21 thg 8, 2011
Cộng đồng làng
Khi nghe tin có người chết , xóm làng mỗi nhà mỗi người , gần trước xa sau , thân trước sơ sau , họ đến làm rất nhiều việc không tên của gia chủ như dọn dẹp kê bàn ghế , dựng rạp . Có người nhắc gia chủ đang bối rối là ghi tuổi người chết , giờ chết đến thầy nào để xem giờ niệm , giờ đào huyệt , giờ chôn . Có người nhận đi mời người chuyên làm việc khâm niệm , người đào huyệt , thầy tụng kinh siêu thoát , đội nhạc đám . Phần ăn uống tùy khả năng gia chủ , đội quân nữ sẵn sàng phụ bếp , mọi người ngồi sẵn chờ việc và để cho gia chủ khỏi thấy hiu quạnh và nhắc việc để gia chủ khỏi quên khỏi sót . Ưu tiên khách xa đến viếng , dân làng linh hoạt cùng họ hàng gia chủ để điều tiết . Lúc đưa có đội âm công , đội trưởng chia quân thành hai hàng có hai thanh gỗ làm hiệu . Đội âm công múa võ xua đuổi tà ma cũng là lấy khí thế cho gia chủ dù thương tiếc vẫn phải đưa người quá cố đi , đến giờ là quyết không thể chần chừ . Đây cũng là màn khởi động để việc khiêng vác quan tài nặng nề được êm xuôi , múa võ cũng là dẹp lối đi (vì rất đông người dự đám) . Lúc đội âm công đưa quan tài đi cũng là lúc việc khiêng nước uống cũng chuẩn bị xong và khiêng theo đám . Phần dương có nhạc lễ để tập trung vào tình cảm thương tiếc người quá cố , phần âm có kinh kệ siêu thoát âm linh . Gia chủ tập trung đón tiếp người thân ở xa về viếng và đáp lễ người đến chia buồn . Cả làng mỗi nhà góp ít sức vào việc đưa một người của làng về nơi yên nghỉ cuối cùng , không tốn kém , vẫn giữ được sự trang trọng ưu tư thương tiếc cần thiết của một tang lễ trọn vẹn từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc , tạo điều kiện cho gia chủ nhanh chóng trở lại hoạt động thường ngày . Tất cả những việc này là của những người chưa bị ảnh hưởng gì của tây tàu , còn việc truyền lại từ xưa thế nào chưa khảo được . Trộm nghĩ khi giặc tới trong làng có thể tự tổ chức chiến đấu được ấy chứ , vì ngày xưa đánh bằng vũ khí thô sơ thì mỗi làng thành một khu vực phòng thủ vững chắc rồi còn gì .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét