23 thg 6, 2011

Nhất Sĩ

Thêm nhiều tạp chí quốc tế đăng bản đồ hình lưỡi bò 23/06/2011 16:40:24 - “Rất nhiều bài báo khoa học sử dụng “đường lưỡi bò” của tác giả Trung Quốc đăng tải trên các tạp chí quốc tế từ cách đây 30 năm” - Tiến sỹ Bùi Quang Hiển, Trung tâm công nghệ Aluminium, Hội đồng nghiên cứu quốc gia Canada, cho biết. TIN LIÊN QUAN Theo Tiến sỹ Bùi Quang Hiển, Bản đồ Trung Quốc có đường chữ U đã được người Trung Quốc sử dụng vào các bài báo khoa học cách đây 30 năm chứ không phải là vừa sử dụng năm nay như phát hiện của TS. Trần Ngọc Tiến Dũng (Bee.net.vn đã đưa tin). Bài báo cũ nhất mà TS. Hiển tìm được có tiêu đề: “On the geographical distribution of primates in China” (Bàn về phân bổ địa lý của các động vật linh trưởng tại Trung Quốc) đăng trên Tạp chí Journal of Human Evolution năm 1981 số 10, trang 215-226. Ông cũng phát hiện thêm nhiều bài báo của các tác giả người Trung Quốc đăng trên các tạp trí khoa học quốc tế của hai nhà xuất bản là Elsevier và Springer. Những bài báo này đã được đăng tại các tờ báo, tạp chí như : - Journal of Human Evolution (1981) - Tectonophysics (1999) - Land Use Policy (2010) - Geoscience Frontiers (2011) - Climatic Change (2006, 2008) - J. Geogr. Sci. (2009, 2010) - Earch Sciences (2010, 2011) - Agricultural Water Management (2008) Trong đó, một số tờ báo như Earch Sciences và Geoscience Frontiers là các tờ báo của Trung Quốc. TS. Hiển cho biết ông đã viết thư gửi Ban biên tập của các tờ báo nói trên để yêu cầu chỉnh sửa các thông tin sai lệch của các bài báo này. “Nếu họ không trả lời tôi sẽ gửi thư đặt vấn đề lên nhà xuất bản Elsevier và Springer” - TS Hiển khẳng định. Ông cũng cho rằng các nhà khoa học nên viết thư trực tiếp lên Elsevier, Springer và các nhà xuất bản khác để yêu cầu kiểm tra hình vẽ trước khi gửi và không được sử dụng các đường địa lý vi phạm luật pháp quốc tế. Bee.net.vn trân trọng gửi đến bạn đọc nội dung thư TS. Bùi Quang Hiển gửi cho Tạp chí Journal of Climatic Change “Kính gửi giáo sư Michael Oppenheimer và giáo sư Gary Yohe, Tôi liên hệ với các giáo sư để thông báo về một số thông tin không rõ ràng và không chính xác trong hai bài báo xuất bản trên Tạp chí Journal of Climatic Change: 1) “Hạn hán những năm 1920 ghi nhận được qua đo đạc các thớ gỗ và tài liệu lịch sử ở những vùng khô hạn và bán khô hạn miền Nam Trung Quốc” (“The 1920s drought recorded by tree rings and historical documents in the semi-arid and arid areas of northern china”) của các tác giả Eryuan Liang, Xiaohong Liu, Yujiang Yuan, Ningsheng Qin, Xuiqi Fang, Lei Huang, Haifeng Zhu, Lily Wang and Xuemei Shao, trên Tạp chí Climatic Change (năm 2006), số 79, các trang 403–432; 2) “Tích tụ Carbon ở các đồng cỏ Trung Quốc thu được dựa trên tính toán thực địa các khối sinh vật trên và dưới mặt đất” (“Carbon storage in the grasslands of China based on field measurements of above- and below- ground biomass”) của các tác giả Jiangwen Fan, Huaping Zhong, Warwick Harris, Guirui Yu, Shaoqiang Wang, Zhongmin Hu, Yanzhen Yue, trên Tạp chí Climatic Change, năm 2008, số 86, các trang 375–396. Trong hình số 6 (trang 418) của bài báo thứ nhất (của tác giả Eryuan Liang và đồng nghiệp năm 2006), các tác giả này đã sử dụng đường đứt đoạn dưới bản đồ Trung Quốc nhưng đã không giải thích đường đó có nghĩa là gì? Cũng như vậy trong hình 1 (trang 381) của bài báo thứ hai (của tác giả Jiangwen Fan và đồng nghiệp năm 2008), các tác giả đã sử dụng đường đứt đoạn trong bản đồ Trung Quốc mà không có bất cứ chú thích đặc biệt nào. Theo sự hiểu biết của tôi, đường đứt đoạn này là cái gọi là tuyên bố chủ quyền hình chữ U của Trung Quốc đã và đang bị cộng đồng quốc tế phản đối. Vì tuyên bố đó vi phạm Công ước quốc tế về luật biển (UNCLO) năm 1982 mà Trung Quốc đã tham gia ký kết. Hình 6, trang 418 trong bài báo số 1 như TS Hiển đề cập. UNCLO cho phép các quốc gia ven biển được mở rộng vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ra 200 hải lý (khoảng 400 km). Nhìn vào các bức hình đó, độ rộng của đường đứt đoạn không thể nào kéo ra tới 2.000 km tính từ đảo Hải Nam. Xin các giáo sư cũng lưu ý rằng một số đảo không có người cư trú nằm trong đường đứt đoạn đó được kéo rộng tối đa là 12 hải lý sau khi có Công ước UNCLO của LHQ và trên thực tế một số hòn đảo thuộc các quốc gia khác (chứ không phải Trung Quốc). Theo quan điểm của tôi, các hình minh họa đó chuyển tải một thông tin không đúng và không chính xác. Đường đứt đoạn hình chữ U phải được loại bỏ khỏi bản đồ Trung Quốc vì nó mâu thuẫn với luật biển quốc tế và vi phạm chủ quyền của các quốc gia khác. Tôi mong muốn ông tổng biên tập liên hệ với các tác giả của mỗi bài báo để hiệu đính những hình minh họa đó trong số tới của Tạp chí." Trân trọng! TS Bùi Quang Hiển

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét