25 thg 3, 2011

Triết gia Kim Định


Vì là cơ cấu uyên nguyên nên đựơc cơ cấu hóa thành khung Ngũ hành như sau:

hỏa (đỏ)
NAM 2

mộc  thổ (vàng)  kim
ĐÔNG 3 TRUNG 5 TÂY 4

thuỷ 
BẮC 1
Ngũ Hành

Chỉ nội cơ cấu trên đủ nói lên nét đặc trưng của Nho mà hai loại triết kia đều không có. Thay vì Ngũ hành chỉ có tứ tố, gọi Tố vì là cái gì bất động, một chiều như con số bốn chứng tỏ, có chia ra vẫn chỉ là số chẵn.
Đôi khi ta cũng gặp tố thứ năm như Aristotle đã thêm ether vào bốn tố kia là nước, lửa, khí, đất. Nhưng ether thuộc cung bình diện hiện tượng tức là Hữu không phải là Vô, nên kể là thiếu hành uyên nguyên đi từ Vô sang Hữu, thiếu đối đáp nền tảng. Cả bên Aán Độ cũng chỉ là tứ tố, đôi khi cũng có thấy tố thứ năm như trong phái Sankhya. Nhưng tố thứ năm cũng thuộc cùng một bình diện nên vẫn không được gọi là hành. Vì hành hàm ngụ sự đi tự Hữu sang Vô hay ngược lại. Do lẽ đó tứ tố không được cơ cấu hóa để đặt nổi mối Tương Quan nền tảng giữa Hữu với Vô và tất nhiên không có những phát triển sâu rộng thêm thành Hồng Phạm, Lạc Thư, Minh Đường… Tất cả đều là phát triển do câu “tham thiên lưỡng địa nhi ỷ số”.
Hai bộ số trên mà Kinh Dịch tuyên dương là cột trụ vì chúng chuyên chở những chân lý nền móng của Nho. Bao lâu chưa thấu hiểu thì chưa thể trở nên triết gia của Nho. Sự thấu hiểu này nếu không làm cho học giả trở nên triết gia thì cũng giúp cho dễ phân biệt đâu là bổn đâu là ngọn. Một cái biết cần thiết cho bất cứ ai đáng mặt triết gia: nên cần bàn thêm ít lời.
Hai bộ số trên chứa ba nhóm chân lý phải gọi là ngược chiều con mắt với lương tri, nhưng nó ngược kiểu rễ cây phải mọc ngược chiều với thân cây; gốc cây đâm xuống thân cây mọc lên. Thân cây là những hiểu biết thông thường bằng lương tri, thâu nhận qua giác quan nhất là tai mắt ai cũng thấy ai cũng nghe hết. Nhưng triết nào chỉ gồm có những chân lý loại này thì kể là triết của con mắt, là triết một chiều, vì không có hạn từ ngược để đặt ra mối Tương Quan nền tảng (mà Kinh Hùng gọi là cánh đồng Tương). Mấy chân lý này đi theo ba bộ số 2, 3, 5.
Số 2 chỉ chân lý ngược chiều đầu tiên là vũ trụ quan biến hóa biến dịch. Nó ngược tai mắt: vì ta thấy sự vật im lìm, một khối. Đây lại bảo là sự vật biến động, có hai mảnh nên được cơ cấu hóa bằng số 2. Chính con số này làm nên mối Tương Quan nền tảng nhờ đó Nho đáng tên là tổ sư của cơ cấu luận.
Số 3. Thứ đến là số 3 chỉ con người. Mắt thường thấy sự vật một là có hai là không. Không có trường hợp thứ ba: triết Tây gọi đó là nguyên lý triệt tam: middle excluded, tiers exclu. Triết Đông lại bảo có trường hợp thứ ba: đó là vừa có vừa không một trật. Điều này chứng tỏ ngoài con người bé nhỏ còn có con người cao cả gọi đó là đại ngã tâm linh biết xem thấy cách siêu việt bên trên con mắt thường, và vì thế dung hòa được cả có với không. Và do đó con số ba chỉ con người nhân chủ. Đó là chân lý ngược đời, vì theo mắt ta thấy người chỉ la vật bé nhỏ như “cây sậy trước vô cùng tận”. Thế mà ngược lại Nho bảo con người có cái Tâm bao la như vũ trụ: “vũ trụ chi tâm” (Kinh Dịch). Vì thế Nho đáng tên là nhân chủ: con người trong Nho cũng là vua như Trời cùng Đất.
Số 5 (do 2+3=5) thành ra là hành ngũ. Đi về hành ngũ cũng là đi về số không. Lại ngược chiều nữa: ở đời ai chẳng muốn có, thế mà đây lại bảo đi về với không là sao? Thưa không đây chẳng phải là không có gì hết mà là Không viết hoa, là cái Không chân thật làm nền tảng cho mọi cái có. Nó ví như giếng thiêng luôn luôn vọt lên nước hằng sống, nên cũng gọi là mạch Cam Tuyền để tẩm nhuận những thể chế thói tục. Vì thế mà những thể chế đó đựơc trình bày bằng khung ngũ hành như chúng ta sẽ thấy sau.
Đó là mấy chân lý ngược chiều gắn liền với ba con số có nền tảng của Nho 2, 3, 5. Vì là nền tảng nên Nho nguyên thuỷ dùng những số này cách tràn ngập nó làm nên xương sống của Kinh Dịch là Kinh cội gốc của Nho.

4. Chế
Để Ngũ hành có thể trở thành khung chứ các thể chế thì tiên Nho đã kép nép Ngũ hành lên: trước hết kép thành vòng trong vòng ngoài, sự phân biệt này cung ứng cho hai chữ lưỡng hành cả một lược đồ đặc biệt, làm cho thấy rõ câu “có chân trên cả hai tàu”: chân trong chân ngoài cân đối.
   
 
Là căn để của Nho, đựơc phát triển cách cơ cấu ở đợt nhất là ngũ hành; ở đợt nhì gọi là vòng thành vòng thì ngũ hành đã trở thành sự vật đặc. Đây là vòng đi vào thế sự, đi vào thực hiện, nhưng vẫn lấy tâm linh làm gốc, như các số 6, 7, 8, 9 gốc từ số 5 vậy. Vòng trong vẽ nét đứt chỉ vô, chỉ tâm, chỉ tiềm thức, làm nên phần nội thánh và phải dịch là five agents. Vòng ngoài về nét liền chỉ cõi hiện tượng tức sự vật đã thành hình, có thể dịch là five elements. Sau đó biến vòng trong vòng ngoài thành Hồng phạm Cửu trù.
Hồng phạm Cửu trù là đưa các số của 2 vòng trên xếp vào khung Ngũ hành kép mà thành nên như hình bên:
4
   Ngũ Ky

9
Ngũ Phúc
Lục Cực
2
   Ngũ Sư
3
Bát Chính
5
Hoàng Cực
7
   Kê Nghi
8
Thứ Trưng
1
Ngũ Hành
6
  Tam Đức
Cửu trù Hồng phạm

Vì có 9 lô nên Hồng phạm luôn luôn kèm theo tên Cửu trù, tức đem những việc then chốt của đời sống đặt vào 9 ô của Hồng phạm để biểu thị lòng quyết tâm làm những việc đó theo như mẫu mực lớn lao nọ, tức theo trời (Thuận Thiên).
Hồng phạm chính là cái khung tiên thiên đưa ra làm mẫu mực cho các thể chế khác mà quan trọng hơn hết là Nhà Minh Đường với thể chế Nguyệt lệnh.











Nhà Minh Đường

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét