12 thg 6, 2011

một loại giặc mới

Nghề nuôi yến phát triển không quy hoạch Nhiều nước Đông Nam Á có quy định vùng được nuôi và vùng cấm nuôi yến. Nhiều địa phương đầu tư, kêu gọi doanh nghiệp (DN) phát triển nuôi chim yến thành nghề kinh tế chủ lực. Thế nhưng vẫn rất ít địa phương xây dựng được quy chuẩn pháp lý cho nghề nuôi chim yến. Điều này khiến nghề nuôi yến dễ lâm vào tình trạng tự phát, ảnh hưởng đến môi trường và cả kinh tế. Khánh Hòa, Phú Yên phát triển quần thể yến Phong trào nuôi yến sào phát triển mạnh trong khoảng vài năm trở lại đây, lâu đời nhất vẫn là ở Khánh Hòa. Địa phương này được xem là nơi có số lượng quần thể, sản lượng dẫn đầu cả nước. Hiện nay DN nhà nước là Công ty Yến sào Khánh Hòa được xem là DN đi đầu trong ngành khai thác yến. Ban đầu công ty chỉ quản lý tám đảo yến với 40 hang yến, đến nay công ty đã phát triển lên đến 29 đơn vị đảo yến với hơn 132 hang yến lớn nhỏ thuộc vùng biển Khánh Hòa. Trước tình hình yến sào đang trở thành mặt hàng có giá, nhiều địa phương ven biển cũng phối hợp với Khánh Hòa bắt đầu hồi phục lại đàn yến hoặc đẩy mạnh phát triển ngành nghề dù đã có trước đó. Tại Phú Yên, trong tháng 4-2011, Công ty Yến sào Khánh Hòa phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Yên khảo sát tất cả các hang đảo trên vùng biển Phú Yên và đang phục hồi và phát triển quần thể chim yến tại các hang đảo vùng ven biển tỉnh Phú Yên. Hay trước đó, Khánh Hòa cũng phối hợp với Ban Quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo tiến hành khảo sát chi tiết tất cả các hang đảo tại đây và đã thực hiện đề án phục hồi và phát triển quần thể chim yến. Những sản phẩm yến sào tự nhiên ngày càng có giá trên thị trường. Ảnh: BÁ HUY Đã có người phá sản vì yến Mặc dù nghề nuôi yến được đánh giá cao thế nhưng theo một số nhà khoa học, cần phải thận trọng với nghề nuôi yến. Việc nuôi yến thiếu quy hoạch sẽ ảnh hưởng không tốt đến các nhà đầu tư. Đặc biệt là việc phát triển tràn lan khiến người dân nuôi yến tự phát làm ảnh hưởng đến các khu di tích lịch sử và thiệt hại về cả về kinh tế, do thiếu kỹ thuật hoặc không gặp may khiến người dân nuôi yến dễ gặp thất bại. Gần đây nhất, nhiều tiểu thương chợ Gò Công (tỉnh Tiền Giang) phản ánh chim yến nuôi tại chợ gây mùi hôi và phân chim rơi vào hàng hóa. Hay tại một vài tỉnh miền Tây, có hộ dân lâm vào cảnh phá sản do đầu tư nhà nuôi yến nhưng yến không vào. Không thể nuôi yến ở bất cứ nơi đâu TS Lê Võ Định Tường, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho biết: “Hiện nay, Chính phủ chưa xây dựng khung pháp lý, cơ chế, chính sách cho sự phát triển công nghiệp nuôi chim yến như các ngành cao su, cà phê, thủy hải sản. Đáng chú ý nhất là nghề nuôi chim yến còn thiếu quy hoạch khu vực nuôi. Tại các nước khu vực Đông Nam Á có nghề nuôi yến phát triển, họ quy định cấm nuôi yến tại các địa điểm ảnh hưởng đến đời sống người dân như các khu di tích lịch sử, khu dân cư. Trong khi đó ở Việt Nam thì mạnh ai nấy làm do thiếu quy định pháp luật. Nên tổ chức một viện nghiên cứu nuôi yến chuyên ngành như kiểu viện nghiên cứu cao su để đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu phát triển bền vững nuôi chim yến”. Còn theo TS Nguyễn Cử, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, việc phát triển nghề nuôi yến ồ ạt như hiện nay có thể dẫn đến những kết quả không có lợi cho người nuôi. Tốt nhất nên phải có việc nghiên cứu cụ thể, nếu phát triển thì phải có quy hoạch và truyền đạt các quy chuẩn cho người nuôi chứ không thể kêu gọi phát triển một cách tự phát. TS Lê Võ Định Tường cho biết thêm, một vấn nạn khác là một số địa phương còn sợ nơi này nơi kia phát triển nuôi sẽ lôi kéo mất chim yến của mình đi. Họ không biết rằng chim yến là loài chim định cư có tính bảo thủ về nơi ở rất cao, chỉ những chim non hay nơi thiếu chỗ ở thì mới tìm nơi cư trú mới. 3.000 USD đến 6.000 USD/kg tổ yến là mức giá dao động hiện nay trên thị trường. Trong đó, giá tổ yến đảo 3.000-4.000 USD/kg; yến nhà 1.400-1.800 USD/kg. Theo các doanh nghiệp, sở dĩ tổ yến tự nhiên có giá vì chúng là thiên nhiên hoàn toàn, tổ yến nấu không nát, tổ dày và hàm lượng dinh dưỡng cao. Khánh Hòa dẫn đầu về khai thác tổ yến Tổ yến thiên nhiên đã được khai thác ở các hang đảo trên vùng biển Việt Nam thuộc một số tỉnh Quảng Bình, Cù Lao Chàm - Đà Nẵng, Hội An - Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Côn Đảo - Bà Rịa-Vũng tàu, Phú Quốc - Kiên Giang. Đến nay đã có 24 tỉnh, thành trong nước đã rải rác có nuôi chim yến nhà và yến đảo, dự ước cả nước có khoảng trên 5.000 nhà yến. BÁ HU

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét