhìn đồng hồ,đã hơn 3 giờ sáng,lúc này trên đường đã xuất hiện một vài xe máy đi chở hàng ra chợ trung tâm.Bọn mình phi xuống biển,vào quán cháo ngao quen,chủ quán nghe thấy tiếng xe máy,hỏi vọng ra : ai đấy,mình trả lời: con đây.Rồi vất xe đấy,mỗi thằng nằm trên một cái ghế bố,ngủ đến sáng... Ngày ...tháng ...năm 200x... Công việc vẫn vậy,lương có tăng,song không nhằm nhò gì so với giá cả.Người ta bảo Lương và Giá là hai anh em song sinh,chỉ có điều thằng Lương thì "to" bằng con kiến,thì thằng Giá "bé" bằng con voi! Mình sẽ không đề cập tới những kỷ niệm mình ở nơi "nắng vàng,biển xanh" nữa,vì vui có,buồn có.Buồn nhiều hơn vui. Nhiều lần mình tự hỏi : tại sao bạn bè mình đại đa số là thành đạt,còn mình thì vẫn chỉ là một anh cu ly "Ăn no vác nặng" "Đi nhẹ,nói khẽ,gọi dạ, bảo vâng" ! Hay tại mình thẳng tính quá nên dễ mất lòng! Hay tại mình không thuộc diện 5C! Hay tại mình không có năng lực,trình độ!Hay tại mình không biết "thủ đoạn"! Có lẽ tất cả đều đúng,và có thể chưa đúng! Mình giành nhiều thời gian rảnh rỗi để tham gia blog,gặp được rất nhiều người,rất đa dạng về nghề nghiệp,tính cách.Mỗi một bloger,một entry,một comment làm mình thích thú,tò mò,thăm dò...và mình thấy rằng cái xuất phát điểm rất quan trọng.Giống như 2 vận động viên điền kinh chạy thi,chỉ cần một người khôn khéo nhấc mũi bàn chân lên,khi trọng tài hô :chuẩn bị,chạy" hoặc khi nổ súng hiệu thì ngay trong tích tắc,anh ta đã hơn anh vận động viên kia một nhịp rồi. Đã đến lúc cần phải thay đổi! Và mình quyết tâm thay đổi! Bắt đầu từ việc dứt khoát với cái hiện tại. ( Quảng trường 16 - 4,nơi mình gặp nghiện ) ( Quảng trường 2 -4 nơi mình hay chạy sáng và ngắm biển) Cho nên mình entry này để chào tạm biệt nơi mình đã từng gắn bó Cảm ơn các bloger đã tiếp thêm sức mạnh cho mình!