21 thg 11, 2010

Tạo giá trị và hủy diệt giá trị

Đốt sách chôn Nho là phải mất một số sức lao động để hủy diệt một lượng lớn giá trị. Chiến tranh biên giới phía Bắc hai bên hủy diệt một lượng lớn con người ta bảo vệ Tổ quốc, giặc đem lại nhiều giá trị cho chủng tộc họ. Cùng một lượng hy sinh nhưng họ mang lại nhiều cái lợi hơn. Lại phải suy nghĩ đến quy tắc con thạch sùng, chúng có cái đuôi khổng lồ để dự trữ, đó là những người nghèo. Người nghèo làm việc với ngày công vô cùng rẻ mạt nhưng lại đem lại một giá trị không rẻ mạt. Người nghèo sẵn sàng hy sinh tính mạng khi đi xâm lược. Ăn hết cái đuôi này lại có cái đuôi khác, dân số khổng lồ tạo ra lợi thế sinh tồn. Tuy vậy liều chết với quyết hy sinh bảo vệ Tổ quốc là ở thứ bậc khác nhau. Thế giới đã lao động ở bậc cao, người nghèo chỉ là cái đuôi con thạch sùng thì chất lượng phát triển không thể cao được. Người nghèo mà thông thuộc thiên nhiên thì là giá trị chưa được biểu hiện chứ không phải là không giá trị. Hiện nay chỉ mới nghĩ tới việc nâng cao cái đầu và hy vọng tất cả sẽ phát triển, nhưng hiệu quả thì ngược lại, không giúp tăng trưởng bền vững. Hỗ trợ cái đuôi, cái đuôi có một năng lượng lớn thì không cần phải hy sinh cái đuôi mà cái đầu vẫn tăng trưởng tốt mà lại bền vững. Cấp độ giá trị không thể đồng đều như nhau nhưng tất cả cùng tiến lên thì vẫn có thể. Xã hội đa dạng cũng là một lợi thế sinh tồn. Người Việt được thử thách trong chiến tranh, trong thiên tai, sức tồn tại không phải là nhỏ. Bây giờ xã hội biến quái nó vẫn tìm cách thích nghi được, nó chỉ cần cái phong bì mà mọi việc trôi chảy và cái phong bì đã hoàn thành xứ mạng của nó, nếu cứ kéo dài thì là không hợp quy luật. Con người quý ngang trời đất, nếu coi thường con người thì cũng như coi thường trời đất, sẽ phải trả giá đắt.

1 nhận xét: