7 thg 7, 2011
Nhân sự
Chuyện cá hóa rồng có liên quan gì đến nhân sự không nhỉ . Trước hết cá là cá , cá bơi lội tự do ở sông biển , con nào muốn thành rồng thì vượt vũ môn . Mấy con cá cờ ở rãnh nước thối lá tre mục , mấy con cá cảnh vàng lồi mắt , mấy con cá trê nuôi trong hồ mấy mét vuông ăn cá vụn . Mấy con cá trắm cá rô nuôi trong ao tù . Mấy con cá ngoài sông ham mồi bị mắc câu , dính lưới . Nhân sự chỉ có thế thôi ư . Tương lai đi về đâu không cần phải bàn .
Vượt vũ môn
Cả bầy cá chép, con nào cũng muốn vượt qua cửa rồng. Bởi chúng biết, hễ vượt được qua cửa rồng, thì chúng sẽ từ những con cá chép tầm thường trở thành những con rồng siêu phàm thoát tục. Khốn nỗi, cửa rồng cao quá, cả bầy cá chép con nào con nấy mệt đứt cả hơi va vấp đến nỗi thâm tím cả mặt mày mà chẳng con nào nhảy qua được. Bầy cá xúm lại xin với Long Vương, để Long vương hạ cửa rồng thấp xuống một chút. Long vương không bằng lòng, cả bầy cá chép bảo nhau quỳ mọp trước mặt Long vương, không đứng dậy nữa. Chúng quỳ luôn ở đấy chín chín tám mươi mốt ngày, cuối cùng Long vương cũng mủi lòng và đáp ứng yêu cầu của bầy cá. Thế là cá lớn cá bé nhẹ nhàng thoải mái vượt qua cửa rồng và vui mừng hể hả vì cả bọn đều biến thành rồng. Không lâu sau, những con cá chép được hóa rồng ấy bấy giờ mới phát hiện ra một điều là tất cả cá chép đều hóa rồng, cũng chẳng có gì khác so với lúc tất cả đều chưa phải là rồng. Thế là, cả bầy cá lại đi tìm Long vương nói lên điều ngờ vực khó nghĩ trong lòng. Long vương cười và bảo: “Cửa rộng chính thức thì không thể hạ thấp được, nếu các ngươi muốn có cảm giác thực sự của con cá chép được hóa rồng, thì hãy đi mà nhảy qua cái cửa rồng không hạ bớt chiều cao kia kìa”. gnuhel.wordpress.com
anviettoancau.net
Kết luận Có thể nhận định như sau: - Vua Hùng là người Việt cư trú
ở vùng Sơn Đông, nơi có Núi
Thái, Sông Nguồn, một trong
bốn trung tâm của người Việt
trên địa bàn Trung Hoa cổ. - Vua Hùng về Việt Nam và lên
ngôi khoảng 2600 năm TCN,
tương đương với thời điểm họ
Hiên Viên lập vương triều
Hoàng đế. Niên đại này không
xa với niên đại năm Nhâm Tuất 2879 trong truyền thuyết, là
năm Kinh Dương Vương lên
ngôi. Điều này cho thấy, truyền
thuyết gần với sự thật lịch sử. Phân trích trên chứng tỏ, từ
Sơn Vi qua Hòa Bình, Phùng
Nguyên, dân cư trên đất Việt
Nam là người Việt cổ, thuộc
nhóm loại hình Australoid.
Sang thời Đồ Đồng, dân cư Việt Nam là người Việt hiện đại,
chủng Mongoloid phương
Nam. Sự chuyển hóa này do
người Việt chủng Mongoloid
phương Nam từ vùng Ngũ Lĩnh
di cư xuống, hòa huyết với người tại chỗ trong thời gian
lâu dài. Hoàn toàn không có
chuyện người Mongoloid nhập
cư lớn, chiếm đất, tiêu diệt,
xua đuổi người bản địa
Nguyên Đông Dương như có ý kiến đề xuất trước đây. Như vậy, cả về dân cư, cả về
văn hóa trên đất Việt Nam là
liên tục hơn 30.000 năm qua.
Điều này cũng chứng tỏ, không
hề có chuyện người Việt bị Hán
hóa trong thời kỳ Bắc thuộc. Sự thật là, hơn 2000 năm, trước
khi quân của Lộ Bác Đức tiến
vào Nam Việt, người Việt và
người Hoa Hạ đã cùng chủng
Mongoloid phương Nam.
Vô giáo
Tự nhiên sinh ra chẳng có giáo gì trói buộc con người , từ lòng tham , một vài cá nhân láu cá nghĩ ra đủ trò để mưu lợi riêng . Khi các trò hề thành thói quen nó lại biến thành giáo lý , giáo luật trói lại người nghĩ ra nó . Quán tính này trượt dài , mưu chồng lên mưu , nó lừa nó ép số đông mà tạo ra sức mạnh tạm thời đi chinh phục thiên hạ . Ở những nơi an bình với tự nhiên bị khuấy động , đảo lộn , bị buộc cố kết lại giữ cho cuộc sống tự nhiên . Để tập hợp sức mạnh , không gì khác lại phải theo lề lối của kẻ mạnh , việc xong , cái quán tính phi nhân tính vẫn tiếp tục , nó quay lại phá hoại cuộc sống tự nhiên của chính cộng đồng mình . Các mưu mô được bổ sung các mẹo vặt cổ truyền để củng cố thêm lề luật . Cứ thế cứ thế nó xiết chặt bản tính tự nhiên , nó đưa con người vào khổ hạnh lúc nào không hay . Khi nhìn lên , cái nơi sinh ra các loại giáo ác ấy đã chuyển biến sang một mô hình mới hơn , tiến bộ hơn , thì xứ sở của tự nhiên của thiên tính vẫn tăm tối trong mụ mị lú lẫn tự diệt lẫn nhau . Tự giáo cũng chỉ là bước đệm để con người trở về với vô giáo thiên bẩm của loài người , người sinh ra chỉ tập hợp thành những bầy đàn để hại nhau , diệt nhau thì tận thế cho rồi , chứ tạo hóa làm chi ra những giống còn ác hơn thú giữ . Dù gì vẫn phải ác hơn những gì ác nhất để bảo vệ , nuôi dưỡng cái thiện , mong mau đến ngày về với vô giáo tự nhiên .
Tự biến
̉ giáo từng nắm hết các quyền của xã hội , nay không thể nắm được nữa họ đang nhả ra dần dần . Không muốn nhả nhưng xã hội bằng cách này cách khác buộc ỷ giáo phải buông ra . Thực ra tự giáo đã có cách quản trị xã hội một cách thông minh , các nguồn lực không riêng gì trong quốc gia mình mà trên khắp thế giới tụ về để tạo ra những giá trị mới vượt lên một cách không ngờ . Các giá trị này lại tỏa đi khắp thiên hạ , nó không như ngọn đèn leo lét của ỷ giáo , chỉ sợ gió , chỉ sợ hết năng lượng , mà hết thật , bí thật . Càng bí càng sợ , càng sợ càng quẩn . Chỉ còn cách nhanh mà “buông áo em ra” để em sáng tạo , để em làm nhiều của cải cho xã hội , để em thăng hoa , em diễn , em trình cho đời nó vui . Không chịu buông ra rồi từ ỷ giáo chuyển sang độc giáo thì chỉ có toi , rắc quốc hồi sát đam làm giáo chủ độc giáo kiêm quốc vương bị đô quốc treo cổ , phút cuối quốc vương lệnh thả hết tù nhân mà có cứu vãn được đâu . Bây giờ lại quốc vương đa đa phi của bi quốc . Còn quốc vương kiêm giáo chủ độc giáo của vương quốc không lãnh thổ ai quay đa là bin đen vừa mới bị tự giáo đánh cho chết ngắc . Thế giới này là thế giới các giáo giết nhau , ỷ giáo một thời hoàng kim ngang ngửa với tự giáo mà bây giờ đã teo tóp . Tệ quốc phồng lên kêu hết hơi lại xẹp xuống coi chừng vỡ bong bóng mà náo loạn di dân tỵ nạn khắp gầm trời . Tương lai của ỷ giáo chỉ có hết dầu tắt lửa , sao không nhanh dịch đến tự giáo cho nó đẹp cờ .
Tam giáo
Liên hiệp quốc năm thứ 66 , thiên hạ hàng trăm nước mà thực ra vẫn chỉ là 3 nước . Phân chia theo địa lý , theo lãnh thổ , theo đường biên giới thì đúng là hàng trăm nước ; nếu phân chia theo đạo mà cái quốc gia ấy theo thì có : độc giáo , ỷ giáo , tự giáo . Độc giáo đang bị hoa lài hoa súng bay mùi . Tự giáo có sức mạnh nhất , sung sướng nhất vì vậy mà cũng bị ỷ giáo và độc giáo ghét nhất . Ỷ giáo và độc giáo liên kết với nhau để chống tự giáo , tự giáo không chịu với lợi thế nhiều mặt muốn khắp thiên hạ chỉ có một loại là tự giáo . Tệ giáo là quốc gia lớn nhất mạnh nhất của ỷ giáo , chúng luôn đi tìm nguồn năng lượng , luôn đi tìm không gian cho máu mỡ để thắp ngọn nến ỷ giáo để làm hoa mắt những quốc gia độc giáo mà nó luôn có ý đồ thống lĩnh hết . Tự giáo đang đau đầu với ỷ giáo với tệ quốc , nó có nguồn máu mỡ dồi dào , nó đang muốn cháy lên để chiếm tất cả những gì nó muốn . Độc giáo đã quen với việc thiêu đốt máu mỡ dân , độc giáo vô cùng khó khăn trong việc cải đạo cho những quốc gia này ; còn ỷ giáo thì vô vọng , không bao giờ có thể cải giáo chúng được , chỉ đến ngày chúng tự tắt , tự giáo sẽ tự vào hoặc có một gì đó đặc biệt mà tự giáo chèn bật ỷ giáo đi . Giáo nào cũng có thế mạnh , độc giáo thì dân mê muội dễ thiêu đốt , ỷ giáo thì dân cầu an mà tạo thế mạnh cho giáo chủ , tự giáo thì vô địch trong tổng hợp năng lượng của tự nhiên mà làm sức mạnh cho mình . Thế chân vạc cứ cò cưa , lục ục đẩy nhau đi tới đi lui và còn lâu thiên hạ mới thống nhất được .
Ấm ớ
Triều đình đồng quốc theo ỷ giáo , một loại giáo cháy như nến , nó không có khả năng tự tổng hợp được năng lượng , nó cháy dần cái năng lượng ban đầu đến một lúc nào đó nó sẽ tự tắt . Hồi có cơn gió mạnh từ rô quốc , triều đình lo sợ đi tệ quốc là nước cùng ỷ giáo để nhờ che gió và xin thêm nến . Từ đó đồng quốc bị tệ quốc khống chế mọi mặt , trước đây nến cháy được là nhờ rúp quốc , thể hiện là ngọn lửa lớn , rúp quốc gồng mình lên cháy thật lực , rồi nguồn năng lượng tàn dần rồi tắt hẳn , trước khi tắt hồi rúp vương là chốp có làm cho nó bùng lên được một tí làm cho ối nước hy vọng vào ngọn lửa tàn , nay thì lịm hẳn . Ỷ giáo ở đồng quốc và tệ quốc là những quốc gia máu mỡ dân có thể huy động tạm thời làm nguồn năng lượng cho nến được nên ngọn lửa leo lét khó tắt . Một kiểu thực dân mới , một kiểu đô hộ mới nên nó vẫn sinh ra một bộ máy “ấm ớ hội tề” . Bộ máy có ba mặt , một mặt vơ vét năng lượng để duy trì ngọn lửa , một mặt phải làm hài lòng thiên triều , một mặt lo sợ gió thổi . Khi nó không là nó thì nó cứ ấm ớ cho qua nhiệm kỳ còn tương lai nó không bao giờ đoán định được .
Ấm ớ hội tề
Ôn cố tri tân về cái “hội tề” Thời chiến tranh Việt Pháp, vào khoảng những năm 45-54, có khá nhiều địa phương làng mạc ở miền Bắc sống trong vùng nhá nhem giữa hai nền cai trị. Có thể nói rõ hơn là ban ngày thì binh sĩ Pháp vào làng cai trị nên đặt ra một ủy ban như “ủy ban hành chánh” để dễ dàng điều khiển. Bắt dân nộp tre, sửa đường , đôi khi phải đóng cả thuế. Cái “hội đồng nhân dân” đó được gọi là “hội tề”. Thế nhưng buổi tối thì Việt Minh lại mò về làng, lúc đó quyền cai trị lại thuộc về họ. Hồi đó thường là mấy anh du kích trong làng. Ban ngày lặn mất tăm, tối mò về. Dân mới làm đường xong, du kích bắt phá đường. Ngày mai lính Pháp lại bắt làm lại. Cái trò chơi ú tim này cứ tiếp diễn và người dân dưới quyền anh “hội tề” cứ nghe theo cả hai bên. Và muốn giữ mạng sống cho cả làng, hội đồng này chủ trương “triệt để trung lập”. Tây hỏi ai phá đường? Ai là du kích? Ai theo Việt Minh (hồi đó còn gọi là Vẹm)? Bèn trả lời ú ớ: “không biết, nghe đâu như nó chạy sang làng bên cạnh rồi”. Việt Minh hỏi ai đã chỉ điểm cho Tây? Ai chống phá cách mạng? Ai còn tiền còn vàng, còn giấu thóc gạo? Bèn thưa “Ai có thì họ giấu kín lắm, dưới ao, ngoài ruộng, ai mà biết”. Bất cứ chuyện gì, bên nào hỏi cũng ú ớ không có, không biết… Mỗi bên ra một luật lệ riêng, “hội tề” làm theo tuốt, nhưng cái gì cũng làm nửa vời, cho nên hồi đó người ta nói là “ấm ớ như hội tề”. http://www.depweekly.com/ printing.aspx?NewsID=3464