Việc diệt giặc đói do người cầm quân, có thể tay không bắt giặc. Người chỉ huy sau khi tìm được một loại "vũ khí" phù hợp (hàng hóa dịch vụ nào đấy) đánh mạnh vào nhu cầu của người tiêu dùng, chiến lợi phẩm thu được là tiền. Tiền chia cho quân, còn lại người chỉ huy giữ.
Vũ khí mới, mặt trận mới, nhà nước hỗ trợ vốn, chính sách cho đội quân mới này, miễn thuế cho một thời gian nào đó, thủ tục hành chính dễ dàng, khó khăn gì đều được hỗ trợ. Chiến dịch nào mà chả thắng.
Lợi thế của ta là về quân, quân ta ít tốn cơm mà vẫn chiến đấu dũng mãnh, tinh khôn, khéo léo (có những loại quân của nước ngoài phải trang bị tận răng, rất tốn kém).
Điểm yếu của ta, vũ khí thô sơ, chủ yếu lấy từ tự nhiên, loại vũ khí nhân tạo đơn giản như cái đinh vít cũng lúng túng.
Triển vọng, loại vũ khí công nghệ cao như công nghệ thông tin viễn thông thế giới mạng, chỉ sau một thời gian được hỗ trợ như miễn giảm thuế, ưu đãi vốn đã nhanh chóng đánh chiếm được ra cả ngoài nước.
Thực trạng thảm cảnh do không tuân theo quy luật chiến trường kinh tế. Chiến trường này chọn tướng ngoài mặt trận, đánh thắng lớn mới cấp vốn. Không phải cấp vốn lớn rồi chờ xem có thắng lớn không, có khi cấp cả quân, cấp cả lương cho quân. Không theo quy luật thử quân, nếu đánh được mới cho vào đội hình.
Những đơn vị chiến đấu tốt thì bị gây khó dễ, thủ tục phức tạp, chuyên đến xin xỏ, sách nhiễu, hù dọa. Phân biệt đối xử, đội quân bậy bạ lại được tưng tiu.
Cơ hội bị bỏ lỡ, 86 ngàn tỷ và nhiều ngàn tỷ nữa hỗ trợ được cho không biết bao nhiêu tướng soái kinh tế, với những binh đoàn nhiều triệu quân. Đóng thuế vào ngân sách vô cùng lớn, tướng soái tự nuôi được nhiều chục triệu quân. Xã hội hàng hóa dịch vụ dồi dào.
Sự thật, thất bại trước giặc đói, nguyên nhân, quá rõ.
Giặc sau lưng không chém trước, thì chẳng đánh được gì hết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét