25 thg 7, 2011
Rác
Đảo rác ở Singapore: Nhiều
điều thú vị Đảo rác Semakau Landfil llà
trường hợp đầu tiên trên thế
giới (khi bắt đầu hoạt động
mười năm trước) tạo ra một
bãi chôn rác nằm hoàn toàn
giữa biển khơi. Đầu năm 2011, Singapore đã
được chọn là TP xanh nhất
châu Á. Đây là kết quả nghiên
cứu do tập đoàn Siemens (Đức)
khởi xướng. Tham gia đánh
giá cùng với EIU có các chuyên gia về đô thị hàng đầu thế giới
bao gồm đại diện của tổ chức
OECD, Ngân hàng Thế giới và
mạng lưới chính quyền địa
phương trong khu vực châu Á
(CITYNET). Đảo rác Semakau Landfill
(Singapore): Điều ít được
biết tới Để trở thành đô thị xanh theo
đúng nghĩa, Singapore nhiều
năm qua đã hình thành một cơ
chế thu gom rác rất hiệu quả.
Mô hình Hòn đảo chôn rác
nhân tạo Semakau Landfill - bãi chôn rác duy nhất hiện nay
của Singapore, cách 8km theo
đường chim bay ngoài khơi bờ
biển phía nam đảo quốc sư tử
là một ví dụ điển hình. Đây là
trường hợp đầu tiên trên thế giới (khi bắt đầu hoạt động
mười năm trước) tạo ra một
bãi chôn rác nằm hoàn toàn
giữa biển khơi. Bắt đầu hoạt
động năm 1999, Semakau
Landfill có tổng diện tích 350ha và có thể chứa 63 tỷ m3
rác. Tính trung bình với
khoảng 12,5 triệu đôla Sing
mỗi năm (khoảng 155 tỷ VND),
người Singapore sẽ không còn
phải đau đầu về chuyện tìm chỗ đổ rác ít nhất đến sau năm
2045.
Thật ra bãi rác Semakau
Landfill không hoàn toàn là
nhân tạo. Ban đầu đó chỉ là hai
hòn đảo thiên nhiên nhỏ xíu gọi là Pulau Semakau và Pulau
Sakeng nằm gần nhau. Người
ta cho xây một bờ kè dài 7km
như một bức tường thành để
nối hai đảo và ngăn cách phần
biển quanh hai hòn đảo này với biển khơi bên ngoài. Phần
biển trong bờ kè được phân
thành nhiều ô nhỏ (cũng bởi
các bờ kè). Rác được đổ vào
các ô này đến khi đầy, hết ô
này đến ô khác, hết năm này sang năm khác.
Nghe có vẻ đơn giản, song để
có thể đến đảo Semakau, rác
phải trải qua một đoạn đường
khá phức tạp. Mỗi ngày
Singapore thải ra khoảng 16 nghìn tấn rác. Rác ở Singapore
được phân loại tại nguồn
(nghĩa là nhà dân, nhà máy, xí
nghiệp...). Nhờ vậy 56% số rác
thải ra mỗi ngày (khoảng 9
nghìn tấn) quay lại các nhà máy để tái chế. Khoảng 41% (7
nghìn tấn) được đưa vào bốn
nhà máy thiêu rác để đốt thành
tro. Cuối cùng, mỗi ngày chừng
1.500 tấn tro rác cùng với 500
tấn rác không thể đốt được sẽ lên sà lan trực chỉ Semakau
Landfill. Như vậy về khối
lượng, từ 16 nghìn tấn rác mỗi
ngày, sau khi đốt rác Singapore
chỉ cần bãi đổ rác cho hơn 10%
lượng rác đó, xấp xỉ 2 nghìn tấn. Nhiệt năng sinh ra trong
khi đốt rác được dùng để chạy
máy phát điện đủ cung cấp 3%
tổng nhu cầu điện của
Singapore.
Về nguyên tắc, sau khi bị thiêu hủy ở nhiệt độ cao, tro rác
không còn là một hiểm họa
tiềm tàng. Tuy nhiên để bảo
đảm tro rác không xâm hại
môi trường đại dương xung
quanh, bờ đê ngăn bãi rác với biển được thiết kế nhiều lớp
gồm đá, đất sét ở biển (marine
clay) và các lớp màng đặc biệt
nhằm ngăn chặn nước rỉ rác
còn sót lại trong tro rác (nếu
có) thẩm thấu vào nước biển. Tại “Semakau mới”, hai khu
rừng đước rộng 136 nghìn m2
được trồng để bù lại số cây
đước tự nhiên bị ảnh hưởng
khi xây dựng hòn đảo nhân
tạo. Ngoài việc đóng vai trò tái tạo quần thể cây đước tại đây,
loài thực vật này còn là “cây
chỉ thị” cho chất lượng nước
xung quanh hòn đảo - nếu cây
kém xanh tươi, tất nước “có
vấn đề”. Theo quy hoạch, khi bãi rác này
đóng cửa vào khoảng năm
2050, Semakau Landfill sẽ
hoàn toàn trở thành hòn đảo
xanh với những ngọn đồi mấp
mô và hồ nước trên đồi - một hòn đảo sinh thái dành cho du
lịch. Theo Khánh Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét