25 thg 3, 2011

Triết gia Kim Định



V. Vai trò Nho giáo có thể đảm nhiệm trong thế giới hôm nay
Mùa hè năm 1949 ở Honolulu có hội nghị quốc tế về triết học quy tụ các đại biểu trên 50 quốc gia (đại diện Á Châu có Aán Độ, Tàu, Nhật). Tôi đặc biệt chú ý tới hội nghị này vì trước hết mục tiêu của hội nghị là tìm cho nhân loại một nền triết lý chủ đạo. Hội nghị cho rằng vì thiếu nó mà nhân loại đã trải qua hai cuộc đại chiến hoàn cầu. Thứ đến hội nghị đã đề cử Khổng Tử làm nhạc trưởng cho cuộc hòa hợp Đông Tây nọ vì ông có chân đứng trên cả hai tàu: vừa chấp nhận và cải thiện đời sống trần gian nhất là trong những mối giao liên của con người. Đàng khác tuy không chấp nhận lập trường Lão giáo độc chú vào đời sống tâm linh, nhưng cũng dọn phòng đón nhận mọi giá trị tâm linh (Essays in East West philosophy by Charles Moore p.447, University of Hawaii 1951).
Đây là lời tuyên bố làm vinh dự cho chính những người tham dự hội nghị vì câu trên tàng chứa được ba nhận xét đều sâu xa và ơn ích. Có thể nói đây là đỉnh cao nhất mà hội nghị quốc tế Triết Học có thể tới, vì những hội nghị này ít được sự đồng ý về một điều gì, nhiều khi còn là cuộc độc thoại giữa các người điếc, hoặc vấn đề đưa ra bàn cãi có tính cách xa lắc xa lơn với cuộc đời. Nhưng lần này các triết học gia đã nhìn thẳng vào đời, đã thấy đời đang mắc bệnh và gọi đúng tên bệnh tức là thiếu hồng huyết hòa, mà chỉ có bạch huyết rã, làm cho con bệnh trở nên nhợt nhạt, mất hướng đi, không biết đâu là lối về, đáng gọi là vô gia cư (homeless). Hội nghị đã thấy thế và chỉ ra bài thuốc Hòa. Toa thuốc còn ghi là “Hòa tinh thần với vật chất” lại còn chỉ rõ phải đến với dược sĩ nào. Rồi đây trong bài tôi sẽ chứng minh những lời chỉ dẫn nọ đúng đến đâu.

Câu tuyên bố trên quả là một sự thành tựu lớn lao do một quá trình nghiên cứu tinh thông về Nho trải dài cả trăm năm với những tên tuổi lừng lẫy như H.G.Creel, những Marcel Granet và những triết gia như Keyserling, Karl Jaspers… mới đạt được lời tuyên bố đó, tuy chỉ xảy ra trong phạm vi triết và chưa được nhiều người chú ý tới các cân xứng, nhưng quả thật phải kể là một biến cố quan trọng có tầm mức lớn lao. Chúng ta đều biết rằng “Nhân loại bao giờ cũng được dẫn đưa do tư tưởng” cho nên các nhà tư tưởng bầu Khổng Tử lên chức lãnh đạo triết lý Đông Tây, thì cũng là bầu ông lên chức hướng đạo thế giới. Đó quả là vinh dự không tiền khoáng hậu. Càng lớn hơnnữa khi ta biết rằng đứng về phương diện ngôn từ và lý luận mà đem Khổng Tử đặt bên cạnh Phật Tổ hay Socrates, Platon thì ông có phần lép vế, vậy mà lại được chọn.
Thế thì chắc ông phải có một cái gì đặc biệt mới được danh dự cao quý như kia. Cái đặc biệt đó theo hội nghị là ông không chú ý đến lời hay ý đẹp cho bằng chú ý đời sống đẹp, nó gậy nên do chữ Hòa. Đấy là điều hết sức đặc biệt của hội nghị, vì các hội viên đa biết chọn cuộc sống đẹp hơn là chọn lời đẹp ý hay, cũng như đã không chọn tranh chấp mà lại chọn hòa hợp.
Tuy nhiên sự tuyên dương long trọng kia lại rơi vào quên lãng liền, không gây nên một âm vang nào đáng kể ngay cả trong lãnh vực triết học, kể cả triết học Trung Hoa thì tự nhiên ta phải hỏi vì đâu. Riêng tôi nghĩ rằng cái hướng hội nghị đưa ra thì thật là đúng nhưng đó mới chỉ là bảng chỉ đường, chưa phài là Chính Đường. Thế mà trong các lần hội nghị về sau mãi cho tới nay chưa có được một công trình nào đáng gọi là đường, tức trình bày Nho cho thấu triệt xứng tên là một Đạo học. Vì thế tôi lấy điều đó làm đề tài cho bài này mong tìm ra chỗ thiếu sót, hy vọng có thể sửa soạn cho một nền triết Nho đầy đủ. Nếu không thì cũng là thử đề nghị một lối nghiên cứu Nho kiểu mới. Trước khi vào bài, tôi xin mở ngoặc đơn để nói lên rằng đối với tôi, Khổng Tử chỉ là đại diện cuối cùng của Nho Giáo, Nho Giáo đã có lâu trước, Khổng Tử chỉ là người truyền đạt. Vì thế khi nào bài này nhắc đến Khổng Tử thì xin hiểu đó là Nguyên Nho, nó rộng lớn hơn Khổng Giáo rất nhiều. Bây giờ xin trở lại phân tích lời tuyên ngôn nói trên của hội nghị Honolulu.
Trứơc hết tôi xin giới thiệu lướt qua đường lối trình bày mà tôi sẽ áp dụng trong bài này. Nó ở tại sự tóm thâu nền triết được nghiên cứu vào một hai điểm then chốt cùng cực và được gọi là cái toàn thể, rồi đem đối chiếu cái toàn thể đó với một số toàn thể khác. Thế rồi cái toàn thể kia lại được chi tiết hóa thành bốn điểm để dễ xét thấu đáo. Bốn điểm đó là Từ, Tượng, Số, Chế.
Từ: là lời nói nhằm vào những lời then chốt nhất của nền triết Nho.
Tượng: là tượng hình tiêu biểu, những huyền thoại, truyền kỳ.
Số: là những số biểu tượng gọi là huyền số.
Chế: là những thể chế, thói tục, những phương thức sống, cách thức tu luyện.
Đây là bốn khía cạnh được dùng để xét một nền triết lý nhân sinh xem có được toàn diện chăng. Một nền triết có sống được nhiều hay ít, bao quát được hết cả bốn nấc thử thách nọ. Bởi thế bốn điểm trên có thể dùng như thước đo giá trị từng nền triết về phương diện vào đời. Phải công nhận rằng phần lớn triết học chỉ trải qua được có một vài chặng đầu. Nguyên Nho thì đã đi hết bốn bước. Nhưng tự Hán Nho thì sa đọa, nên cũng không còn người đi hết được cả bốn chặng nữa. Vì thế mà Nho bớt hiệu nghiệm. Muốn hiệu nghiệm phải có người đi được bốn bước trên. Sách Trung Dung gọi người đó là “kỳ nhân”, người chính cống của Nho “Văn Võ chi chính bố tại phương sách. Kỳ nhơn tồn, tắc kỳ chính cử. Kỳ nhơn vong, tắc kỳ chính tức” T.D 20. Câu trên có nghĩa là triết gia chính trị của Nho (kỳ nhân) còn, thì triết lý chính trị đó sẽ hoạt động mạnh, nếu kỳ nhơn đó mất tức chưa xuất hiện thì triết lý chính trị đó có cũng như không. Vậy xin hỏi kỳ nhơn đó là ai? Thưa là triết gia Nho. Nói triết gia mà không là học giả cũng không cả triết học gia, mà phải là triết gia. Nói cụ thể, bao lâu chưa có một học giả về Nho kiêm luôn triết gia, thì kinh điển Nho vẫn chỉ là một đống sách hôi mốc. Phải có triết gia Nho, phải có kỳ nhơn đó thì Nho mới hiện lên những tư tưởng sống động để đi vào cõi người ta. Nghĩa là triết gia đó phải có những tư tưởng cùng chiều như Nho, nhưng lại phải hợp cảm quan thời đại, phải có những cái nhìn soi dọi vào các vấn đề khúc mắc hiện nay, thì đấy mới là kỳ nhơn của Nho.
Bao giờ người đó đến thì không biết và có lẽ câu hỏi cũng không mấy quan trọng vì Nho vốn là triết lý tác hành, không trông cậy vào tha lực mà phải tự mình làm ra vì thế câu hỏi đúng tinh thần Nho hơn phải là: làm thế nào để chúng ta có hy vọng trở nên kỳ nhân của Nho. Hay nói cụ thể hơn phải hỏi rằng cái đặc trưng của Nho ở chỗ nào và phương pháp nào có thể ám hợp hơn hết cho ta theo để nếu không thành triết gia Nho thì ít ra cũng biết mình trình bày Nho một cách trung thực để con người thời đại hiểu được Nho hơn. Muốn thế việc cần trước tiên phải biết cách thấu triệt đâu là nét đặc trưng của Nho? Thưa nét đó nằm trong chỗ Nho đi được cả bốn bước Từ, Tượng, Số, Chế. Chúng ta hãy xét từng điểm:

Triết gia Kim Định


1. Từ
Từ tức là lời. Lời của Nho rất ít. Khổng Tử là hiền triết nói ít nhất trong các triết gia trên đời. Đã vậy về đạo, về nhân thì hầu như ông không có lời nào. Đấy là nét đặc trưng mà xưa nay chưa mấy được chú ý, nên cần bàn thêm. Lời nói là một phát minh rất quan trọng của con người, nó mở đường cho mọi tiến bộ về sau. Vì thế nó có sức thôi miên, gây thành khuynh hướng thờ lời như một cái gì thần thánh, mà ta còn thấy dấu vết trong những lời chú mà người xưa đã gán cho rất nhiều uy lực; nhưng sau này người ta cũng nhận ra tính cách ma thuật của nó. Ngoài ra lời nói cũng có sức quyến rũ khác đến nỗi những triết gia thượng thặng như Lão Trang đã hiểu rõ rằng “Đạo bất khả ngôn”. Vì thế “tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri”. Vậy mà các ông còn nói lu bù về đạo. Lão Tử thì để lại năm ngàn lời trong Đạo Đức Kinh. Trang Tử để lại lối mười vạn lời trong cuốn Nam Hoa Chân Kinh. Vậy mà kể còn là ít khi so với các triết gia tên tuổi khác như Plato, Aristotle chẳng hạn, các vị này nói có cả hàng triệu lời.
Theo luật răng đau của Bernard Shaw rằng người ta chỉ nói đến răng khi răng đau. Cũng vậy nói nhiều quá về đạo là tỏ ra chưa đạt đạo. Phương ngồn quen nói “Nhất Lý thông, vạn lý minh”. Cái Lý cùng cực đó, Lý trên nhất đó chính là Lý Thái Cực. Nếu đạt được thì tự nhiên mọi lý khác thuộc phần mớ liền sáng ra, khỏi cần nói nhiều, còn khi không đạt cái Lý viết hoa đó thì cứ phải bày biện lý nọ lẽ kia rườm rà, quanh quất, nên có câu “Thất Lý nhi nhập ư thuật” không đạt lý nên bày ra muôn vàn lý lẽ quanh co (thuật). Vì Lý viết hoa đó là Lý Thái Cực, vốn gồm cả âm, cả dương, cả có cả không, cả đa cả nhất, cả tĩnh cả động, cả sáng cả tối… Còn nếu không đạt Lý đó thì chỉ có một bên, một duy nhào đó: thiếu mất bên kia, nên lời nói hết hiệu nghiệm: phải thêm hoài mà vẫn chưa cảm thấy đủ. Kinh Dịch nói:
“Nghi giả kỳ từ chi
Cát nhơn chi từ quả
Táo nhơn chi từ đa” (Hệ từ hạ XII 7)
“Người còn nghi nan trong lòng thì lời nói rậm lời không có tư tưởng, (ngành ngọn: chi). Người đạt (may mắn) thì nói ít nhưng đủ để bao được cả trong ngoài. Người táo kết (bất thông) thì nói nhiều. Nhiều nên hiểu là nhiều chủ thuyết mà không có thuyết nào đạt địa vị ưu thắng.
Biết thế rồi ta thấy sự ít lời trong Nho có cái giá trị riêng biệt của nó. Ít lời đây không vì bất lực, nhưng là vì lờinói đã chứa đầy uy mãnh rồi; khỏi cần nói thêm. Theo đó ta phải tìm xem lời nào đầy đủ nhất trong Nho? Thưa đó là ba chữ “Chí Trung Hòa”. Ba chữ này tóm thâu tinh thoa Nho giáo cách tuyệt vời cũng như nói lên được nét đặc trưng của Nho cách thấu triệt. Cho nên “Kỳ nhơn” của Nho phải là người nhận thức ra được mọi chiều kích ba chữ đó, để hiện thực vào thân tâm và diễn đạt ra cho mọi người cùng hiểu. Vậy chúng ta hãy dùng tượng hình và đồ biểu để trình bày sơ lược châm ngôn trên cho được rõ ràng. Câu đó nằm trong lời phát đoan của sách Trung Dung rằng:
“Trung dã giả, thiên hạ chi đại bồn dã.
Hòa dã giả, thiên hạ chi Đạt đạo dã.
Chí trung hòa:
Thiên địa vị yên
Vạn vật dục yên”
Đoạn văn trên chỉ rõ đâu là bổn gốc, đâu là ngọn ngành. Bổn là Trung, ngọn là Hòa. Hòa đây là Thái Hòa tức cái Hòa bao trùm hết tất cả: cả trời đất, cả vạn vật nữa. Và sự bao trùm diễn tả bằng chữ “dục” nghĩa là được nuôi nấng giáo dục.
Để hiểu rõ hơn tưởng cần giải rộng câu trên. Trước hết là về ba chữ “Chí Trung Hòa”. Trong quyển Chữ Thời tôi đã giải rộng bằng câu “có chí trung thì mới đạt được chí hòa”. Cần lập lại chữ chí để nói lên hai đàng khác nhau. Chí trung là bổn, còn chí hòa là hoa trái ngọn ngành. Phải làm nổi bật cả hai để đạt nổi bước “lưỡng hành” của Nho mà hội nghị Honolulu đã nói lên bằng hình bóng là “có chân trên cả hai tàu”. Điểm lưỡng hành này ít được học giả chú ý, thí dụ James Legge dịch ba chữ kia là “Let the states of equilibrium and harmony exist in perfection”, không dám nói là dịch sai nhưng bản dịch làm chìm mất tính chất lưỡng hành của câu nói. Đọc lên người ta không thấy Trung là căn bổn, Hòa là hoa trái. Muốn cho dễ thấy được điều đó thiết tưởng phải dịch là “When the Centering is utmost, the Harmony is the greatest”. Dịch trung bằng chữ centering bao hàm được sự “tiến hành vào nội tâm”, và khi tiến vào đến cùng cực thì đạt Thái Hòa là hòa âm với dương, tức cái hòa nền tảng, bao trùm cả trời cùng đất. Để giải rộng hơn nữa ta có thể nói: “The deepest is centering, the greater is harmony” câu này đặt theo câu cách ngôn triết Tây: “Plus la compréhension est petite, plus l’extension est grande”. Tuy câu công lý này chỉ nằm trong bình diện ý niệm, nhưng chiều hướng thì cũng như chí trung hòa, là vào càng nhỏ thì sức bao gồm bên ngoài càng to. Theo đó, cái Hòa bên ngoài có thể dùng như tiêu chuẩn để đo độ sâu của cái Trung bên trong. Trung là đi vào nội tâm: ta không thể kiểm soát nội tâm, nhưng ta nhờ cái Hòa để biết Trung cách cơ thể, nên có thể nương theo Hòa để biết Trung đi tới đâu. Nhất là khi Hòa còn được đèo thêm dấu hiệu cụ thể là sự nuôi dưỡng: sách nói nếu đạt Chí Trung Hòa thì:
“Thiên địa vị yên.
Vạn vật dục yên”.
Khi trời đất được xếp đặt đúng chỗ thì vạn vật đều được dưỡng nuôi. Hai chữ vạn vật ở đây nên hiểu theo nghĩa rộng gồm cả tâm lý: ý, tình, chí đều được nuôi dưỡng. Tức triết không chỉ có duy lý hay duy tình, hoặc duy chí mà tất cả tình lý chí cùng tham dự. Còn trong siêu hình là cả thiên lẫn địa, cả âm lẫn dương đều có phần. Tóm lại là không duy nào cả nhưng bao trùm hết. Được như vậy thì là dấu Trung đã đi tới chốn: nên có được chí Hòa, và vạn vật được nuôi dưỡng, không còn khát vọng nào đói khát làm reo, khiến triết nhân phải nói thêm, nói hoài. Như vậy, ít lời không là dấu tốt sao? Vì thế có thể kết luận được là Nho đã thành công ở bước Từ: không một nền triết nào có thể tóm thâu đựơc vào ba Từ như vậy.

2. Tượng
Bây giờ xét đến tượng. Tượng là bước thứ hai sau lời. Văn hóa nào bám vào lời thì thải bỏ hết các biểu tượng, nên Tượng chỉ có lác đác một cách cầu âu. Nhưng văn hóa muốn đi vào đời tất phải có tượng, vì nó cụ thể gần với việc, nhất là nó mềm dẻo dễ uốn nắn theo hoàn cảnh là điều cần trong đời sống muôn mặt.
 Tượng lớn hơn hết trong Nguyên Nho là những quan niệm về Trời, Đất, Người đựơc biểu tượng bằng hình tròn vuông.    “Thiên viên địa phương”: trời tròn đất vuông. Biểu tượng này không hẳn riêng của Nho trong các nền văn hóa thời sơ khai người ta gặp hình tròn vuông lu bù, như mandala thí dụ. Nhưng đến nay chúng đã quá lu mờ, không còn thể biết rõ ban đầu chúng có biểu thị Trời Đất chăng, cũng không biết trải qua các chặng biến hóa hình tròn vuông đã chỉ thị những gì thì chưa được tìm ra. Tuy nhiên đó là phần việc của khảo cổ và cổ sử. Riêng trong triết, người ta cũng thấy có dấu vết của một số văn hóa nghiêng về tròn, như thấy trong kiểu xếp đặt theo vòng tròn trong các Menhir bên Pháp hay stonehenge bên Anh. Aán Độ có biểu hiệu rắn cắn đuôi, tức cũng tròn, ngược lại bên Sumer hay Assyria thì thiên trọng về vuông, như thấy trong hình các Ziggurat luôn luôn vuông. Quan sát theo mấy ấn tích lớn đó, ta có thể nói hầu như không nơi nào có được tròn vuông hòa hợp.
Riêng bên Nho thì tròn vuông hòa hợp và có đầy tang chứng: tiêu biểu hơn hết cả là đền Tế Thiên với nền vuông mái tròn. Xe vua đi thì thùng vuông mui tròn. Nho gia đi giầy vuông đội mũ tròn…
 Do biểu tượng tròn vuông trên ta có thể phân ra ba loại triết. Một loại chỉ lo có tròn tức Duy Vô hoặc Duy Nhất, thiếu đa tạp chỉ bằng hình vuông. Vì vậy chỉ bằng vòng tròn .
 Loại hai chỉ có vuông tức là duy hữu, duy đa tạp, không nghĩ tới Nhất hay Vô. Ta hãy chỉ thị bằng hình vuông.      Loại ba tròn vuông hỗn hợp. Tục ngữ Việt gọi là “Mẹ tròn con vuông” tức tròn         (tinh thần) thẩm thấu hay bao bọc lấy vật chất vuông.        Và vẽ ra như hình sau.   

Hãy soi sáng bảng trên bằng vài thí dụ tổng quát. Khi đọc Lão Trang chẳng hạn, ta thấy đó là những thiên tài cao cả, có khả năng đưa ra những cái nhìn thấu triệt, những hình ảnh ví von tuyệt vời làm ta có cảm tưởng lạc vào một thế giới thần tiên, siêu thoát. Nhưng nếu tìm cách áp dụng những lời đó vào cuộc sống ta sẽ thấy lúng túng. Rồi ta nhìn kỹ lại thì cảm tưởng các ngài còn ở lì lại cõi tiên mà ta gọi là cõi Nhất. Các Ngài bám vào cái nhất không sao ra đa tạp được, nghĩa là trước sau chỉ có một đề tài và chỉ chuyên về nói: nói về Từ, Ý, không còn hơi sức cho việc làm (Dụng, Cơ). Nên ta thấy có sự bất lực kinh niên về kinh tế, chính trị của loại triết này. Như vậy theo câu “Chí Trung Hòa” thì chưa đạt đạo, tức chưa gồm cả âm, cả dương. Thực ra những lời đó không thiếu giá trị nhưng là giá trị phần mớ như về suy luận, hoặc đóng góp vào hội họa, vào tu tâm nhưng đối với đời sống toàn diện thì kể là bất lực.
Lối thứ hai được gọi là đa phương. Mới xem ta có cảm tưởng là rất phong phú. Tư tưởng kết nạp một cách rất mạch lạc. Nhưng khi xem kỹ lại thì tất cả chỉ có một chiều: thiếu mối liên hệ nền tảng giữa Có với Không, giữa động với tĩnh, giữa nhất với đa mà chỉ có đa thiếu thống nhất, nên ví được với thần Cộng Công chạy vòng quanh núi Bát Chu không tìm ra lối vào thiên thai nói bóng là húc đầu vào cột chống trời, làm trời sụp. Đó là lối suy luận của Duy Lý hay Duy Trí, xây trên những tượng ý (imago-idea) của sự vật lẻ tẻ. Kinh Dịch chỉ bằng những hình vuông rời rạc, không tìm ra được vòng tròn để bao bọc lấy, để thống nhất lại: hậu quả là vạn vật không được nuôi dưỡng “Vạn vật bất dục yên”, hiểu là những ý niệm đó không được tẩm nhuận trong luồng linh lực tuôn trào tự thâm tâm (tiềm thức hay siêu thức) để nuôi dưỡng, nên chỉ là những ý niệm trừu tượng khô cằn, đọc vào không đủ để di dưỡng tính tình, nên triết học gia cứ phải đi tìm thêm mãi. Làm người ta liên tưởng tới chuột chạy vòng, chạy hoài mà không tới: qua hết môn phái này đến môn phái kia, quả là đa phương, nhưng thiếu hướng. Thiếu hướng đi thì môn triết học chỉ còn là cực hình Tantalus như Kant có lần đã nói thế, hoặc như Nietzsche gọi sinh viên triết là “các thánh tử vì đạo” (tử vì triết). Vì học triết đã đốc ra sự học rất nhiều ý kiến của nhiều triết gia, cuối cùng không biết theo đường nào: sự học chỉ làm khô cạn tâm hồn, trở nên cực hình và không có nuôi dưỡng, không bơm sinh lực vào tâm trí.
Bởi thế về tinh thần phải nhờ tôn giáo đảm nhiệm, luân lý cũng phải xây trên tôn giáo. Triết học không đủ uy tín đưa ra đựơc nền luân lý độc lập. Thế nhưng triết học lại thường chống đối tôn giáo: hai đàng không sao cộng tác đuợc với nhau để hướng dẫn đời. Đành phải đạo đời riêng rẽ. Đó quả là một tai họa. Vì lý tưởng phải là đạo đời tương thông, và lẽ ra cả hai chỉ là một, y như xác hồn chỉ là một con người. Tuy nhiên ta cũng phải công nhận giá trị của loại này ở chỗ chứng tỏ cho ta sự hạn cục của lý trí. Và vì không có lỗi nào mà nó đã không đi tìm kiếm nhưng đều thất bại thì điều đó cho ta một kinh nghiệm sâu xa về sự bất lực của triết học lý niệm, khiến ta phải tìm ra lối siêu thoát nẻo tâm linh. Cái giá trị của triết học duy trí ở chỗ đó.
 Loại ba là gồm có cả vào lẫn ra, cả trong lẫn ngoài, cả hữu lẫn vô, cả lý trí lẫn tâm linh. Lý trí hay vòng ngoài được biểu thị bằng hình vuông    đựơc bao bọc bằng tâm linh biểu thị bằng hình   tròn thành “mẹ tròn con vuông” như hình sau.       Hình này là biểu thị câu “vạn vật dục yên”: vạn vật là vuông được vòng tròn chỉ tinh thần bao bọc. Nếu loại một là lên tiên rồi ở lì lại trên đó, thì loại ba là giống Từ Thức lên tiên chơi ít lâu rồi trở về làng đặng cố làm cho đời sống của làng thêm tốt đẹp.
Tôi không có ý áp dụng ba loại trên vào từng nền triết đích danh nào cả, mà chỉ có ý đưa ra cái khung tiên thiên để làm cho điều muốn nói được thêm rõ ràng. Nhưng riêng về Nho thì tôi phải cho là một trường hợp ngoại lệ, và nghĩ là nó đã đi sát loại ba hơn hết. Tôi cho đó chính là lý do Nho được hội nghị Honolulu tuyên dương là có chân trên cả hai tàu: tinh thần và vật chất. Vật chất biểu thị bằng hình vuông được bao quanh bởi tinh thần chỉ bằng vòng tròn. Tròn vuông nói lên chữ Hòa cao sâu nhất. Trên đã nói về nét tròn như chí trung, như cột gốc. Bây giờ ta nói đến hòa như trái, và ta sẽ dùng số để triển khai điều này.

3. Số
Số là bước thứ ba sau tượng. Số cũng là một thứ tượng, là kết tinh của tượng, là bước trùu tượng hóa của tượng. Thay vì nói tròn vuông thì đổi ra số lẻ (tròn) số chẵn (vuông) nhờ vậy mở rộng sự dùng tượng ra rất nhiều. Vì mối liên hệ chặt chẽ giữa số và tượng nên những nền văn hóa ít xái biểu tượng cũng ít xài số. Còn Nho vì đã xài tượng nhiều nên cũng xài số lu bù và cách rất hệ thống, chứng tỏ đã bước mạnh vào đời.
Số của Nho lấy từ câu Kinh Dịch rằng “tham thiên lưỡng địa nhi ỷ số” câu này là sự phân tích của Ngũ hành, mà Ngũ hành là một cơ cấu uyên nguyên của Nho, nhưng cho tới nay chỉ được dùng theo nghĩa ma thuật hoặc dùng để xếp loại còn dùng như cơ cấu thì hầu như chưa ai động đến. Cho nên có một số điểm rất quan trọng mà cho tới nay hầu như chưa thấy học giả nào nhìn ra. Vì thế chúng tôi thấy cần phải làm sơ qua những điểm đó.
Trên tôi đã bày tỏ rằng có ba loại triết lý, mà riêng Nho biểu lộ lưỡng hành cách liên tục bằng cơ cấu. Vậy then chốt cơ cấu đó nằm trong Ngũ hành.
Vì Ngũ hành bao gồm cả có lẫn không. Chính mối liên hệ giữa có với không này làm nên cơ cấu uyên nguyên. Có là bổn hành chung quanh, không là hành Thổ ở trung cung, cũng gọi là “hành vô hành”, “địa vô địa”. Nhờ mối liên hệ then chốt nọ mà có cơ cấu uyên nguyên giữa Hữu là Dương thông hội với Vô là Âm.

Triết gia Kim Định


Vì là cơ cấu uyên nguyên nên đựơc cơ cấu hóa thành khung Ngũ hành như sau:

hỏa (đỏ)
NAM 2

mộc  thổ (vàng)  kim
ĐÔNG 3 TRUNG 5 TÂY 4

thuỷ 
BẮC 1
Ngũ Hành

Chỉ nội cơ cấu trên đủ nói lên nét đặc trưng của Nho mà hai loại triết kia đều không có. Thay vì Ngũ hành chỉ có tứ tố, gọi Tố vì là cái gì bất động, một chiều như con số bốn chứng tỏ, có chia ra vẫn chỉ là số chẵn.
Đôi khi ta cũng gặp tố thứ năm như Aristotle đã thêm ether vào bốn tố kia là nước, lửa, khí, đất. Nhưng ether thuộc cung bình diện hiện tượng tức là Hữu không phải là Vô, nên kể là thiếu hành uyên nguyên đi từ Vô sang Hữu, thiếu đối đáp nền tảng. Cả bên Aán Độ cũng chỉ là tứ tố, đôi khi cũng có thấy tố thứ năm như trong phái Sankhya. Nhưng tố thứ năm cũng thuộc cùng một bình diện nên vẫn không được gọi là hành. Vì hành hàm ngụ sự đi tự Hữu sang Vô hay ngược lại. Do lẽ đó tứ tố không được cơ cấu hóa để đặt nổi mối Tương Quan nền tảng giữa Hữu với Vô và tất nhiên không có những phát triển sâu rộng thêm thành Hồng Phạm, Lạc Thư, Minh Đường… Tất cả đều là phát triển do câu “tham thiên lưỡng địa nhi ỷ số”.
Hai bộ số trên mà Kinh Dịch tuyên dương là cột trụ vì chúng chuyên chở những chân lý nền móng của Nho. Bao lâu chưa thấu hiểu thì chưa thể trở nên triết gia của Nho. Sự thấu hiểu này nếu không làm cho học giả trở nên triết gia thì cũng giúp cho dễ phân biệt đâu là bổn đâu là ngọn. Một cái biết cần thiết cho bất cứ ai đáng mặt triết gia: nên cần bàn thêm ít lời.
Hai bộ số trên chứa ba nhóm chân lý phải gọi là ngược chiều con mắt với lương tri, nhưng nó ngược kiểu rễ cây phải mọc ngược chiều với thân cây; gốc cây đâm xuống thân cây mọc lên. Thân cây là những hiểu biết thông thường bằng lương tri, thâu nhận qua giác quan nhất là tai mắt ai cũng thấy ai cũng nghe hết. Nhưng triết nào chỉ gồm có những chân lý loại này thì kể là triết của con mắt, là triết một chiều, vì không có hạn từ ngược để đặt ra mối Tương Quan nền tảng (mà Kinh Hùng gọi là cánh đồng Tương). Mấy chân lý này đi theo ba bộ số 2, 3, 5.
Số 2 chỉ chân lý ngược chiều đầu tiên là vũ trụ quan biến hóa biến dịch. Nó ngược tai mắt: vì ta thấy sự vật im lìm, một khối. Đây lại bảo là sự vật biến động, có hai mảnh nên được cơ cấu hóa bằng số 2. Chính con số này làm nên mối Tương Quan nền tảng nhờ đó Nho đáng tên là tổ sư của cơ cấu luận.
Số 3. Thứ đến là số 3 chỉ con người. Mắt thường thấy sự vật một là có hai là không. Không có trường hợp thứ ba: triết Tây gọi đó là nguyên lý triệt tam: middle excluded, tiers exclu. Triết Đông lại bảo có trường hợp thứ ba: đó là vừa có vừa không một trật. Điều này chứng tỏ ngoài con người bé nhỏ còn có con người cao cả gọi đó là đại ngã tâm linh biết xem thấy cách siêu việt bên trên con mắt thường, và vì thế dung hòa được cả có với không. Và do đó con số ba chỉ con người nhân chủ. Đó là chân lý ngược đời, vì theo mắt ta thấy người chỉ la vật bé nhỏ như “cây sậy trước vô cùng tận”. Thế mà ngược lại Nho bảo con người có cái Tâm bao la như vũ trụ: “vũ trụ chi tâm” (Kinh Dịch). Vì thế Nho đáng tên là nhân chủ: con người trong Nho cũng là vua như Trời cùng Đất.
Số 5 (do 2+3=5) thành ra là hành ngũ. Đi về hành ngũ cũng là đi về số không. Lại ngược chiều nữa: ở đời ai chẳng muốn có, thế mà đây lại bảo đi về với không là sao? Thưa không đây chẳng phải là không có gì hết mà là Không viết hoa, là cái Không chân thật làm nền tảng cho mọi cái có. Nó ví như giếng thiêng luôn luôn vọt lên nước hằng sống, nên cũng gọi là mạch Cam Tuyền để tẩm nhuận những thể chế thói tục. Vì thế mà những thể chế đó đựơc trình bày bằng khung ngũ hành như chúng ta sẽ thấy sau.
Đó là mấy chân lý ngược chiều gắn liền với ba con số có nền tảng của Nho 2, 3, 5. Vì là nền tảng nên Nho nguyên thuỷ dùng những số này cách tràn ngập nó làm nên xương sống của Kinh Dịch là Kinh cội gốc của Nho.

4. Chế
Để Ngũ hành có thể trở thành khung chứ các thể chế thì tiên Nho đã kép nép Ngũ hành lên: trước hết kép thành vòng trong vòng ngoài, sự phân biệt này cung ứng cho hai chữ lưỡng hành cả một lược đồ đặc biệt, làm cho thấy rõ câu “có chân trên cả hai tàu”: chân trong chân ngoài cân đối.
   
 
Là căn để của Nho, đựơc phát triển cách cơ cấu ở đợt nhất là ngũ hành; ở đợt nhì gọi là vòng thành vòng thì ngũ hành đã trở thành sự vật đặc. Đây là vòng đi vào thế sự, đi vào thực hiện, nhưng vẫn lấy tâm linh làm gốc, như các số 6, 7, 8, 9 gốc từ số 5 vậy. Vòng trong vẽ nét đứt chỉ vô, chỉ tâm, chỉ tiềm thức, làm nên phần nội thánh và phải dịch là five agents. Vòng ngoài về nét liền chỉ cõi hiện tượng tức sự vật đã thành hình, có thể dịch là five elements. Sau đó biến vòng trong vòng ngoài thành Hồng phạm Cửu trù.
Hồng phạm Cửu trù là đưa các số của 2 vòng trên xếp vào khung Ngũ hành kép mà thành nên như hình bên:
4
   Ngũ Ky

9
Ngũ Phúc
Lục Cực
2
   Ngũ Sư
3
Bát Chính
5
Hoàng Cực
7
   Kê Nghi
8
Thứ Trưng
1
Ngũ Hành
6
  Tam Đức
Cửu trù Hồng phạm

Vì có 9 lô nên Hồng phạm luôn luôn kèm theo tên Cửu trù, tức đem những việc then chốt của đời sống đặt vào 9 ô của Hồng phạm để biểu thị lòng quyết tâm làm những việc đó theo như mẫu mực lớn lao nọ, tức theo trời (Thuận Thiên).
Hồng phạm chính là cái khung tiên thiên đưa ra làm mẫu mực cho các thể chế khác mà quan trọng hơn hết là Nhà Minh Đường với thể chế Nguyệt lệnh.











Nhà Minh Đường

Triết gia Kim Định



Nhà Minh Đường hay là “nhà vũ trụ” vì có ba tầng chỉ Trời, Đất, Người. Đó không chi khác hơn là Hồng phạm Cửu trù nhưng có 12 trù (vì 4 trù góc chia đôi thành 8) để hợp với 12 tháng. Mỗi tháng có mệnh lệnh riêng ăn gì, mặc áo màu nào, ở phòng nào… Vì thế gọi là Nguyệt lệnh. Đó là thể chế cho câu tu thân vi bản, tu sao cho người hợp với Trời Đất thì đạt đạo. Đó gọi là Thuận Thiên. Sự thuận thiên được biểu thị bằng màu, số, phương phải hợp nhau thí dụ mùa xuân thì phương Đông, số 3, màu xanh; mùa hạ màu đỏ, thu trắng, đông đen…

Tuần cuối mỗi mùa vua phải ở căn giữa để chỉ sự siêu thoát ra khỏi thời gian và không gian, tức vào ở với hành ngũ vốn là “hành vô hành, địa vô địa”. Để làm chi? Thưa để không làm chi cả. Có còn trong thời gian không gian đâu mà làm. Vậy chỉ còn cách là “làm cái không làm” (vi vô vi). Trang Tử gọi đó là  “Nhan Hồi ngồi mà quên đi” để có được “trai tâm” hoặc “hư tâm”. Khi có hư tâm tức tâm hồn trống trơn thì linh thiêng sẽ xuất hiện, để xảy ra hiện tượng “Giao Chỉ” là chỉ Trời chỉ Đất giao thoa, làm nên cuộc Thái Hòa. Đó là đại đạo. Kinh Dịch nói tóm lược trong câu “an thổ, đôn hồ nhân, cố năng ái”. An thổ là vào ở trong Hành Thổ ngồi quên mọi sự, nhờ đó sẽ biết bản tính con người, yêu cách trung thực nên không làm hại người vì lòng yêu người của mình. Đó là ý câu “cố năng ái”.
Xem thế đủ biết thể chế Minh Đường chính là bản gốc của Nho hay nói tu thân vi bản cũng thế, vì tu thân được cơ cấu hóa thành khung Minh Đường, nên Minh Đường cũng là nền móng đường lối tu thân, nó là gốc. Vì vậy thời Nguyên Nho vua chỉ trị vì mà không cai trị. Việc cai trị để cho các quan, còn vua dùng hết thời giờ mà tu thân, mà ở trong Nhà Minh Đường. Đó gọi là vô vi nhi trị. Do đấy mà vua xưa là nhà tư tế thượng phẩm trước hết, còn chức hoàng đế chỉ là thứ yếu, tức cai trị coi như việc tuỳ ý có thể uỷ thác cho các quan, còn vua thì phải lấy việc tu thân làm gốc.

Thiên Vũ Cống không là lịch sử (không có trong sử ký) mà chỉ là bản tuồng lý tưởng diễn tả cung cách hành đạo của người lý tưởng gọi bóng là Đại Vũ thực hiện quy chế Nhà Minh Đường. Sau 4 năm tuần thú 4 phương thì về trung ương hội với các thần ở Cối Kê. Sử ký của Tư Mã Thiên (S.M.T.3 p.413) nói vua tế phong trên núi Thái Sơn, rồi vẽ tế Thiện trên núi Cối Kê (Kinh đô U Việt). Chữ Thiện cũng đọc là Thiền và nghĩa tương đương với thiện nhượng là nhường lại hết: tức trút bỏ tất cả để hội với các thần (Hội Kê) hầu đạt bản tính con người đại ngã tâm linh. Đó quả là một lối thi vị hóa mênh mông thể chế Minh Đường vậy.
Hồng Phạm còn là Khung cho nhiều thể chế khác như Hà Đồ, Lạc Thư đựơc dùng nhất là cho việc suy tư triết lý, nó nhấn mạnh trên luật hành động và phản động. Hành động trong Hà Đồ là đi ra ngoài thế sự rồi, thì phải phản hồi ở Lạc Thư là đi vào hành ngũ: ngồi mà quên đi để mong tiếp cận với giếng thiêng đặng bồi bổ tinh thần đã sa sút khi tiếp xúc với trần cấu. Ngoài Hà Đồ Lạc Thư còn có phép tỉnh điền.

Tỉnh điền chính là sự áp dụng Hồng phạm vào kinh tế. Người ta đã hiểu theo nghĩa đen, nên nảy sinh ra rất nhiều tranh luận vô ích. Sự thực thì đó chỉ là lời dạy về sự phải phân chia tài sản trong nước sao cho đạt được đồng đều theo lý tưởng của Hồng phạm, nó bóng là chia mảnh đất ra 9 ô theo cái mẫu mực lý tưởng kia. Vì thế tỉnh điền cũng chính là khung Hồng phạm vậy. Nó ở tại Trời Người Đất cùng tham dự cả vòng trong chỉ bằng số 3, cả vòng ngoài chỉ bằng số 9. Nói bóng là Nữ thần mộc (số 3) cũng có tên là Cửu Thiên Huyền Nữ (số 9). Thực ra đó là đại diện cho nguyên lý mẹ luôn luôn có mặt trong Nguyên Nho tạo nên thế hòa giữa âm dương, giữa nguyên lý cha và nguyên lý mẹ mà Kinh Dịch gọi là Càn Khôn. Sự hòa hợp này được biểu thị bằng nhạc. Vì Nhạc là bà chúa sự hòa hợp. Nên nhận xét chỉ có nước vua Thuấn mới có bộ nhạc. Xưa nay chưa đâu có bộ này.
Đó là đại để tinh hoa của Nguyên Nho được đúc kết trong ba chữ Chí Trung Hòa mà tôi đã thử trình bày qua 4 đợt từ, tượng, số, chế để cho dễ nhận ra nét đặc trưng của Nho.
Từ giúp cho có một ngôn ngữ sắc bén, thâu tóm cả hai đường nội ngoại.
Tượng giúp cho Nho triết nhìn ra vị trí hòa giả của mình thật bao la.
Số giúp cho đi sâu vào gốc rễ để thấy những chân lý ngược chiều làm nên nét đặc trưng không ai có thể phủ nhận.
Chế giúp cho thấy Nho vào đời một cách đặc sắc.
Câu nói của hội nghị rằng “Khổng Tử có chân trên cả hai tàu” được biểu thị cách cụ thể cùng tột bằng 4 bước trên. Nên hy vọng chúng giúp cho kỳ nhân của Nho xuất hiện. Vì nếu kỳ nhân không ra thì đạo không căn cứ vào ai để hiện hành. “Cầu phi kỳ nhân đạo bất hư hành” (Hệ từ hạ VIII 4). Xem đấy sẽ thấy Nguyên Nho khác với Hán Nho ở chỗ nào. Xưa nay vẫn có lưu truyền cho rằng: Nho đến hết đời Khổng Tử thì mất chính truyền. Từ đời Hán về sau Nho đã bị què quặt. Tuy lưu truyền đó ai cũng công nhận ít ra cách mặc nhiên, nhưng chưa có một cuộc khai quật để biết Nguyên Nho khác với Hán Nho ở chỗ nào. Tôi thiết tưởng Hán Nho đã nhãng bỏ mất 3 bước sau là tượng, số, chế mà chỉ còn chuyên có bước đầu là từ. Điều ấy truyền cho tới ngày nay lại càng gia tăng gấp bội, vì khi người Tàu gặp văn minh Thái Tây thì lại càng chú ý đặc biệt đến từ.
Hãy nhớ lại buổi đầu một số Nho gia đã bị thôi miên vì logic đến thế nào. Khởi đi xa về trước chỉ cần nhắc đến Hồ Thích và Phùng Hữu Lan.
Hồ Thích đã say xưa logic đến nỗi đã phá luân lý Nho để đề cao khoa lý luận của Mặc Địch, của Huệ Thi, cuối cùng chẳng đi đến đâu.
Đến Phùng Hữu Lan thì khá hơn nên ông đã được tặng danh hiệu triết gia. Nhưng danh hiệu này mới do ông Demiéville tặng, chưa đựơc truy nhận rộng rãi. Tuy về phương diện văn học hàn lâm thì họ Phùng có đủ, hơn nữa về đàng triết ông cũng có bề thế vì đã nhìn ra tầm quan trọng của sự vô ích, vô dụng, tức đã nhìn ra sự quan trọng của chữ Không. Nhưng rồi ông đã quá nghiêng về phía Hữu, phí Lý trí đến nỗi dùng cả kinh tế để giải nghĩa thượng tầng văn hóa y như cộng sản, thành thử cuối cùng ông đã giản lược Nho giáo vào 4 ý niệm trừu tượng là Lý, Khí, Đạo, Đại Khối. Nho giáo là một đạo hành vi mà trình bày qua mấy ý niệm trừu tượng đó tức là đã nhổ Nho ra khỏi đất tâm linh, chặt của Nho mất một chân, còn đâu đủ hai chân tâm vật để mà lưỡng hành. Thành thử ông mới là một học giả, kiêm triết học gia (ideologue) chưa là triết gia, ít ra chưa là triết gia của Nho vốn có cả ngoại lẫn nội. Nội nằm trong tượng, số, chế, còn ngoại nằm trong từ. Oâng chỉ chú ý có từ với ý tức là logic. Vì sức quyến dũ của logic quá mạnh nên ta cần xét về điều đó tận nơi tổ của nó là triết học Tây Aâu.
Logic với từ chỉ là một: logic là sự phát triển của từ, vì logic thành bởi ý niệm, mà dấu hiệu của ý niệm là từ. Nên bám ý niệm cũng là bám từ: không đi xa hơn từ bao lăm. Ta chỉ xem cái tam đoạn luận trong logic Aristotle ông tổ của lý luận là thấy ngay: “mọi người phải chết. Socrate là người nên Socrate phải chết”. Đó là câu mẫu của danh lý hình thức mà mấy năm đầu ban triết tôi đã tốn biết bao thì giờ học để thi, đến cuối cùng gặp câu phê bình của Nietzsche: “Logic là một lối lý luận ngu đần nhất”. Mà ngu thật. Nó có đưa lại yếu tố mới nào đâu, nó chỉ đi từ sự đã biết nọ đến sự đã biết kia, chứ nó không bắc sang một miền khác, sang cõi vô thí dụ để đặt liên hệ uyên nguyên hầu mở rộng chân trời ôm luôn cả vô thể, vì thế tôi muôn nói tiếp theo Nietzsche rằng “đó là chứng bệnh nan y, đến nỗi nhiều người đã biết nó là vô ích mà cũng không sao thoát được”. Khỏi nói về Nietzsche mà hãy lấy ngay ví dụ về Hegel vì ông cực kỳ chống logic mà ông cho là bất động, vì nó thành bởi những ý niệm đặc. Oâng đề nghị phương pháp mới thay thế đó là biện chứng pháp là cái gì động, vì có hai mặt, thành bởi những cái chống đối nhau, nên gọi là mâu thuẫn. “Mâu thuẫn là mẹ của tiến bộ”, “chống đối là cha tiến hóa”. Mới đọc ông, ta tưởng ông là kiện tướng dẫn ta leo trên cây cầu ngũ sắc để đi sang một thế giới huy hoàng, trung thực có hai chiều. Nhưng cuối cùng ông đã làm ta thất vọng. Cái cầu ông bắc giống cầu vòng, vươn lên thì có cao thật nhưng rồi lại cắm đầu xuống đất, thành ra một thứ duy kiểu mới, nên có người muốn gọi ông là “đứa con truỵ thai của Á Châu”. Con Á Châu vì có thể ông lấy hứng để lập ra biện chứng pháp ở cặp đôi Âm Dương của Kinh Dịch. Nhứt là những đề luận lớn của ông như óc thượng sử, óc phiếm thần, sự coi vũ trụ như một cơ thể (thay vì cơ khí) là những điều na ná với lập trường Nho nên gọi là con Á Châu, nhưng là đứa con sinh sớm nên truỵ thai. Vì ông mới đi hết được có vòng ngoài, gọi là vòng kháng, mà chưa đi tới vòng trong hay vòng sinh nên cuối cùng triết thuyết của ông không thoát khỏi vòng tay của logic tức cũng lại trở nên một duy “ism” như trước, duy tâm.
Karl Marx chê ông là đi ngược: đầu ở dưới hai chân giơ lên trời nên đã chữa lại cho biện chứng đi hai chân trên đất, thành ra duy vật biện chứng (Mao Trạch Đông đã khai mạc cuộc cách mạng của ông bằng quyền “Mâu Thuẫn” là đi đúng với tinh thần một chiều của Hegel và Marx. Đó là chiều kháng, thiếu vòng sinh). Chỉ nội một tấm gương đó của Hegel đã đủ chứng tỏ duy lý (logicisme) là một chứng ung thư chưa tìm ra thuốc chữa. Sau bao thất bại mà mãi đến tận nay logic vẫn còn được dưỡng bồi nhiều kiểu khác nhau. Nhưng phát triển đến đâu mặc, triết vẫn tiến tại chỗ. Logic không giúp cho triết có thêm chiều kích tâm linh để có được chân trên cả hai tàu. Chính tổ logic mà còn vậy, phương chi mình học một thì trông làm sao hơn đặng. Vậy phải trở về con đường hai chiều của Nguyên Nho. Hãy nhớ chính vì chỗ hai chiều đó mà hội nghị Honolulu không chọn triết Tây vì ngầm hiểu là nó thiếu hai chiều, nên phải chọn triết Nho, vì cho rằng Nho có hai chiếu. Nhưng trớ trêu thay triết Nho đã được trình bày một chiều theo triết Tây nghĩa là duy trí. Và đó là lý do tại sao Khổng Tử chưa thể ra cầm trịch là vì ông vẫn còn què, cái Nho đựơc trình bày là cái Nho thọt, nó đi ngược với truyền thống Nho vốn đặt lập đức trước hết, thứ đến là lập công, cuối cùng mới đến lập ngôn, tức tu từ, tu lý bị kể vào hạng bét. Tôi thiết nghĩ cản trở lại con đường cũ gồm cả bốn bứơc từ, tượng, số, chế thì Nho mới đủ hai chân. Có lẽ chỉ nên đổi thứ tự và chỗ nhấn để hợp tinh thần ngày nay hơn. Thay vì từ, tượng, số, chế, thì nay sẽ là dụng, từ, ý, cơ. Tức nhấn mạnh đến việc làm gọi là Dụng (đối với thể là lý).
Từ giữ y nguyên, còn ý thay cho tượng, tức biểu tượng phải bớt đi để nhường quyền cho ý, cho logic, và đó là phần mà Nho phải học với triết Tây để biết phân tích thấu đáo, luận lý rành mạch, hệ thống hóa chặt chẽ để hợp tâm trạng người mới. Sau đó đến số nên đổi ra cơ để khai thác những thành tựu của cơ cấu luận. Đó cũng là sự phục hoạt con đường Nho nguyên thuỷ, thứ Nho có dùng số, đồ biểu, biểu tượng. Cho nên với phần này ta có thể đưa lại cho Nho những khía cạnh mới mẻ hợp cảm quan thời nay. Người nay đã chán lối suy tưởng duy lý, trừu tượng, khô khan, và đang mong muốn một thứ triết lý cụ thể. Với cơ cấu cùng các tuỳ phụ như tiêu biểu, truyền kỳ, chúng ta có thể nếu không tạo dựng một nền triết mới ít ra cũng nhìn Nho bằng một lối mới, một kiểu trình bày Nho một cách cụ thể, có màu sắc, có truyện tích, điểm pha lịch sử cho bớt tính chất trừu tượng của duy lý. Và trên hết là dụng.
Dụng là làm, tôi muốn dùng chữ này thay cho chữ chế là có ý mở rộng chế hơn. Tôi muốn dùng chữ này trước hết để chỉ tất cả mọi lời nói phải hướng vào hành động, cần gạt bỏ những vấn đề quá hàn lâm, thuyết lý. Sau là muốn chỉ những hoạt động nào nhằm tu thân. Vì nhiều thể chế cũ nay đã lỗi thời. Và vì lối tu thân xưa đã thất nói vắn tắt là nhạc đã mất, nên không còn rõ người xưa tu cách nào. Ta có thể thay vào bằng thi ca, nghệ thuật thì mới có phương tiện thanh lọc tâm tình để cân đối với logic suông.
Ngoài ra nên thêm một lối thiền nào mà ta ưng ý hơn hết. Vì thiền cụ thể hóa lối tu trong nhà Minh Đường hơn cả. Thiền đi vào nội tâm để trai tâm y như Minh Đường là để thực hiện lời Kinh Dịch “Dịch vô tư dã, vô vi dã, tịch nhiên bất động, cảm nhi toại thông thiên hạ chi cố. Dịch là không suy tư, không làm nữa, ngồi bất động để rồi tự nhiên thấu suốt các lẽ đất trời”. Phai có thế thì Mạnh Tử mới nói được câu “phản thân nhi thành lạc mạc đại yên”. Có như vậy mới đúng câu mở đầu sách Luận Ngữ “vừa học vừa tập vui biết mấy” (câu 2), và câu sách Đại học (câu 3) “Hữu phỉ quân tử như thiết như tha, như trác như ma”. Người quân tử chú ý đến tu thân cách chăm chú như người thợ ngọc “như cắt, như dũa, như đục, như mài”. Bỏ phần tu luyện thì làm sao có thể nói những câu như thế, làm sao có thể nói vừa học vừa tập vui biết mấy. Cái ấy tôi gọi bằng tên bao quát là dụng. Phải để Dụng trên đầu, trứơc cả từ, ý, cơ. Đó cũng là hợp câu châm ngôn “tiên học lễ hậu học văn”. Văn là từ, ý, cơ đi sau, còn lễ là dụng, là tu luyện, là tất cả những gì hiện thực phải để lên đầu, phải cho là quan trọng bậc nhất. Như vậy mới có một cái gì thực nghiêm chỉnh đặng cân bằng với lý luận lý trí để thiết lập lại con đường “lưỡng hành”.
Đó là đại để nét đặc trưng của Nho giáo mà hội nghị Honolulu đã gọi là có chân trên cả hai tàu, cả tàu vật chất lẫn tinh thần, cả dụng lẫn từ, ý, cơ. Sở dĩ hội nghị đã bầu Khổng Tử lên cầm trịch mà ba mươi lăm năm nay chưa thấy ông xuất hiện, thì truy căn ra ông còn cụt một chân: mới có đi chân từ, ý, chưa chắc đến chân cơ, dụng. Mới có học giả để nghiên cứu, chưa có triết gia để suy tư, để đưa ra những tư tưởng hướng dẫn. Thế giới tuy bao giờ cũng đựơc hướng dẫn do ý tưởng thực, nhưng nó không chịu ăn đồ hộp là ý tưởng cũ, mà đòi những tư tưởng mới vọt lên, còn nóng sốt. Đó là ý nghĩ của tôi về lý do sự chọn lựa của hội nghị Honolulu năm 1949, và tại sao Nho giáo chưa nổi lên được.
Tôi xin kết thúc bài nói bằng câu hỏi sau: có vẻ tư riêng hơi kỳ nhưng vì yêu cầu thực tế nên cứ hỏi là liệu hội nghị này có chọn một triết gia nào, hoặc một triết lý nào để dẫn đưa nhân loại trong giai đoạn đang tới chăng? Tôi không biết rồi đây trong các cuộc thảo luận câu hỏi trên có được đặt ra chăng? Nếu không tôi ước mong được mỗi quý vị ghi ý kiến mình vào mảnh giấy nhỏ và trao cho tôi để tôi có bằng chứng mà đo mức độ tâm thức nhân loại hiện nay cũng như dùng làm kỷ niệm quý báu về hội nghị này.

