22 thg 3, 2011

Có cần Quốc hội không


Quốc hội vô cùng quan trọng là nơi tụ tập các nguyện vọng, sáng kiến làm cho con người, đất nước ngày một sung sướng hơn.

Quốc hội không trực tiếp làm mọi việc, ý chí toàn dân được thể hiện vào các khung pháp lý, là những bất biến trong một giai đoạn nhất định, những ứng biến là do Chính phủ quyết định và không rời bỏ những bất biến, khi thấy cái bất biến là bất biến không hợp lý, cái này được công luận quyết định điều chỉnh.

Khi đại biểu quốc hội không tụ tập được một lượng dân chúng nhất định, những bất biến không phải của dân chúng, không vì dân chúng. Những bất biến của dân chúng nhưng những ứng vạn biến hoàn toàn ra ngoài cái mong muốn của dân chúng, quốc hội chính thức ra khỏi tâm tưởng của dân chúng. Quốc hội không còn ý nghĩa gì với chính phủ, quốc hội của chính phủ, chính phủ của quốc hội, họ là của nhau hoặc quốc hội là hình nộm hoặc sức ép của quốc hội không là gì hoặc không còn gì gọi là sức ép ; thực tế cho thấy quốc hội cũng chỉ gây sức ép dư luận là chủ yếu, khi sức ép không còn tác dụng, hoặc không có sức ép nữa hoặc chính phủ có sức mạnh đặc biệt thì họ sẽ vạn biến theo ý mình.

Dân chúng rời rạc khi lợi ích riêng lợi ích chung bị xâm phạm họ vẫn có cách tạo ra sức ép để người có trách nhiệm hành xử không ra ngoài cái bất biến của dân tộc của con người, của văn minh hiện thời. Cái hồn của quốc hội không bao giờ mất được, khi không nhập vào được cái xác cần nhập nó vẫn có thể tá túc vào đâu đó.

Hiện nay có những con người thật, họ có thể có sự ủng hộ của ngàn vạn con người vô danh hữu danh. Tiếng nói của những đại biểu bất đắc dĩ này hoàn toàn không vô tác dụng, nó còn mạnh hơn những đại biểu gà gật trên hội trường hoặc phát biểu một cách khơi khơi chẳng đại diện cho ai ngoài cái ghế của mình. Các đại biểu bất đắc dĩ đang ngày càng tăng lên, các cử tri ý thức được lợi ích của mình đang bị xâm hại, đang vô danh, hữu danh, nặc danh nói lên tiếng nói của mình đến tai những đại biểu bất đắc dĩ mà mình tin tưởng.

Những đại biểu ăn cơm nhà, bất đắc dĩ, bắt buộc phải làm việc này luôn luôn bị rình rập một nguy cơ ám hại vì đã dám nói lên sự thật. Cái mệnh cái nghiệp như ám họ, lượng người tin tưởng, thúc ép đòi hỏi, cung cấp thông tin ngày càng tăng lên. Sự hội tụ sức ép này luôn có sức công phá mạnh với những tà khí nhởn nhơ ngoài xã hội.

Cả sáu tháng mới có một buổi truyền hình trực tiếp những nguyện vọng của mình, những bức bối của mình được đẩy đến người có trách nhiệm để họ đẩy qua đẩy lại trở về hư không. Xã hội không chịu như vậy, cái không khí nghị trường sôi động suốt ngày suốt đêm, bất cứ lúc nào đang diễn ra rầm rộ với xu thế tăng lên mạnh mẽ, không thể coi thường đối với những ai vẫn đang còn tai còn mắt còn mồm, còn suy nghĩ, còn tính người.

Hàng loạt lớp "đại biểu " đầu tiên bị "hy sinh " bị "thương " và đã quá cố nêu gương đầu cho những ai còn lương tri. Lớp sau nhìn lớp trước, không hẹn mà gặp, không bàn mà thống nhất, lớp lớp tầng tầng làm cho người ta vừa sợ vừa căm ghét muốn đàn áp, dập tắt, nhưng làm sao mà dập được sóng biển, nó còn thành sóng thần nữa đấy.

Hỡi những người không còn cách nào tỉnh ngộ, có phép màu nào đó để các ngươi trở về chân chính.

6 nhận xét:

  1. Em được Bác có đẳng cấp mọi mặt Ấn Chứng cho thì còn gì bằng

    Trả lờiXóa
  2. Tuy có dính chùm, xem hơi mõi nhưng nhiều ý đáng gọi "Một góc nhìn khác", tiếc là tay TDN giành mất rồi! Báo Đời của lão rất phái đăng bài của các tay bút triển vọng như Việt gốc.

    Trả lờiXóa
  3. Được Bác khen lòng em thấy lâng lâng

    Trả lờiXóa
  4. Chẳng có phép màu nào đâu, khi mà ông bạn Tàu khựa - quê em gọi là "chú khách" vẫn dọa được hơn chục thằng chóp bu.

    Trả lờiXóa
  5. Ở trên cao sợ đủ thử, chỉ cần liếc nhìn xuống dưới là choáng rồi

    Trả lờiXóa