7 thg 2, 2011
Chủ tịch Quốc hội là Tổng bí thư
Điều hành quốc gia bằng nghị quyết trong
chiến tranh đã có kết quả tốt, những năm hòa bình vẫn tiếp tục cách làm này và
thấy có nhiều bất cập, đã tìm nhiều cách chỉnh sửa nhưng kết quả mang lại không
theo ý muốn. Liệu có sự lúng túng nào đấy về hướng đi hay không trước rất nhiều
sự không đồng ý của dân chúng và sự không đồng ý của ngay đảng viên.
Dân ta luôn có nhiều sáng kiến, luôn có
nhiều khéo léo nên giải quyết tồn đọng này dễ dàng thôi. Điều hành quốc gia
bằng luật pháp chắc chắn mang lại kết quả tốt, thực tế đã chứng minh điều đó,
nhưng làm cho trọn vẹn thì chưa.
Trong quốc hội đa số là đảng viên, thì
chủ tịch ở đó là Tổng bí thư hợp lẽ quá đi chứ. Các đại biểu Quốc hội có người
về địa phương làm bí thư ở tỉnh, không ai còn thắc mắc đại biểu chuyên trách
không chuyên trách. Lương cho đại biểu Quốc hội lúc này có cao cũng không ai có
thắc mắc gì, những đại biểu làm tốt được chuyển sang làm bên chính quyền và
ngược lại tùy theo cụ thể.
Các mong muốn của Đảng được thành ngay
hiện thực, nếu làm luật quá sức sẽ có ngay xã hội trợ giúp, Quốc hội chỉ việc
chỉnh lý chút ít cho hợp. Đảng lãnh đạo nên trong chất vấn chính quyền rất tự
tin không phải né tránh vòng vo sợ này nọ. Hoạt động của đảng công khai rõ ràng
bằng luật, bằng chất vấn, bằng giám sát vô cùng hiệu lực, dân hồ hởi ủng hộ
đảng, mách nước cho đảng, đảng đúng là của dân tộc.
Quyền lực, sức mạnh của đảng là vô địch,
không thế lực nào nói xấu được vì tất cả là rõ ràng minh bạch có sự góp ý của
dân. Bộ máy làm việc công được giảm một lượng lớn, số chi phí trước đây nay
tiết kiệm được tăng lương cho viên chức đủ sống. Đảng là Quốc hội, Quốc hội là
của dân, dân không mất niềm tin vào Quốc hội, dân sẽ không mất niềm tin vào
đảng.
Tổng bí thư là Chủ tịch Quốc hội đúng là
hồng phúc cho dân ta.
Các doanh nghiệp nên tham khảo cách đánh của viettel
Viettel chính thức có giấy phép viễn thông tại Peru
QĐND - Thứ Hai, 07/02/2011, 8:30 (GMT+7)
QĐND Online - Ngày 6-2, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, Cơ quan Xúc tiến Đầu tư Tư nhân của Peru đã công bố Viettel chính thức có giấy phép viễn thông thứ tư tại Peru.
Như vậy Peru trở thành thị trường nước ngoài thứ 5 của Viettel. So với các thị trường mà Viettel đã đầu tư (Campuchia, Lào, Haitti và Mozambique), thì Peru là quốc gia đang phát triển với dân số đông- khoảng 30 triệu người. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người ở Peru là 5.196 USD, gấp 1,16 thu nhập đầu người của Việt Nam, 795 Campuchia và 885 của Lào.
Cùng tham gia đấu thấu giấy phép viễn thông thứ tư tại Peru còn có Wynner Systems, công ty con ở Peru của Mera Networks (Nga); Americatel thuộc Entel (Chile) và Hits Telecom Holding Company (Brazil).
Viettel được các cơ quan quản lý Peru lựa chọn thắng thầu vì đã đặt mục tiêu cung cấp Internet miễn phí tới 4.025 trường học trong vòng 10 năm, so với yêu cầu của họ đề ra tối thiểu là 1.350 trường. Trong khi đó, cam kết của các nhà thấu còn lại dừng ở con số 1.601 và 2.011 cơ sở giáo dục. Viettel cũng dự kiến sẽ đầu tư khoảng 400 triệu USD trong vòng 10 năm để xây dựng hạ tầng mạng lưới và và tổ chức kinh doanh viễn thông tại Peru.
Hiện ở Peru đã có 3 nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn thông là Claro, thuộc sở hữu của America Movil SAB (Mexico); MoviStar thuộc Telefonica (Tây Ban Nha) và Nextel, công ty con của NII Holdings Inc., (Mỹ).
Lê Mai
Văn minh ẩm thực người Việt Thái (Thanh Hóa)
Việc
ăn uống của Việt hiện nay rất đáng xem xét lại, đang đói ăn lẩu uống bia đá
lạnh, một thứ nóng, một thứ lạnh đột ngột gặp nhau làm hỏng răng, hỏng ruột.
Uống nhiều bia no bụng ăn không biết ngon, không uống thì cuộc vui không kéo
dài.
Người
Việt Thái Thanh Hóa có cách ăn uống đáng phải suy ngẫm, khi có cuộc tụ tập đông
người, mổ heo, gà, bò… tùy điều kiện, ăn cơm và các đồ nấu, uống rượu men lá.
Ăn uống xong hiệp một, hiệp hai chuyển sang uống rượu cần, vừa giải khát vừa có
men vui, đảm bảo sức khỏe và không có tình trạng quá say vì đói mà lại uống
nhiều.
Người
Việt Kinh hiện nay ăn uống kinh lắm, nhưng vẫn có cách chữa được, khi ăn thì
uống rượu vang hay rượu gì thì tùy, sau đó muốn thì uống bia, ăn ít đậu phộng
rang, cá chỉ vàng, mực khô… nhẹ nhàng, vẫn có men say nhưng không thể xỉn được
vì đã có đồ ăn lót dạ, lại đảm bảo sức khẻo chơi tiếp những cuộc sau.
Ai
có điều kiện nghiên cứu văn minh người Việt Thái chắc có nhiều điều thú vị
(Việt Thái có tục ngủ thăm thật đặc biệt).
Hy sinh và làm thuê
Ở ta luôn đặt sự hy sinh lên hàng đầu, một đất nước nhỏ bé nếu mọi người không sẵn sàng hy sinh làm sao tạo lên sức mạnh bảo vệ môi trường sinh tồn của mình. Từ việc hy sinh tài sản, hy sinh cuộc sống sung sướng an nhàn đến hy sinh tính mạng vì Tổ quốc, sự hy sinh này không ngơi nghỉ, đến những năm 80 thế kỷ 20 mà ta vẫn phải hy sinh hàng loạt nhân mạng, đến đầu thế kỷ 21 hàng loạt người phải hy sinh cuộc sống sung túc để làm được gì đó có ý nghĩa cho đất nước.
Quá trình xả thân dũng mãnh bao nhiêu thì khi đất nước trở lại bình thường ta lại yếu đuối bấy nhiêu, vì vậy mà sau mỗi quá trình hy sinh xã hội lại tiếp tục quay về một kiểu xã hội cống nạp, một kiểu xã hội đã lạc hậu, nó không còn tạo lên sức mạnh cho sự sinh tồn của đất nước.
Dù cái kiểu xã hội làm thuê không ưu việt hơn gì so với hạnh phúc thời trống đồng của ta nhưng không còn cách nào khác, cái kiểu làm thuê nhiều khi vô nhân tính này nó sẽ tạo lên sức mạnh sinh tồn của dân tộc, các giá trị sẽ được trả công xứng đáng dù có thể là trả trước hoặc trả sau (có danh tiếng, sau khi nghỉ việc vẫn kiếm được rất nhiều tiền).
Đất nước luôn luôn kêu gọi sự hy sinh kể cả trong những điều kiện bình thường thì lấy đâu ra động lực để sáng tạo sinh sôi.
Bây giờ đang là giai đoạn rất khó rạch ròi đâu là hy sinh đâu là phải được trả công xứng đáng.
Trong một điều kiện tàn dư của kiểu cống nạp rất lớn, nó vô cùng cản trở cho quá trình định giá trị và chi trả tương xứng cho các giá trị.
Sự hy sinh của dân tộc ta luôn quá sức, không thể cứ để cho những thành viên ưu tú của dân tộc tiếp tục phải hy sinh.
Quá trình xả thân dũng mãnh bao nhiêu thì khi đất nước trở lại bình thường ta lại yếu đuối bấy nhiêu, vì vậy mà sau mỗi quá trình hy sinh xã hội lại tiếp tục quay về một kiểu xã hội cống nạp, một kiểu xã hội đã lạc hậu, nó không còn tạo lên sức mạnh cho sự sinh tồn của đất nước.
Dù cái kiểu xã hội làm thuê không ưu việt hơn gì so với hạnh phúc thời trống đồng của ta nhưng không còn cách nào khác, cái kiểu làm thuê nhiều khi vô nhân tính này nó sẽ tạo lên sức mạnh sinh tồn của dân tộc, các giá trị sẽ được trả công xứng đáng dù có thể là trả trước hoặc trả sau (có danh tiếng, sau khi nghỉ việc vẫn kiếm được rất nhiều tiền).
Đất nước luôn luôn kêu gọi sự hy sinh kể cả trong những điều kiện bình thường thì lấy đâu ra động lực để sáng tạo sinh sôi.
Bây giờ đang là giai đoạn rất khó rạch ròi đâu là hy sinh đâu là phải được trả công xứng đáng.
Trong một điều kiện tàn dư của kiểu cống nạp rất lớn, nó vô cùng cản trở cho quá trình định giá trị và chi trả tương xứng cho các giá trị.
Sự hy sinh của dân tộc ta luôn quá sức, không thể cứ để cho những thành viên ưu tú của dân tộc tiếp tục phải hy sinh.