4 thg 10, 2010

Làm lãnh đạo cực dễ nếu thực sự vì dân vì nước

Có làm lễ hội ngàn năm Thăng Long không, làm thế nào, dân nhao nhao lên đủ loại ý kiến, cuối cùng vài người minh mẫn nhất kết luận, tất cả đồng tình. Phương án cuối cùng được chốt lại, có quá nhiều tình nguyện viên tham gia, chi phí được giảm thiểu, chỉ có tích cực ủng hộ, có kẻ nào làm bậy chắc chắn bị vạch mặt. Sau lễ hội cộng đồng được gắn kết. Không thay đổi cung cách làm, cứ như cũ thì vài người được lợi, còn bất đồng xã hội tăng lên, hao tiền tốn của, quốc gia ngày càng hao gầy, đến một ngày nào đó chỉ cần một cơn gió nhẹ sẽ đưa người đi.

Cơ may

Để có một tờ báo giấy, báo điện tử ngoài việc có được cấp phép hay không còn phải có một số tiền không nhỏ để duy trì tờ báo và trả lương phóng viên. Nếu là đài phát thanh, đài truyền hình thì đó là một số tiền khổng lồ. Chính vì vậy một số thế lực âm mưu xây dựng ngành truyền thông của riêng mình để nhào nặn xã hội theo ý muốn hoặc bóp méo thông tin, vu khống, gây nhiễu, xuyên tạc . . . Khống chế toàn bộ đời sống xã hội. Rất may cho dân Việt, các thế lực đang bắt đầu thao túng tình hình thì vũ bão của công nghệ thông tin truyền thông thế giới tràn vào không gì cưỡng lại được. Dân Việt thỏa thích cơn khát thông tin rồi còn là một nguồn thông tin quan trọng quyết định vì họ là người trong cuộc. Kể cả chữ viết, âm thanh, hình ảnh và sự kết hợp các loại hình mà chi phí gần như bằng không. Nguồn thông tin trực tiếp từ người dân ngày càng quyết định rộng hơn, sâu hơn, chính xác hơn, tuyệt đối hơn đến vận mệnh của chính mình.

Rắc rối

Dân ta liệu có nhiều chuyện , đứng ngoài ăn nói linh tinh, nói chọc nói ngoáy, nói phá , nói phách. Việc gì cũng nói ngang nói ngược, nói cản nói trở, trả nhẽ dân ta hư hỏng hết rồi, chuyên tính chuyện phá hoại. Hay là ta đã sướng quá đâm hóa rồ. Chắc chắn là không phải vậy, cách làm nghề của ta đang có vấn đề. Nghề đóng tàu thì ai cũng biết, nghề viết sử, nghề làm phim càng rầm rộ cái dở, nghề trồng rừng, nghề khai mỏ, nghề làm xe hơi, nghề xây dựng, nghề thầu khoán, nghề cấp điện, nghề cấp nước, nghề thông lưu đường bộ, nghề hỏa xa, nghề làm sách, nghề dạy học, nghề quản trị (cai trị ). . . Trăm vạn nghề đều có vấn đề không diễn ra bình thường. Không phải ta không biết, không có cách, nhưng không có cách gì vừa lợi cho người quản trị mà lại vừa lợi cho dân cho nước. Người quản trị cứ phải sưu tầm đủ lời hay ý đẹp để tung lên, vẽ lên để tìm cái lợi cho mình, thành ra nó cứ tự mâu thuẫn với nhau. Anh nói vì việc công, nhưng hành xử lại vì việc riêng, thời đại bây giờ người dân không thể nào như trẻ con được, để người quản trị dẫn dắt họ đi đâu cũng được. Tồn tại của tình trạng này không biết rồi sẽ diễn đến khi nào, chỉ biết rằng làm việc gì người quản trị cũng bị dân la ó. Anh nghĩ đủ mọi cách, nhưng anh không thật tâm thì cái đuôi của anh không giấu đi đâu được.