24 thg 3, 2011

Làng mình nghèo lắm





Đồng bào Việt Nam nay đã thành nhiều khối mất niềm tin ở nhau.

Đồng bào giữ từ đường hương hỏa ông bà tổ tiên, đồng bào nộp hoa lợi trên mảnh đất tổ tiên, đồng bào làm ăn xa, đồng bào bị gây khó dễ trên mảnh đất tổ tiên vì trái ý với người giữ từ đường.

Mỗi nhóm đồng bào có suy nghĩ riêng, có cách sống riêng. Những người không được giữ từ đường hương hỏa vô cùng đau lòng với cách thờ cúng hiện nay, các di sản của tổ tiên bị mất, bị thất lạc, bị phá hoại, không có cách gì lấy lại, lại còn làm cho mất thêm. Khi không có gì để thờ thì đi lượm lặt những cái bậy bạ về bái vọng.

Nhiều cái của tổ tiên không tìm cách truy tìm nguồn gốc mà lại bái phục ngay cái kẻ đang giữ nó (rất có thể là kẻ cắp).

Từ đường là thiêng liêng mà mu muội để kẻ lạ lẻn vào bày vẽ này khác. Không sáng tạo được gì để lại cho con cháu sau này mà còn có vẻ sẽ để mất đi nhiều của cải nữa.

Người không lao động chỉ tìm cách bám vào từ đường để sống, ngày càng tăng lên. Cách trồng cấy, khai thác, buôn bán, làm ăn trên mảnh đất tổ tiên ngày càng có diễn biến khó mà chấp nhận được.

Người góp hoa lợi thờ cúng tổ tiên ngày càng bị hạch sách vòi vĩnh, vì cái đám canh gác từ đường ngày càng đông đảo ăn bám quá mức.

Những người làm ăn xa có gì hay tốt, có lời góp ý đều bị bỏ ngoài tai, có khi còn bị cấm cửa về quê.

Khổ nhất là những người bị đày đọa ngay trên mảnh đất tổ tiên.

Tổ tiên không thể sống dậy mà phân xử đúng sai, cứ ỷ mạnh hiếp yếu, mọi điều hay lẽ thiệt đều coi như không có. E rằng có một ngày con cháu lại đánh nhau tranh cái quyền được thờ cúng ông bà tổ tiên.

Nhăng Nhố - Nhạc Trần Tiến





Đố ai nói về nhà văn để nhà văn công nhận là đã nói đúng về họ đấy.

Không ai nói đúng được thì có thêm một người nói sai có sao đâu.

Nhà văn cũng là thầy ký thôi chứ có gì đâu, xin thưa nhà văn là cái thăng hoa của thầy ký, thăng nhiều, hoa nhiều là nhà văn.

Không ký sao thăng được, thăng nhiều ký vào đâu.

Có ký mà không thăng sao hay được, thăng mà không ký thì lên mây a.

Một cách lên đồng đặc biệt.

Tất nhiên muốn lên đồng phải có hồn nhập vào.

Làm sao để hồn tin mà nhập, mỗi nhà văn có cách riêng để nhập hồn.

Hồn thiêng sông núi, hồn tổ tiên đang vương vấn đâu đây.

Hãy đợi đấy, lên đồng không ai cấm nữa rồi, mọi người sẽ được chiêm ngưỡng cái thăng hoa, chứ không phải là bắn pháo hoa tốn kém.

Học đại


Cứ tưởng xưa lạc hậu, mà thực ra nay không bằng xưa, vì sự thoái hóa nghiêm trọng. Trong điều kiện không thượng tôn pháp luật được, chỉ thượng tôn con người cụ thể, thì cái đại học là cái đại học cụ thể, vào con người cụ thể, vào công việc cụ thể.

Quan huyện ngày nay vẫn là con người cụ thể có thể phán quyết ở mức thấp nhất trong hệ thống phán quyết quốc gia. Cấp huyện là cấp thấp nhất có quyền bắt, xử tù, phân xử đúng sai, quy hoạch, kiến trúc, xây dựng những công trình ở địa phương mình.

Bắt chước xưa, nay quan huyện cũng cử nhân trở lên đấy, xưa đậu cử nhân là làm được quan huyện trở lên rồi. Cái quan huyện này phú quý một cái là em út vây quanh, không có cũng đòi cho bằng được, lỡ sa cơ thất thế một phát là bất mãn, chán nản chửi bậy rất dễ bị mua chuộc, ai dọa cái ghế một cái là chạy quắn lên.

Nói chung cái đại học này là cái học đại, chẳng có tí đạo lý nào trong đó, chứ đừng nói trên thông thiên văn dưới tường địa lý, giữa hiểu con người. Cái luật rất dễ uốn éo vặn xoắn này mà không có ông quan đủ tư cách thì chỉ có chết dân mà thôi. Quan cẩm là thứ quan khiếp nhất, nếu được quan trên bảo hộ thì thôi rồi chết không kịp ngáp.

Ngày xưa có chữ Nho, thứ chữ như thần linh, đố ai dám cầm tờ giấy có thứ chữ đó mà chùi được đấy, người ta chỉ lấy giấy báo có đầy chữ để chùi thôi. Chữ Nho ẩn chứa đạo lý làm người, dù có muốn làm bậy cũng thật khó khăn (chữ Nho, không phải chữ Hán).

Lớp khai quốc ở chế độ này đều là những bậc Nho học cả. Bây giờ chả có cái đạo lý gì cho các quan, cứ quan trên gật là được, không gật cũng làm cho gật. Cái đại học đầy đường này, thấy nhiều quá sau lại kêu lên "thừa thầy thiếu thợ ", thầy ở đâu mà thừa; thợ thiếu đâu xã hội tự bổ sung lấy cần gì ai chỉ vẽ. Thầy mới là cái quan trọng mà không ai thèm lo, thợ là cái dân lo được lại cứ sấn vào đấy là làm sao, như xưa, việc trồng lúa là của dân, cần gì ai phải xông vào đấy làm gì.

Nếu người ta cứ thích gọi là đại học, cử nhân thì những người học và làm ở cái khu vực cần nhiều đạo lý này, tìm một cái danh khác, có sao đâu. Lui về nơi riêng, không thể lẫn lộn với những người làm nghề thuần túy có tính kỹ thuật, kỹ năng cũng xếp vào với tầng lớp đặc biệt này, có vị trí chi phối đặc biệt, nếu họ hỏng sẽ làm xã hội hỏng, xã hội rối loạn.

Có thể bắt bẻ, thế sao xưa có gì hay ho đâu, cũng lúc đầu thì thịnh, sau lại suy, cũng làm loạn đấy thôi. Loạn là tất nhiên vì nó nhiễm nhiều cái Hán Nho quá, cũng như bây giờ dù có tốt đẹp nhưng nó mang nhiều đặc sắc Nam Hán thì cũng thế thôi.

Người ta kêu gào cái đại học để chấn hưng đất nước thì cũng đúng thôi, nhưng cái đại học gì, đại học thế nào, thì một người không có cái đại ấy thấy sao sao ấy. 


Cái gì nó qua tai, mắt, qua suy nghĩ mà không lọt được vào trong tâm thì làm sao mà có thể tin theo, mà có thể hành động được. 


Các vị cứ nói để chứng minh cái học cao, học nhiều của các vị, dân luôn có cái cách thích nghi của riêng mình.

Ai là thầy


Ta có cách dùng từ rất chuẩn và rất hay, là giáo viên, giảng viên và thầy. Trong góc độ hẹp với nhau là thầy, góc độ xã hội mà được công nhận là thầy thật khó. Theo chuẩn xưa, người dạy được nhiều trò đỗ đạt làm quan, xã hội đương nhiên công nhận là thầy.

Ngoài việc làm quan quyết định đến sinh mệnh con người, còn có làm thầy thuốc cũng quyết định sinh mệnh con người. Một số thầy khác như địa lý, thầy cúng có khả năng hỗ trợ sinh mệnh con người, thầy bói biết được sinh mệnh người.

Sau này pháp luật và người dân có vẻ được tôn trọng mà sinh ra thầy cãi, người tác động mạnh để sinh mạng có chiều hướng tốt. Lúc nhiều người còn mù chữ, không có ngoại ngữ lại sinh ra một thầy nữa là thầy ký, thầy thông ghi chép những nội dung như khế ước mua bán, thừa tự, kiện tụng, cũng lại là liên quan đến sinh mệnh người, hoặc là người đưa tin cho xã hội (nhà báo).

Có thể thấy những gì liên quan lớn đến sinh mệnh người đều được gắn với chữ thầy, (kể cả thầy dùi là người bày mưu để tốt xấu cho một vận mệnh cũng được gọi là thầy). Liên quan đến sinh mệnh, người, xưa chủ yếu là con người nắm quyền, nắm được quy luật vận hành trời đất, đến sau có luật liên quan mật thiết đến con người, để tránh tai họa gieo xuống muôn dân mà cái đạo lý, cái lương tri, lương tâm luôn được đề cao, khi không có cái này, tầng lớp đỉnh cao của xã hội bằng cách này hay cách khác loại họ ra khỏi đẳng cấp của mình, làm cho thanh sạch tầng lớp đáng kính của xã hội.

Chuyên về chữ nghĩa, đạo lý này là thầy đồ, thầy có cao thấp khác nhau nhưng cái đạo lý, lương tri, lương tâm là cái đứng đầu. Phải chăng giáo dục là cái ông thầy đồ này và những cái ông thầy của thầy thuốc, thầy của kiến trúc, xây dựng, công trình, quy hoạch (không khác thầy địa lý xưa). Có ai cần cái ông kiến trúc, xây dựng, công trình có đạo lý, lương tri, lương tâm không ? Cái ông thầy dạy ở trường đảng, trường hành chính, có ai chất vấn ông đó về đạo lý, về lương tâm, lương tri không. Các ông thầy dạy luật có ai hỏi ông ấy về đạo lý không, các thầy dạy ở trường báo chí có ai hỏi về đạo đức không, để đủ loại báo bây giờ đang báo đời, làm một số người còn lương tri phải nhảy ra khỏi nghề báo mà thực chất là về với nghề của chính mình, còn ông thầy dạy võ nữa vì bây giờ có nghề vệ sĩ.

Tất tần tật đều gọi là giáo dục hoặc gom vào giáo dục, sẽ là quá tải và không đúng chỗ, nhiều việc chỉ mang tính kỹ năng, kỹ thuật thuần túy mà cũng gọi là giáo dục, giáo viên hướng dẫn cũng gọi là thầy giáo, e rằng lạm dụng từ thầy mà mất đi sự tôn nghiêm của cái nghề, cái người đặc biệt này.

Tranh quyền thờ cúng tổ tiên, đồng bào bị chia rẽ


Đồng bào Việt Nam nay đã thành nhiều khối mất niềm tin ở nhau.

Đồng bào giữ từ đường hương hỏa ông bà tổ tiên, đồng bào nộp hoa lợi trên mảnh đất tổ tiên, đồng bào làm ăn xa, đồng bào bị gây khó dễ trên mảnh đất tổ tiên vì trái ý với người giữ từ đường.

Mỗi nhóm đồng bào có suy nghĩ riêng, có cách sống riêng. Những người không được giữ từ đường hương hỏa vô cùng đau lòng với cách thờ cúng hiện nay, các di sản của tổ tiên bị mất, bị thất lạc, bị phá hoại, không có cách gì lấy lại, lại còn làm cho mất thêm. Khi không có gì để thờ thì đi lượm lặt những cái bậy bạ về bái vọng.

