17 thg 11, 2010

Các tầng ngôn ngữ

Trong pháp luật nói a phải là a , b phải là b. Trong kỹ thuật cũng vậy, nói tiến là tiến, lùi là lùi, vật này là vật này, vật kia là vật kia. Cuộc sống mà lúc nào cũng phải chính xác như vậy thì thật gò bó , liệu có thật là cuộc sống không. Loài người không chịu bó tay, họ có ngôn ngữ văn học, nói a mà có thể là b, nói thế này nhưng có thể là thế khác. Tiếng Việt thật phù hợp cho ngôn ngữ văn học, mặc dù chưa có tác phẩm cỡ nhân loại, nhưng theo thời gian, theo sự tiến hóa việc đó không thể là không có. Còn một loại ngôn ngữ nữa đó là ngôn ngữ đạo lý, nói một phải hiểu mười, nói ít hiểu nhiều, thấy một góc mà biết ba góc, thật vi diệu. Dùng ngôn ngữ kỹ thuật hay pháp luật để mà tranh luận chuyện đạo lý thì là người trên mây người dưới đất. Không thể có loại chữ viết nào truyền tải đạo lý hơn chữ Nho được, nó hàm chứa những nội dung không thể diễn bằng lời đơn thuần. Chỉ những người cảm được đạo, ngộ được đạo mới có thể thông hiểu với nhau được, không thể là sự tranh cãi đúng sai. Và loại ngôn ngữ này cũng chưa phải là bực cùng của ngôn ngữ. Vẫn có loại ngôn ngữ chuyển tải đạo khác như vạch liền vạch đứt trong Kinh dịch và biểu tượng thái cực. Và có thể còn nhiều loại biểu tượng khác để biểu đạo. Không thể bới đạo ra mà ăn được, nhưng cuộc sống vô đạo thì nó sẽ vô cùng bất ổn. Đạo mông lung quá nên đã có văn để truyền tải đạo. Thế giới vẫn vô đạo nên nó vẫn vô cùng bất ổn, nó có thể có những thiết bị, công nghệ vô cùng hiện đại, có những bộ luật vô cùng chặt chẽ nhưng nó không thể đem hạnh phúc đến cho con người. Con người cảm nhận được vũ trụ, con người sáng tạo ra những ngôn ngữ, nhưng con người vẫn cứ quằn quại trong các tầng nấc ngôn ngữ đó mà không thoát ra được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét