Ngã ba

Liên hiệp quốc năm thứ 66 thiên hạ vẫn vui như tết, kẻ chế súng, người chế xe, bay chạy khắp nơi, nhiên liệu tuy đã vơi song chưa thể hết được. Trời đã sinh ra người, tại sao trời lại không nuôi người, nguồn năng lượng vô cùng vô tận hằng ngày chiếu xuống tràn trề mặt đất. Cái giống người thật rắc rối, đói cũng đánh nhau mà no cũng múc nhau.

Ông địa phiền phức sinh ra cái háng rộng ở vùng đông nam á, làm đảo điên bao gã si tình. Cái thằng tệ ỷ nhất cự ly, cái ông đô quốc có cường độ mạnh, còn một số anh có máu cũng lờn vờn quanh em.

Bây giờ người ta ở phố hết rồi, không còn chứng kiến cái cảnh nhà có con chó cái, đến kỳ, đến độ, đúng là vui xóm vui làng. Vậy nên cái em nào đó hớn hở ở đâu cũng là thường thôi.

Chỉ có những anh gần háng, trên háng là không thể tươi vui được, bao nhiêu cái tay thò vào, không biết em có sướng không, cứ là suốt ngày đêm tay ải tay ai, nhiều tay quá, tay nọ chém tay kia.

Nhà ở ngay cái ngã ba thật phức tạp; đang ngồi uống bát rượu mà vẫn phải dòm ra bên ngoài xem nó thế nào rồi.


Tay phải chặt tay trái

Từ các giác quan , tai nghe , mắt thấy , cơ thể bị đau đớn , có sinh mạng bị tước đoạt . Các dữ liệu đó được bộ não phân tích , trái tim cảm nhận và rồi chân tay không thể yên được nữa , một cách biểu thị sự phẫn uất bằng cách giải phóng năng lượng một cách văn minh nhất để các nguồn gây phẫn uất thấy đó để thay đổi . Vậy mà , tay phải chặt tay trái , chân sau đá chân trước . Cái mồm được cộng đồng nuôi dưỡng không biết nói điều hay , điều phải , không biết nhìn vào sự thật , không biết nói sự thật lại còn chửi đổng những người vì cộng đồng mà chịu nguy hiểm , chịu thiệt về nguồn lợi cho gia đình để lo việc chung . Đây chỉ có thể chấp nhận được khi là kế khổ nhục để cho giặc tin để tính chuyện dài lâu , nhưng tất cả triều đình đều chung một kế khổ nhục này hay sao .

Tệ giết đồng

Đằng sau tệ là một nguồn hàng , dịch vụ khổng lồ ; đằng sau đồng là một thiên nhiên bị tàn phá nhưng chưa hết hẳn . Tệ rất cần đồng , đồng rất cần tệ ; một cách tự nhiên đồng khó rời khỏi ma lực của tệ , sự lệ thuộc vào tệ càng lớn , thiên nhiên của đồng mất dần . Chuẩn mực , đạo đức , thuần phong mỹ tục cũng dễ dàng mất đi nếu tệ muốn ; giá tượng lên cao , giá đồ thờ lên cao , giá gạch cổ , ngói cổ lên cao . Cứ có tệ , mua gì cũng có ; cứ có đồng , mua gì đồng cũng bán , nhan sắc , trinh tiết , tiết tháo , tình yêu tổ quốc còn bán được thì cái gì mà chả bán được . Ở vùng biên giới muốn đổi bao nhiêu tệ cũng được , càng có nhiều đồng sức mạnh của tệ càng tăng lên . An ninh cứ tập trung di dẹp lòng yêu nước , sức lực đâu mà giải quyết cái vụ tiền tệ này .

Tứ bề

http://giaoduc.net.vn/quoc-te/43-tu-lieu/7899-ai-loan-a-oan-nghien-cu-ti-o-ba-binh-trng-sa.html

Thứ hai, 18 Tháng 7 2011 16:10

(GDVN) - Theo AFP ngày 18/7, Hải quân Đài Loan đã đưa một nhóm các học giả của mình tới thăm một trong những hòn đảo lớn nhất trên Biển Đông. 