Nhiều cái của tổ tiên không tìm cách truy tìm nguồn gốc mà lại bái phục ngay cái kẻ đang giữ nó (rất có thể là kẻ cắp).

Từ đường là thiêng liêng mà mu muội để kẻ lạ lẻn vào bày vẽ này khác. Không sáng tạo được gì để lại cho con cháu sau này mà còn có vẻ sẽ để mất đi nhiều của cải nữa.

Người không lao động chỉ tìm cách bám vào từ đường để sống, ngày càng tăng lên. Cách trồng cấy, khai thác, buôn bán, làm ăn trên mảnh đất tổ tiên ngày càng có diễn biến khó mà chấp nhận được.

Người góp hoa lợi thờ cúng tổ tiên ngày càng bị hạch sách vòi vĩnh, vì cái đám canh gác từ đường ngày càng đông đảo ăn bám quá mức.

Những người làm ăn xa có gì hay tốt, có lời góp ý đều bị bỏ ngoài tai, có khi còn bị cấm cửa về quê.

Khổ nhất là những người bị đày đọa ngay trên mảnh đất tổ tiên.

Tổ tiên không thể sống dậy mà phân xử đúng sai, cứ ỷ mạnh hiếp yếu, mọi điều hay lẽ thiệt đều coi như không có. E rằng có một ngày con cháu lại đánh nhau tranh cái quyền được thờ cúng ông bà tổ tiên.

Đừng đòi cái khung pháp lý


Cò cưa với một triều đại kiểu mới, một triều đại không nhất thiết là cùng một họ, cùng một dòng tộc, yêu cầu duy nhất để được công nhận người của triều đại là: quan sát, suy nghĩ, lời nói, hành động theo khung quy định.

Xã hội đã có nhầm lẫn với cái khung này, nay đa số đã muốn thoát ra khỏi cái khung đó, nhưng vì bổng lộc, cơm áo, gạo, tiền mà đành chấp nhận.

Và còn chuyện của giới giang hồ, đã thề với đồng bọn rồi thì chỉ suốt đời là giang hồ thôi, nếu có ý gì khác thế nào cũng bị ám hại.

Cái khung đã được phân tích, soi rọi phải nói là đã hết các góc cạnh của nó. Cái khung không thể vững chắc thêm, số người đu bám vào đó càng tăng lên, thật lo lắng cho cái khung bị sập; cách làm lại thế nào đây.

Mô hình cái khung có cả ngàn năm nay, sau này có thể vẫn là cái khung như thế để người ta đu bám vào, vì cái văn minh nó còn xa quá, nó chỉ đến với số ít, nó đã quen với việc ngưỡng mộ cái khung, tìm cách chui vào cái khung, leo lên cái khung; nó chưa thể quen được với cái việc, khung là do xã hội dựng lên, điều chỉnh và cho mọi người, chứ không phải do triều đại quyết định.

Nguy hiểm nhất, cái khung này lại lấy chất liệu, có thiết kế của đế quốc, khi cần duy tu, bảo dưỡng, cứu sập lệ thuộc tuyệt đối vào đế quốc, một kiểu đô hộ mới. Một người tài giỏi cũng khó có thể gỡ được cái rối này.

Nhìn cái khung, với những người đu bám như một tiết mục xiếc vừa mạo hiểm, vừa vui, vừa bi hài, không chịu rời sân khấu, cứ diễn hết năm này qua năm khác với chỉ có bấy nhiêu tiết mục rất ít sáng tạo, chưa ai dự báo được tiết mục tiếp theo, nên người ta la ó, ném đá, chửi bới, chọc ghẹo, cười đùa, mỉa mai, thích thú và còn sợ khi nó sập nó đè lên mình. Thảo nào mà ngày càng có nhiều người tủm tỉm cười, kể cả những người ở trên cái khung ấy cũng tủm tỉm.