3 thg 4, 2011

Trứng cút

Bây giờ văn minh nhậu làm hỏng tì vị những người tôn trọng văn hóa này. Muốn có tí dinh dưỡng của trứng, nhưng kém ăn quá làm sao hết được cái trứng gà (nghe đâu các loại thực phẩm dưỡng sinh cho người già không gì bằng trứng gà). Thế là phát sinh một đợt thuần hóa cút rừng, cút tự nhiên thành cút nhà. Muốn có trứng dinh dưỡng, ăn mấy cái cũng được, một cái cũng xong, giống như hàng hóa bây giờ họ cứ chia nhỏ ra để dễ mua dễ dùng. Đã ham nhậu nhẹt lại ham đọc thật khổ, cứ thấy bài nào dài dài là sợ, xem xuống có nhiều còm không, còm nói gì, lại thấy còm dài, mất vía luôn. Đọc còm là hiểu bài định nói gì, thấy ưa thì giống như ăn trứng ngỗng, trứng đà điểu, trứng khủng long (vì đọc không hiểu mấy). Nhưng nhiều khi gặp trứng tiên, thôi rồi, đọc một tí lại nghĩ một tí, nhấm nháp sướng không khác gì nhậu. Ước gì trứng tiên mà chỉ nhỏ bằng trứng cút.

Vũ khí của dân

Xin đừng hiểu lầm, có vũ khí là tội rất nặng, dân chả dại gì mà có vũ khí, mà còn phải canh chừng bị tuồn vũ khí vào nhà, sau đó có người đến kiểm tra, chủ nhà chưa biết vũ khí ở chỗ nào, người lạ đã biết rõ rồi. Thời thực dân Pháp bỏ thuốc phiện vào nhà là chuyện thường, bây giờ ma túy cũng đầy. Vũ khí ở đây là vũ khí của kẻ yếu. Nếu đại biểu nào không xứng đáng mà vẫn trúng, người ta đưa ra đủ bằng chứng, chả lẽ vẫn cứ làm đại biểu được à. Đại biểu chả lẽ không đi tiếp xúc với dân, nếu không phải đại biểu của dân thì dân nhìn một nửa con mắt thôi. Đại biểu trên hội trường truyền hình trực tiếp mà còn không nhìn mắt nào thì sao (ngủ trên hội trường). Đại biểu dù có đọc đi đọc lại Mặt dày tâm đen của tàu thì cũng phải sợ con mắt một nửa. Làm đại biểu như có tin đồn, không không mà cũng nhiều tiền phết, nhưng cũng phải chịu đựng những đợt họp, những đợt tiếp xúc cử tri, người ta không thèm nhìn thì cũng chán mà nghỉ thôi. Như ông thầy dạy đại học mà người học bỏ dần, bỏ dần vì ít chữ quá, chữ lại không có chất lượng, lúc đó tự dưng các trò có khả năng chịu đựng cao còn ngồi lại lớp mủi lòng thương thầy. Không biết thầy có bỏ dạy cho khỏi khổ không, sống được bao lâu mà cứ tự làm khổ mình, làm khổ nhau. Động đất, sóng thần, hạt nhân nó đến lúc nào ai mà biết được. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp thật tài : "đời thế mà vui".

Tiếp tục học tập Hồ Chí Minh

Hưởng ứng bài viết trên chính luận báo qdnd điện tử: đổi mới giáo dục yêu nước và mục tiêu, lý tưởng cách mạng cho sinh viên ; xin có ý kiến. 1. Đức hy sinh vì đồng bào, vì tổ quốc. 2. Dĩ bất biến, ứng vạn biến. 3. Thông thạo văn minh, văn hóa dân tộc Việt và thế giới. 4. Lấy lập công là trên hết, không sa đà vào lý luận. 5. Có phong cách sống ung dung tự tại của tổ tiên (khi cần thì biến hóa). 6. Tu thân đủ để dung nạp được tất cả. (Nếu thanh niên hiểu nhầm sang bạo lực cách mạng, khi bị thế lực thù địch lôi kéo, hoặc tự diễn biến, cứ cái khí thế đó là nguy lắm).

Hành động

Hành động bằng lời nói. Hành động bằng không hành động. Hành động bằng hành động.

Tất cả những gì xảy ra đều là cái đúng đau lòng

Phê phán cải cách ruộng đất, phê phán cải tạo công thương nghiệp, phê phán đánh tư sản, phê phán tham những ; tất cả những xảy ra này đều đúng và đều đau lòng. Lật đổ một chế độ để gây dựng một chế độ khác để được cái gì, những người nông dân lật đổ đế quốc, quân chủ để ruộng đất vẫn thuộc địa chủ, đồn điền, nhà máy vẫn của tư sản à. Còn lật đổ để có dân chủ, có pháp quyền ư, cái bụng còn chưa biết thế nào, dân chủ là cái gì, pháp quyền là cái gì ? Khi cải cách mở cửa, đổi mới để cho xã hội giàu, người có quyền không được giàu à. Thị trường như cá đang ngáp trên bờ được thả xuống dưới nước. Nhưng người có quyền không phải là cá và vẫn muốn là người tầng lớp trên mọi mặt, quyền, tiền, tri thức (nhanh nhất bằng cách có nhiều loại bằng cấp, chức danh khoa học giáo dục). Không thể bươn trải trong thị trường, tích tụ, tập trung để có khối tài sản lớn, trong khi đang nắm trong tay vô vàn các nguồn lực, nguồn lợi, trong một bối cảnh không có pháp quyền, tham những là cái rất đúng, rất phù hợp, nhưng rất đau lòng. Khi ăn đã đủ, đủ vốn liếng trả học phí cho thị trường, đủ vốn liếng tích lũy làm ăn mà không sợ thất bại trên thương trường, một tầng lớp có của của những người có quyền, rất thích một xã hội tự do làm ăn, được pháp luật bảo hộ tài sản, bảo vệ tự do cá nhân của người có của. Yêu cầu của xã hội dân sự, nhà nước pháp quyền được đặt ra, con cháu họ đã tập dượt trong thương trường, nay tiếp tục tập dượt trong chính trường, khi đã thành thạo về chính trị, có tài sản kèm theo, xã hội không muốn tranh cử tự do thì họ vẫn cứ làm. Học phí cho kinh tế và chính trị là quá nhiều, học phí này là nguồn lực, nguồn lợi của đất nước, của đồng bào buộc phải chi trả cho việc tạo ra một tầng lớp trên mới, và mất một thời gian quá dài để tốt nghiệp, vì người học không phải là tinh hoa của đất nước nên phí đào tạo vô cùng lớn.

Đất nước đã được giải phóng chưa

Những ngày này năm xưa, nước ta chưa được giải phóng hoàn toàn, dân luôn sống trong lo âu sợ hãi, hoặc luôn trong trạng thái sẵn sàng hy sinh. Trạng thái đó bây giờ đã hết chưa ? Hay vẫn thì thầm đưa tin, thì thầm nói chuyện, khi cần vẫn nói to lên như khi thấy giặc đi càn, con không khóc mà bấm cho nó khóc để có thể nói to lên rằng "im ngay, để các quan làm việc", chỉ để cho người gần đến biết nguy mà tránh. Trên đất nước, thử hỏi có chỗ nào được ăn nói tự do, nói những gì mình nghĩ không. Ai biến đất nước này noi gương Vũ Ngọc Nhạ, ông cố vấn, hồ sơ một điệp viên, hồ sơ một người tù, khi ra tòa mà ung dung tự tại. Mỗi người dân, ban ngày thì tươi cười với chính quyền, ban đêm thì tiếp tế, nuôi giấu cách mạng. Trong bóng tối, nơi hầm tối là nơi sáng nhất, nơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam, để rồi khi có quyền lực, lại tạo ra nhiều hầm tối khác. Đang tháng tư, sắp đến ngày 30, ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước. Giải phóng ở lĩnh vực nào, thống nhất ở lĩnh vực nào ? Hay bây giờ không được nhắc chuyện cũ. Khi xưa chính quyền chửi dân "ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản", bây giờ không chửi mà gọi là thế lực thù địch; không gọi là nguy cơ cộng sản mà gọi là nguy cơ diễn biến. Có phải chăng bị mất bảo bối của tổ tiên mà con cháu sinh loạn. Từ hoảng loạn mà ảo giác, khi thấy tổ tiên lại tưởng là ma quỷ, khi thấy ma quỷ lại nghĩ là thánh hiền. Thế giới đang hỗn loạn, mạnh hiếp yếu, lớn hiếp nhỏ, không lấy gì làm chuẩn mực. Đồng bào, người mê dẫn dắt người tỉnh, người lành mất thế vào người gian. Một đám hỗn độn, không còn ai đủ để nói ai nghe. Người có quyền không đủ hư tĩnh để lắng nghe sự thật cuộc sống, trong người luôn thường trực tư thế chiến đấu với đồng bào mình, trạng thái này có tồn tại mãi được không. Chính quyền có phải tiếp tục một cuộc giải phóng gì nữa không, giải phóng mọi sự nhòm ngó vào các nguồn lợi, nguồn lực đất nước à !

Giáo dục chung chung

Xưa kia giáo dục là giáo dục về đạo lý, học từ nhỏ, học với mục đích ra giúp ích cho đời. Phần kỹ năng, kỹ thuật nếu có, chủ yếu là cách làm văn bản, kỹ năng làm thơ, làm câu đối, kỹ năng tính toán. Ngày nay, nội dung kỹ năng, kỹ thuật tăng lên, phần văn học nghệ thuật, kỹ năng ngôn ngữ ép chung vào nhau, khó tách bạch, khó có định hướng rõ nét, có hồi họp quốc hội, có một nhà sư ở Huế nêu lên, giáo dục theo triết lý nào, sau đó từ triết lý giáo dục thường xuyên được sử dụng, nhưng cái triết gì chả ai biết là cái triết gì. Xưa phần văn học nghệ thuật như sản phẩm phụ phát sinh từ việc học đạo lý, học chữ Nho, đã có chất họa trong đó, học các triết lý xưa, đã có văn, có sử ở đó rồi. Ngày nay giới văn nghệ sĩ phải nói là đã tách hẳn ra một giới rõ ràng phục vụ xã hội. Giới kỹ năng, kỹ nghệ, kỹ thuật cũng là một giới riêng. Sao lại cứ gộp chung vào nhồi nhét cho trẻ nhỏ nhỉ. Người toàn diện có nhưng chắc ít, đa số sẽ theo một thiên hướng nào đó, có một số sẽ hướng về phần đạo lý, nó mang định tính nhiều hơn là định lượng, đại khái mà không hẳn là đại khái, nó có cái nhìn toàn thể vũ trụ, con người. Một số thích sự thuần túy có tính kỹ thuật, đòi hỏi sự chính xác, cụ thể, chi tiết. Còn văn học nghệ thuật là cái chung, là người ai cũng có nhu cầu thưởng thức văn học nghệ thuật, còn có thành nghệ sĩ được không lại là chuyện khác. Nội dung này mà học lại là sự ép buộc thì làm sao mà cảm nhận được văn học nghệ thuật, nó sẽ bóp chết những mầm mống của những văn nghệ sĩ tương lai. Phần văn học nghệ thuật để cho tự do đọc các tác phẩm, được nghe các văn nghệ sĩ, không ở cấp quốc gia thì địa phương nào cũng có văn nghệ sĩ của mình nói về cái nghiệp của họ. Nghe những nhà phê bình văn học nghệ thuật giảng, phần này phải được học một cách tự do thoải mái nhất. Phần đạo lý cũng không thể chia thang, chia tầng để nhồi nhét được, tùy theo từng học sinh để có hướng dẫn cụ thể, từng em có cảm nhận riêng về đạo. Chỉ có phần kỹ năng, kỹ thuật, kỹ nghệ là cái chủ yếu phải lặp đi lặp lại theo quy tắc chính xác để nhuần nhuyễn. Vậy mà cứ gói hết vào một mớ xong gọi là giáo dục. Cái văn minh của ta là gì không rõ ràng, cái Tây học người biết người không, cái Tây cũng đủ loại Tây. Còn Tàu, cái gì của Tàu, cái gì của Ta mà đã Tàu hóa. Còn chính quyền, người ta quan trọng gì đâu, người ta chỉ cần đừng gây phản loạn là được. Người ta lấy cớ lo cho tương lai để rút tiền, kêu người ta có mà phí lời, xã hội tự lo cho mình, có tiền mà không yên tâm thì phải đẩy con ra nước ngoài cho chắc ăn. Biết bao người ở cái nền giáo dục này, không tiêm nhiễm cái xấu của hệ giáo dục này, họ tự giáo dục, tự hành động để thành tài ngay trong nước, tuy vất vả nhưng vẫn có con đường để đi. Thử hỏi những người đi làm giáo dục, đạo lý của các người là gì, đạo lý là mưu sinh hả, thế thì không cần phải dạy cho trò về đạo lý nhá. Nếu đạo lý là phục vụ chính quyền, thì cũng không cần phải dạy nhá, trò tự biết, cha mẹ trò tự biết phải lo lót chạy chọt thế nào. Nếu đạo lý là vì con người, thì phải xem đã, xem thầy sống thế nào đã. Khả năng văn nghệ sĩ mà có chắc hiếm người đi làm nghề giáo, nên các thầy dạy về văn học nghệ thuật ở trường phổ thông thật là khó, khả năng bóp chết các tâm hồn nghệ sĩ sẽ là nhiều vì cái lối học nhồi nhét. Còn lại các thầy là những người đi dạy kỹ năng, kỹ nghệ, kỹ thuật thuần túy. Con người mà chỉ có kỹ năng, kỹ nghệ, kỹ thuật, đây là phần phương tiện, công cụ để tồn tại ngoài xã hội. Cái phần con người mỗi ngày ra khỏi nhà đến trường là một lần bị giết chết. Giết một lần chưa chết thì giết nhiều lần, giết một năm chưa chết thì nhiều năm, trong khoảng 9 đến 12 phần con người cơ bản là đã phá xong, như cơ bản đã phá xong rừng tự nhiên. Vậy nên mới có chuyện lạ, những người tử tế là những người ít đi học, ít học. Một số rất ít vừa đi học, vừa tự cảnh tỉnh mình may ra mới giữ được cái phần con người. Cái giáo dục này đừng hy vọng gì ở xã hội, có con, có cháu thì tự lo lấy thôi.