Theo một tuyên bố được Bộ Quốc phòng Đài Loan ban hành ngày 18/7, một phái đoàn gồm 14 học giả đến từ Đại học Hải Dương Quốc gia Đài Loan (National Taiwan Ocean University) đã hoàn thành chuyến thăm kéo dài bảy ngày tới hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa mà Đài Loan tên gọi là đảo Ba Bình (thuộc chủ quyền của Việt Nam) và lặp lại lập trường đảo này thuộc quyền kiểm soát của mình.
Đảo Ba Bình
Đảo Ba Bình

Theo đại diện của Đài Loan, "chuyến đi này không chỉ giúp các thành viên trong đoàn hiểu rõ hơn về hệ sinh thái ở quần đảo Trường Sa" mà còn thể hiện nỗ lực của Hải quân trong việc tổ chức bảo vệ khu vực ven biển và bảo vệ lãnh thổ.

Đứng đầu nhóm các học giả tới thăm đảo Ba Bình trên là Su Hui-ching - Trưởng Viện Luật biển của trường Đại học Hải dương quốc gia Đài Loan, và Sung Yen-hui - chuyên gia về vấn đề biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).

Cả hai học giả này đã gặp có cuộc gặp gỡ với Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu ngay sau khi trở về Đài Loan từ đảo Ba Bình.

Theo AFP, Đài Loan một lần nữa đã lên tiếng tuyên bố chủ quyền của mình đối với đảo Ba Bình và 3 đảo khác trên quần đảo Trường Sa trong tháng 6 vừa qua giữa lúc các vấn đề tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông đang trở nên nóng bỏng sau một loạt các động thái gần đây của Bắc Kinh.

Bộ Quốc phòng Đài Loan trong tháng 6 cũng đã tiết lộ việc họ đang cân nhắc triển khai tàu tên lửa trong vùng biển tranh chấp và xe tăng trên các đảo tranh chấp.


Nguyễn Hường
 (Theo AFP)

Cảnh sát biển

http://vtv.vn/Article/Get/Da-Nang-Ha-thuy-tau-Canh-sat-bien---315f457c8c.html

Đà Nẵng: Hạ thủy tàu Cảnh sát biển

Hôm nay (18/7), tại Quân cảng 234 Đà Nẵng, Xí nghiệp liên hợp Sông Thu thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng (Bộ Quốc phòng) đã tiến hành hạ thủy tàu DST 4612 số hiệu CSB 9003.

Đà Nẵng: Hạ thủy tàu Cảnh sát biển

Đây là chiếc tàu thứ ba trong hợp đồng đóng mới 5 chiếc tàu đặc chủng cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Thông qua việc hợp tác, chuyển giao công nghệ đóng tàu đặc chủng, hiện đại của Tập đoàn Damen (Hà Lan), với  công suất 3.500 mã lực, lượng giãn nước 1.400 tấn, dài 52,4m, rộng 12m, CSB 9003 là tàu cứu hộ, cứu nạn có thể hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, mọi cấp sóng với thời gian liên tục 30 ngày trên biển. Chất lượng của loại tàu này cũng đã được kiểm chứng qua thực tế sử dụng của tàu CSB 9001:  Kể từ năm 2005 đến nay, chưa một lần phải vào sửa chữa.
Với việc hạ thủy thành công chiếc tàu đặc chủng thứ 3 cho lực lượng Cảnh sát biển, Xí nghiệp Liên hợp Sông Thu góp phần chứng minh hiệu quả của chiến lược từng bước tiếp cận tiến đến làm chủ các công nghệ quân sự tiên tiến trên thế giới của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam.
Sự có mặt kịp thời của tàu Cảnh sát biển CSB 9003 trên biển Đông cũng sẽ góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.



Tác giả : Duy Hòa

Đây có là một cách

http://www.tinhte.vn/hoat-dong-tu-thien-355/hinh-anh-ngay-chu-nhat-vui-ve-o-mai-am-vinh-son-6-kon-tum-769449/

Ngày Chủ Nhật vui vẻ ở Mái ấm Vinh Sơn 6 – Kon Tum

Quyên góp được một số tiền từ anh em Tinh Tế và những người bạn đã lâu nhưng mãi đến sáng nay mới có thời gian để tổ chức đi thăm các em ở Mái ấm Vinh Sơn 6 – Kon Tum. Đây là nơi nuôi dạy các em bé người đồng bào dân tộc thiểu số mồ côi hoặc gia đình quá khó khăn, không có điều kiện nuôi dưỡng và cho đi học. Mái ấm Vinh Sơn 6 do Giá Nhưn phụ trách chính, cùng với sự giúp đỡ của một vài giá khác. Tại đây nuôi dạy khoảng 70 em từ 1-15 tuổi; lúc chúng tôi đến thăm có sự hiện diện của chừng 50 em, số còn lại được nghỉ hè nên đã về với gia đình. 
Vì đây là một cơ sở mới thành lập và ở một vị trí cách xa trung tâm nên ít được biết đến, vì thế cũng ít nhận được tài trợ. Cuộc sống của các em ở đây rất khó khăn, chủ yếu sống nhờ vào số tiền có được từ những rẫy mì, ruộng lúa, chuồng bò, chuồng gà, khóm rau... Buổi sáng các em chỉ được ăn cháo, trưa và tối ăn cơm đơn giản với rau là chủ yếu, rất ít khi được ăn thịt cá. Mỗi tuần các em ăn hết khoảng 2 bao gạo, phần thức ăn thì chủ yếu là “cây nhà lá vườn”, “tự cung tự cấp”. Một bữa ăn ngon có lẽ là niềm mơ ước của các em.

Biết được nhu cầu của các em nên lần này chúng tôi chủ yếu dùng tiền để mua nhu yếu phẩm như gạo, mắm, muối, đường, bột ngọt... ngoài ra còn có tập vở và bút viết. Và để mang đến cho các em một bữa ăn ngon, chúng tôi đã chuẩn bị giò và thịt bò để nấu bún, cùng với đậu xanh, rong biển để nấu một nồi chè. Sau đây là những hình ảnh của chuyến đi, chúng sẽ thay lời kể dài dòng của tôi.


Với sự hỗ trợ từ một bạn làm ở Viettel Kon Tum, chúng tôi đã có một xe tải để chở hàng hóa. Đúng 7h sáng 17/07/2011, xe có mặt ở điểm tập kết để chuẩn bị chất hàng.


Gạo và các thứ khác bắt đầu được đưa lên xe.


Qua lời kêu gọi trên Facebook, chúng tôi đã có thêm nhiều người bạn đồng hành trong chuyến đi này. Tổng cộng có cả thảy 17 người tham gia.


Vượt qua quãng đường chừng 20km chúng tôi đến với Vinh Sơn 6 vào một buổi sáng Chủ Nhật hơi ẩm ướt.


Và bắt đầu chuyển hàng hóa xuống.


Anh Hùng trao món quà tượng trưng (thùng nước mắm) cho giá Nhưn.


Một tấm ảnh lưu niệm với các em sau khi chuyển hàng xong.


Trong lúc các bạn nam lo chuyển hàng hóa, thì các bạn nữ nhanh chóng bắt tay vào nấu bún giò.


Còn các em thì được chơi trò chơi ngoài sân.


Một bông hoa...


Toàn cảnh ngôi nhà chính của Vinh Sơn 6, xung quanh có 1 "nhà gà" và 1 "nhà bò" (nguyên văn lời giá Nhưn).




Bún đã sắp xong, các em xếp hàng chuẩn bị vào nhà ăn.


Nhân viên phục vụ chuyên nghiệp và rất xì tin.


Hai nhân viên bưng bê với nồi nước bún bò khá nặng ký.


Mọi thứ được bày sẵn ra tô.


Và ta cho nước vào, nhìn thật hấp dẫn.


Một vẻ háo hức với bữa ăn “bình thường” đối với nhiều người.


Nhưng đó là một bữa ngon đối với các em.


Các em ăn rất ngon lành.




Bé nào chưa tự ăn được thì các anh chị sẽ đút cho.


“Vị ngon trên từng ngón tay” – (chôm của KFC).


Rổ bắp luộc do các Giá ở Vinh Sơn 6 tặng anh chị em tham gia chuyến đi này. Chúng rất ngon vì vừa mới chặt ở ngoài ruộng xong.


Em nào ăn xong thì đi ngủ trưa, khi thức dậy sẽ được ăn chè.


Em này chưa ăn xong nên bị 3 cô kèm cặp rất chặt.


Chơi trò bắn bi với các em, trò này vui lắm.


Anh trai này có vẻ đã thấm mệt nên tranh thủ chợp mắt theo kiểu “xe ôm”.


Chè đã chín và các em cũng đã ngủ dậy, chuẩn bị thưởng thức thôi.


Măm măm nào.


Rồi cũng sắp đến lúc chia tay các em, mọi người ra sân trước và chụp ảnh lưu niệm.


Nhưng dường như mọi người còn lưu luyến quá nên lấy bánh kẹo ra phát cho các em, ngoài ra còn có cả bong bóng.


Giá Dút đại diện cảm ơn đoàn.


Và tấm ảnh thay lời chào tạm biệt, hẹn gặp lại!

Sau đây là danh sách các anh chị em đã đóng góp cho chuyến đi này:

1. Anh Thành - Dihuta - 500.000 đồng
2. Anh Hiệp - cuhiep - 1 triệu đồng
3. Anh Trung - Trungdt - 500.000 đồng
4. Chị Dung - Cà phê Tinh Tế - 500.000 đồng
5. Anh Nam - Airblade14 - 500.000 đồng
6. Anh Tài - TDNC - 50.000 đồng
7. Anh Vũ Đình Hưng - 99900 - 2 triệu đồng
8. Nhóm bạn ở công ty Rudolf Lietz - 5,5 triệu đồng
9. Chị Hải Minh cùng nhóm bạn: 2,2 triệu đồng

Thay mặt các em ở Vinh Sơn 6, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị và chúc anh chị nhiều sức khỏe.

Mobile và quân đội

http://www.tinhte.vn/tin-tuc-su-kien-10/quan-doi-my-thu-nghiem-thiet-bi-android-wp7-va-ios-tren-chien-truong-769524/

Quân đội Mỹ thử nghiệm thiết bị Android, WP7 và iOS trên chiến trường


Quân đội Mỹ đang trong giai đoạn kết thúc một cuộc thử nghiệm lớn, trong đó họ sử dụng điện thoại thông minh để phục vụ các tác vụ trên chiến trường. Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, giám đốc dự án Michael McCarthy cho biết chương trình này diễn ra trong vòng 6 tuần tại Fort Bliss, Texas và White Sands, New Mexico. Theo ông, kết quả bước đầu là khả quan. Không chỉ có smartphone, quân đội Mỹ cũng đang thử nghiệm iPad và một số sản phẩm máy tính bảng của Dell và HP trong dự án này.


Binh sĩ tham gia chương trình sẽ sử dụng điện thoại để gửi các báo cáo chiến trường, hình chụp và các dữ liệu bản đồ phục vụ cho công tác tính báo. Michael cho biết những người lính trẻ không gặp bất kỳ khó khăn nào trong việc sử dụng công nghệ trên smartphone. Song ông cũng cho biết với điều kiện khắc nghiệt của chiến trường, nhiều thiết bị phải được bọc case bảo vệ, và binh sĩ sẽ sử dụng những loại bao tay đặc biệt có thể chạm trên màn hình cảm ứng.

Trong quá trình thử nghiệm, đã có một số vấn đề xuất hiện. Độ phủ sóng của nhà mạng AT&T tại vùng Tây Nam nước Mỹ khá yếu, do đó trong nhiều trường hợp iPhone không hoạt động được. Đặt trường hợp binh sĩ được triển khai trên các chiến trường ở ngoài nước, khi đó độ phủ sóng sẽ gần như bằng 0. Các thiết bị chạy Android cũng không phải là ngoại lệ. Một sản phẩm Android do Samsung sản xuất cho nhà mạng Sprint (có thể là Epic 4G) đã gặp một số lỗi (bug) trong hệ điều hành.

Nhìn chung, chương trình thử nghiệm đã đạt những thành công nhất định, đủ để quân đội Mỹ bắt đầu áp dụng sử dụng điện thoại thông minh tại Afghanistan vào cuối năm nay. Michael hi vọng quân đội sẽ bật đèn xanh cho 2 nền tảng để được chính thức hỗ trợ. Cùng lúc này, một hệ thống đã được thiết kế nhằm dễ dàng chuyển đổi ứng dụng từ Android sang iOS. Bên cạnh đó, dự án đã phát triển một hệ điều hành Android được tùy biến riêng với tên gọi Joint Battle Command-Platform, và thậm chí đã phát hành một gian ứng dụng cho quân đội.

Nhà văn

Nhà văn và nghệ sĩ nói chung , họ có gì đó như là sự cảm ứng với đất trời , một sự rung cảm khác thường . Ai chả hát được vài bài , viết được ít chữ , nhưng cái chữ , cái âm có độ rung khác lạ hay không để người ta cảm nhận được , để không lẫn với ai , để thấy bị lay động . Khó vậy thảo nào mà người viết thì nhiều , nhà văn không có mấy người ; người hát rất nhiều mà không có mấy ca sĩ , có rất nhiều ca sĩ mà không có mấy ca sĩ còn lại với thời gian . Cái rung rung của ca sĩ Quốc Hương chỉ cần chớm nghe đã thấy có một rung cảm khác thường , cái rung của nghệ sĩ nhân dân Tường Vi . Các bài ca trong chiến tranh một rung cảm bi hùng , phía người anh em là những rung cảm bi ai ; và cùng một cái là bi . Nếu có chiến tranh nữa , các bài ca lại là bi uất bi hùng , dứt khoát không thể là bi ai , vì bi ai là điềm triệu của bại vong . Tất cả các hoạt động , có nhà văn , có nghệ sĩ , họ sẽ làm cho linh hồn của của nó bật lên , bật lên đến ngỡ ngàng , có khi họ là cầu nối giữa âm linh và người thường , họ lại có một vốn uyên thâm nữa thì tuyệt vời , rất tiếc nhiều người trong số họ linh hồn đang bị nhốt hoặc đã giao nộp cho quỷ dữ .

Mỡ nó rán nó

Lần đầu tiên được nghe thấy rờn rợn , đây là cách nói của quan , thu nguồn nào đó của dân , làm gì đó với dân . Đây có phải là phát triển của đem sức dân giải phóng cho dân hay đem sức dân làm lợi cho dân . Các chủ nhật thấy một lực lượng lớn , đây là lực lượng không tạo ra sản phẩm gì cho xã hội nhưng phải tiêu tốn một nguồn lực rất lớn . Nguồn lực này để trấn áp dân , nguồn lực này từ dân mà ra , nó quay về áp đảo dân . Vậy là lấy mỡ nó rán nó là ở chỗ này đây . Công bình mà nói , sợ biểu tình thành nếp quen , khi có gì đó khác , chính quyền làm sai chẳng hạn , dân kéo đi biểu tình rồi cướp chính quyền như đã từng cướp dựng ra chính quyền này . Biết vậy thì đừng tạo ra kho thóc của nhật rồi đến lúc người ta vùng lên phá kho thóc chia cho dân nghèo . Phá lúa trồng đay tạo nên bất ổn nông nghiệp , bây giờ vẫn phá nông nghiệp làm sân gôn , bất ổn nó đến ngay . Không chỉ mỡ nó rán nó mà là nó đào hố nó chôn nó .