Bài đọc tại Đệ nhất hội nghị toàn cầu về triết học Trung Hoa hội tại Đài Loan-  Đại học Đông Hải – August 1984 (The First World Conference in Chinese Philosophy – Taichung Taiwan R.O.C)

Thử đánh máy lại Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (những chỗ ... sẽ tiếp tục gõ)



Hỡi đồng bào cả nước, 

"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". 

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
Thế mà ……., bọn thực dân ….   lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. 

Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở …….. để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. 

Chúng lập ra ....... nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay ...... những người yêu nước thương nòi của ta.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. 
Chúng dùng ………… để làm cho nòi giống ta suy nhược.


Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.

Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân ...., trở nên bần cùng.

Chúng không cho các nhà ........... ngóc đầu lên. 
Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.
Mùa thu năm ……….. đến xâm lăng Đông - Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn ……… quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước ……….. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: ………... Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ ……. hơn hai triệu đồng bào ta bị ……..
Ngày ……………. năm nay, …….. tước khí giới của ………….. Bọn thực dân ………. bỏ chạy hoặc đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại, trong … năm, chúng dã man bán nước ta hai lần cho ……...
Trước ngày mồng ………., biết bao lần Việt minh đã kêu gọi người …….. liên minh để chống …….. Bọn thực dân ……… đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt minh hơn nữa.
Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm   ... nốt số đông tù chính trị ở ……….
Tuy vậy, đối với nước …….., đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày mồng ……….., Việt minh đã giúp cho nhiều người ……. chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người ……. ra khỏi nhà giam ……., và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ. 
Sự thật là từ mùa thu năm …….., nước ta đã thành thuộc địa của ……., chứ không phải thuộc địa của ………. nữa. Khi …….. hàng đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay ……., chứ không phải từ tay ……...
……. chạy, …….. hàng, vua ……. thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần ……..năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi ……. mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.
Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với …….., xóa bỏ hết những hiệp ước mà …….. đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của …… trên đất nước Việt Nam.
Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng, kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân …...
Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị …………, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của ……. năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống ……. mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do ! Dân tộc đó phải được độc lập !
Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập
 ấy.