12 thg 12, 2010

Có phải là công nghệ thông tin và truyền thông


Thiết bị, đường truyền, tụ điểm thì đúng hơn; thiết bị cũng phải có phần mềm của nó, đường truyền cũng phải có phần mềm để vận hành, tụ điểm lại càng cần phần mềm của nó. Dùng từ công nghệ thông tin để chỉ phần mềm (hay chỉ hệ điều hành) và thiết bị; dùng từ truyền thông để chỉ đường truyền.

Xu thế là tất cả các thiết bị đều phải có hệ điều hành (chương trình để vận hành) nên không cần phải dùng từ để chỉ nó nữa, tập trung vào lõi của vấn đề là thiết bị, đường truyền và tụ điểm. Khi cần thì sẽ nói trực tiếp vào các hệ điều hành phổ biến và không phổ biến, nhỏ thì là phần mềm.

Công nghệ mới này ở ta rất phát triển nhưng phát triển chủ yếu là ở đường truyền vì được bảo hộ. Các đường truyền phổ biến là vnpt, viettel, fpt, evn bao gồm cả truyền qua dây và truyền không dây. Các thiết bị trong nước gần như chưa sản xuất được, các hệ điều hành cơ bản cũng chưa thể làm được, làm được thì thị phần chiếm lĩnh cũng không lớn.

Tụ điểm ảo là các trang web, mạng xã hội, trang tin tức đã đáp ứng được ở khu vực đòi hỏi tính Việt hoá cao như baomoi.com đã cạnh tranh được với news.google.com.vn, các tụ điểm nghe nhạc của người Việt ta cũng tự giải quyết được. Các mạng xã hội thì không thể cạnh tranh được với nước ngoài (Mỹ).

Xu thế phát triển ta cũng chỉ khống chế ở đường truyền, các phần mềm bổ trợ; sự đột phá để thành tụ điểm của thế giới, thiết bị của thế giới vẫn còn đang là bí ẩn không biết có xảy ra không. Thị trường ảo rộng mênh mông dù không khống chế được nó nhưng ta vẫn tìm được những mảnh đất nhỏ mà thâm canh. Đặc biệt những lĩnh vực đòi tính Việt hoá cao như tin tức, âm nhạc… không ai hiểu ta bằng ta hiểu ta.

Tìm tòi để có những thiết bị bổ trợ cho thiết bị gốc cũng là một ngành kinh tế quan trọng.

Thiết bị - đường truyền – tụ điểm – phần mềm là toàn bộ nội dung của công nghệ thông tin và truyền thông.

Đô thị là nơi tập trung tinh hoa của cả nước, của cả vùng


Tai nạn thảm khốc, 10 người thương vong
 Một tai nạn thảm khốc đã xảy ra vào lúc 14g30 ngày 12/12, trên Quốc lộ 1A (P.Bình Trị Đông A, Q. Bình Tân, TP.HCM), làm thương vong hơn 10 người. 
Có mặt tại hiện trường, ngay giao lộ quốc lộ 1A – Tây Lân, PV VietnamNet ghi nhận một cảnh tượng hết sức kinh hoàng. Một chiếc ba bánh gắn máy chổng chơ, đè bên dưới một xe gắn máy.
Xe tải kẹp chặt hai xe gắn máy dưới đầu xe
Bên cạnh đó thi thể một người đàn ông nằm chết được trùm kín bằng tấm chăn. Tiếp đó, nhiều xe gắn máy không còn nguyên vẹn nằm rải rác trên mặt đường. Cách đó khoảng 30m, dưới gầm trước đầu một xe tải còn kẹp chặt hai xe gắn máy. Bên dưới và hai bên hông còn xe nhiều xe gắn máy nằm la liệt.
Có tất cả 10 xe gắn máy bị nạn. Chiếc thì bị gãy ngang, chiếc thị bị cán bẹp. Nhiều bộ phận trong xe bị rơi ra ngoài, nằm tung tóe khắp nơi.
Một người chết tại chỗ bên cạnh nhiều xe gắn máy bị nghiền nát
Anh Lê Hồng Nguyên (28 tuổi, ngụ tại P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân), một nạn nhân may mắn thoát chết kể lại: “Tôi cùng đoàn người dừng đèn đỏ tại giao lộ này. Khi đèn xanh vừa bật lên, tôi nhớm xe chạy tới thì một lực đẩy từ sau ùa tới hất tôi văng ra xa. Khi hoàn hồn nhìn lại thì cảnh tượng hãi hùng đập vào mắt, hàng chục xe máy bị nghiền nát. Người bị thương la liệt...".
 Xe gắn máy nằm rải rác khắp nơi
Thông tin ban đầu cho biết, chiếc xe tải biển số 54T - 2302 của HTX ô tô vận tải quận 11 lưu thông trên quốc lộ 1A theo hướng An Sương về An Lạc đã đột ngột mất thắng (phanh) khi tốc độ rất cao.
Khi đến giao lộ có đèn tín hiệu giao thông, gặp đoàn xe đang dừng đèn đỏ, lái xe không thắng được đã đâm vào và gây ra thảm cảnh nêu trên.
Xe ba bánh lật đè một xe gắn máy
Ngoài một nạn nhân chết tại chỗ, có hơn 10 người bị thương đã được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện, trong số đó 3 người đã chết trên đường chuyển viện.
Hiện trường tai nạn
Giao thông trên quốc lột 1A bị nghẽn trong nhiều giờ vì tai nạn này. Đến 17g, sau khi cơ quan điều tra khám nghiệm và lập biên bản hiện trường, giao thông mới tái lập bình thường.
Lái xe gây tai nạn đã thoát khỏi hiện trường. Hiện chưa có thống kê chính xác con số thiệt mạng.
Trần Chánh Nghĩa

Đừng để mất


Các đô thị lớn, các thị tứ, thị trấn chắc chắn là địa điểm phát sinh nhiều giá trị gia tăng. Nhà nước chỉ cần duyệt các phương án sinh sống làm ăn ở đô thị, có tính đến việc đô thị phải lo được các công trình công cộng kể cả công trình phục vụ hành chính quốc gia, công dân đô thị là tinh hoa người ta sẽ tự lo được cho bản thân mình và lo được các công trình cho bộ máy quản trị quốc gia, cư dân đô thị phải là tinh hoa thực sự.

Đô thị sẽ thành nơi hấp dẫn đặc biệt cho tinh hoa đất nước, dân thường vẫn ra vào được như một cuộc viếng thăm và phải chịu chi phí thăm quan du lịch nhất định. Từ vùng địa lợi này và con người tinh hoa họ sẽ không tiêu tốn ngân sách mà làm lợi cho quốc gia, đô thị không bị quá tải nó sẽ gia tăng nguồn lợi một cách nhanh chóng, chất xám không bị chảy máu, tại quê hương Việt Nam họ vẫn có điều kiện lao động hết mình và được hưởng thụ xứng đáng.

Toàn bộ ngân sách một phần cho lực lượng vũ trang còn lại là tập trung cho các vùng khác ngoài đô thị (trừ vùng du lịch, danh lam thắng cảnh cũng là một nguồn lợi mà ngân sách không cần đầu tư). Đô thị càng khắt khe về cư dân của mình từ thu nhập, trình độ, tâm hồn… nó sẽ thành điểm mà mọi người dân trong nước phấn đấu để trở thành cư dân ở đó, nó không phải do luật quyết định có sống được ở đô thị hay không, nó là điều kiện kinh tế, văn hoá… người không đủ điều kiện tự thấy phải rút khỏi nơi đặc biệt đó, khi có đủ điều kiện vẫn có thể vào sinh sống được. Đô thị có thể thu hút tinh hoa của thế giới đến làm lợi cho ta, nước Mỹ là mơ ước của thế giới vì họ có sách lược thu hút được tinh hoa của thế giới.

Các vùng ngoài đô thị được hỗ trợ tối đa, cảnh dân nghèo lang thang, hoặc cảnh thê thảm của cuộc sống cũng không còn nữa. Cảnh tận dụng nhân lực nghèo khổ để sản xuất hàng giá rẻ chỉ là sách lược tạm thời, quyết không thể là kế sách lâu dài được. Cơ hội và tài năng không thể đồng đều, ai cũng có điều kiện để vươn lên, nếu không may mắn vẫn có chỗ lui về không bị xã hội bỏ rơi.

Tinh hoa của ta không có nơi dung thân cứ lần lượt ra đi, nghèo khổ tăng lên, tham lam vô độ, mưu chước của các nhóm lợi ích trong ngoài nước dễ dàng đưa lãnh đạo quốc gia vào vòng chi phối của chúng, lãnh đạo đất nước không phải làm việc cho dân cho nước nữa mà làm việc các nhóm lợi ích trong nước, ngoài nước, không loại trừ còn làm việc cho giặc nữa. Thậm nguy, thậm nguy!

Lãnh đạo nghèo đói


Lãnh đạo đất nước có khoảng gần hai trăm vị, mỗi vị cần phải có nhà đất khoảng ba tỷ đồng, lương tháng mỗi vị cũng phải ba mươi triệu đồng để chi phí cho gia đình. Tiền nhà đất cho các vị là sáu trăm tỷ, lương hằng tháng là sáu tỷ đồng. So với thu ngân sách hằng năm vài trăm ngàn tỷ thì mức này là chịu đựng được.

Nếu nhân dân không trả tiền tương xứng cho họ, họ cũng có nhiều cách để thu được ở mức đó và còn hơn nữa, như vậy cũng không sao. Nguy nhất là bị giặc mua chuộc, cách mua chuộc chắc chắn là rất khôn khéo, nếu biết là giặc đút lót thì vị nào dám nhận. Nó biến tướng, tiền các vị nhận, vui chơi các vị hưởng, các vị chỉ cần gật đầu một yêu cầu nào đó thôi, cái yêu cầu này nhìn gần không thấy gì, nhìn xa thì nguy hại vô cùng.

Dân ta con mắt cũng hạn hẹp thôi tiếc số tiền nhỏ để mất nhiều hơn và có khi còn mất hết. Lãnh đạo thì cũng phải chi tiêu, có khi nhu cầu chi tiêu lại lớn hơn nhiều, người thân lãnh đạo cũng đòi hỏi chi tiêu, lấy đâu ra bây giờ. Trong khi đó các loại lợi ích (có cả lợi ích của giặc) nó bao quanh chỉ chờ lãnh đạo gật đầu là tiền tiêu xả láng.

Dân ta ơi đừng để lãnh đạo nghèo đói, dân nghèo đói thì cùng lắm là chết người đó, chết nhà đó, chứ lãnh đạo mà nghèo đói thì làm chết nhiều lắm, có khi còn mất nước, mất hết tất cả. Hãy nhớ lời Hồ Chủ Tịch “còn non còn nước còn người” ta sẽ còn tất cả, có tất cả.