4 thg 4, 2011
Từ bỏ cái gì
Cách mạng Việt Nam với mục tiêu cuối cùng là "mọi người sinh ra ai cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do", lãnh đạo cách mạng đã làm tất cả những gì có thể làm được vì mục tiêu ấy. Toàn xã hội đã theo cách mạng, giúp cách mạng đạt mục tiêu ấy vì đó là mục tiêu của cách mạng nhưng cũng chính là mục tiêu của mình. Khi mọi người quan sát thực tế diễn ra, các mục tiêu ấy bị vi phạm nghiêm trọng, họ đã không hành xử như cách mạng trước kia là làm bất cứ điều gì để đạt mục tiêu, từ bạo động, ám sát,khủng bố, tổng tấn công; mọi người trên cơ sở luật pháp, đạo lý, những quy tắc được thế giới công nhận và tìm cách khắc phục ngay những gì bất hợp lý trước mắt ai cũng rõ, mà đáng lý người có trách nhiệm phải làm thì không làm, bỏ mặc, hoặc làm sai, làm không hợp lý, không làm thật, rồi biện ra đủ thứ lý do không ai chấp nhận được. Vậy mà tất cả đều bị xếp vào là thế lực thù nghịch, thế lực phản cách mạng. Ai đã phản lại mục tiêu của cách mạng "mọi người sinh ra ai cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". Người bị đưa ra tòa phải chính là người đã phản lại mục tiêu này chứ không phải là người hành xử theo đúng luật pháp, đạo lý, thông lệ thế giới công nhận vì tương lai của đất nước này. Chính vì những mục tiêu cao đẹp đó mà những chiến sĩ cách mạng khi bị đế quốc mang ra xử án đều hiên ngang như chính là người đang xử án. Lịch sử sao lại có việc vòng vèo, mượn cái lý tưởng cao đẹp để có vị trí quyền lực để xét xử những người vẫn còn mang những lý tưởng cao đẹp ấy. Nếu vậy, phải có một lễ tuyên bố từ bỏ tuyên ngôn khai sinh ra chế độ này, trong đó có câu "mọi người sinh ra ai cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do", nếu không thì tuyên bố cắt đoạn này để mọi người biết, để không mang theo nó để mà tù tội, để mà phiền nhà chức trách.
Chỉ tội nghiệp những người đi...lầm đường
Trả lờiXóaCũng vì cuộc sống cả thôi Bác à, không có cách này thì có cách khác để có tiền, có quyền, đơn giản vậy thôi mà
Trả lờiXóa