16 thg 6, 2011

dáo

Ỉ giáo có 6 bậc , bậc cao là nhất phẩm , quyền lợi theo quy định tột đỉnh , các quyền lợi riêng thì tùy và cũng vô cùng lớn , nó thành lý tưởng sống của không ít người . Bậc cuối cùng là ỉ hương , thường chọn những người đã về vườn vì ở cấp thấp nhất ít quan trọng , ít quyền lực , lại là số đông , chi phí đầy đủ cho nó thì lớn lắm , thành ra thêm một ít cho người về vườn quen và nghiện việc họp hành làm là phù hợp , không có đội quân hương gián này sẽ gặp khó khăn đấy . 4 bậc giữa từ xã huyện tỉnh nước , mức quan trọng tăng lên , số người ít đi , quyền lợi nhiều lên . Đó cũng là phù hợp , rơi xuống thì về thôn , xuất phát từ xã huyện tỉnh để cuối cùng có nhất phẩm và tận cùng là vương . Số không nhỏ trong xã hội thấy rằng đây là cách làm kinh tế nhanh nhất , lợi nhất , chắc chắn nhất ; ỉ giáo không bỏ qua điểm này , họ tận dụng triệt để , ai tham vọng họ tuyển mộ ngay và cho học giáo điều . Giáo điều được phân thành các bậc tập trung vào khúc giữa là xã huyện tỉnh nước , còn siêu cấp cao là nhất phẩm và siêu cấp thấp là thôn , họ đã quá biết tẩy rồi nên không cần phải học . Một điều rất dễ nhận thấy là anh nào vừa có chức y rằng phải đi học giáo điều ngay hoặc anh nào bị / được học giáo điều thì thế nào cũng sắp lên chức / kèm với lên lợi lộc . Kinh tế kém phát triển , kèm theo kinh tế trong ỉ giáo rất mạnh dẫn đến dù gì người ta cứ cố tin , cố thích , cố theo giáo điều để có kinh tế . Giáo điều càng có người tin , kinh tế càng yếu , giáo điều lại càng mạnh . Cái vòng đó chưa hề thấy chiều ngược lại . Mấy anh đi học giáo điều mặt mũi đang còn hân hoan lắm , các thầy dậy lại còn tự hào biết bao khi được làm thầy của quan có khi còn làm thầy của vương nữa đấy . Người ta đã từng ra sức đi diệt các loại giáo nhưng hình như giáo nó có quy luật tồn tại của nó đố ai mà dập được .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét