29 thg 4, 2011
Khác thường không
Blog không thể thay được báo
Thế nhưng những bài báo, những bài viết, những bài nghiên cứu, những truyện, những thơ, những họa chắc chắn đặc biệt hấp dẫn với xã hội lại là cái gai của người có quyền. Thành ra cái tiền chính đáng của người viết, người vẽ ngang nhiên bị cướp mất.
Rất nhiều tay viết độc đáo đã ẩn trong blog, xã hội được lợi, đọc nhanh chóng, rất thời sự, không mất tiền, lại còn được bình luận thoải mái.
Đấy là cái lợi trước mắt, về lâu về dài không thể lợi được. Làm gì cũng cần đầu tư, không có ăn lấy gì để tập trung vào chuyên môn. Giai đoạn này chắc cũng chỉ là tạm thời.
Quan chức từ đâu đến
Bây giờ thấy có cách, tốt nghiệp đại học cho làm quan xã, sau đó tuyển chọn dần lên để làm to hơn. Có một số tốt nghiệp đại học vào làm trong các cơ quan huyện tỉnh, sau chọn ra một ít để làm to hơn.
Như vậy cơ bản vẫn là nuôi hấp trong lồng kính, các bậc tiền bối sống chết ngoài xã hội rồi mới làm to được. Tự nhiên leo lên ngồi cao (chưa nói mua chức) thì làm gì được. Một số hấp lồng kính đã làm đến chức vương rồi đấy, xem làm được gì nào, hay chỉ phá thôi. Kể cả chỗ sống chết trong bom đạn thì làm ở lĩnh vực quân sự, chứ dân sự thì còn lâu mới theo được.
Những người kinh doanh không biết phá sản lúc nào, dù người ta không có bằng cấp nhưng người ta quá hiểu xã hội là thế nào, muốn sống tốt thì thế nào, không chỉ lý thuyết, người ta đã đóng biết bao nhiêu tiền thuế cho xã hội, nếu cần họ làm quan không cần lương. Họ được làm to cái đói không bao giờ bắt họ bò được, vì họ không bị đói nên đầu gối không phải bò.
Những nhà nghiên cứu, họ dù không là giáo sư thì các trường vẫn mời họ giảng dạy, đời sống họ không bao giờ thiếu thốn được. Họ lại là người hiểu thấu đáo vấn đề đi lo việc xã hội còn gì bằng.
Tiếp nữa là giới luật, xã hội dù gì vẫn hoạt động theo luật, càng ngày càng cần người biết luật, người sống bằng nghề luật tăng lên, họ va chạm đầy đủ với cuộc sống, họ được làm to để cầm cân nảy mực chắc sẽ thuận hơn nhiều giới khác. Khi không làm quan nữa họ vẫn sống tốt ngoài xã hội, đó là điều kiện ban đầu để bảo đảm cái văn hóa từ chức.
Giới nào thì cũng có người nọ người kia, nhưng cái điều kiện ban đầu là cần tự sống tốt ngoài xã hội, khi được làm quan họ sẵn sàng từ chức khi có gì đó không đạt yêu cầu của xã hội. Nếu không tự sống tốt được ở ngoài xã hội thì cố sống cố chết bám lấy cái ghế cho đến hơi thở cuối cùng, xã hội làm sao mà khá lên được.
Hào hứng
Người tự nhiên và người văn minh
Người văn minh được trải nghiệm với các loại "vũ khí", khi cần họ rất thuận lợi để "tiêu diệt" người tự nhiên.
Người tự nhiên chỉ cần ngày được hai bữa ăn, uống đủ nước là có thể quần quật 10 12 giờ, tối ngủ nằm dưới đất cũng được, nhưng vẫn tạo ra được những sản phẩm giống như người văn minh lương hàng chục triệu đồng một tháng (nhưng dưới quyền điều khiển của người văn minh).
Người văn minh đã tạo ra được một môi trường hoàn hảo để người ta thể hiện hết khả năng và sở thích của mình.
Người tự nhiên không tự sống thể sống nếu mất môi trường thiên nhiên. Người văn minh khó có thể sống mãi ở môi trường thiên nhiên.
Một nước văn minh, mọi người đã có một cuộc sống cao chưa chắc đã có thế mạnh bằng một nước dân số đa dạng, từ những người có thể ăn lông ở lỗ, đến những người luôn làm việc ở những văn phòng cao cấp. Những nhà nghiên cứu của họ tạo ra những công nghệ sản xuất chỉ cần những con người ngày được no bụng, tối có chỗ nằm không bị mưa là được, nhưng vẫn tạo được những sản phẩm khắp thế giới đều dùng được. Cái giá trị được tạo ra mà người lao động không được hưởng đó sẽ đi đến khu vực dự trữ quốc gia, đến khu vực quân sự, sức mạnh của quốc gia người ta cho là không văn minh này sẽ thật ghê gớm. Lấy tiền, lấy quân sự để xếp thứ hạng, họ sẽ không mấy mà đứng đầu thiên hạ.
Văn minh chắc gì đã mạnh hơn, thật oái oăm.
Điện thoại giết chết . . .
Netbook bao cao su (không lưu dữ liệu trong máy)
Xã hội có quy trình không nhỉ
Giai đoạn mơ ước, ao ước, tưởng tượng, nói bóng, nói gió, lấy cái a nói cái b.
Giai đoạn kể lể mô tả trình bày diễn giải.
Giai đoạn la ó gào thét.
Giai đoạn phân tích, suy ngẫm, nghiên cứu.
Giai đoạn hành động.
Giai đoạn hồi tưởng, hồi ký, kể lại cảm tưởng, cảm xúc.
Dù có tổ chức hay không tổ chức hình như người ta vẫn cứ làm như vậy. Nhìn thấy hiện thực, nảy sinh mơ ước, ước nguyện không thành, nảy sinh phản ứng - thất vọng, suy ngẫm, hành động, hồi tưởng.
Nếu đây đúng là quy trình thật, người có trách nhiệm tạo điều kiện cho nó đi đúng đường của nó. Có hồi nghe : những ông chủ tư bản nó làm cái hình nộm của ông chủ, có sẵn gậy ở đó, khi nào uất quá đến đó đập cho nó chết, hết uất vào làm tiếp. Chủ không chết, thợ hết ức, cái lợi vẫn sinh ra.
Người cầm quyền sợ nhất giai đoạn hành động. Nếu người ta biết lo từ khi thấy những giấc mơ, mà mơ bây giờ người ta có giấu nữa đâu, mơ gì người ta nói ra hết mà.
Đến khi xã hội la hét lên mà người ta cũng không thèm để ý. Chỉ đến khi hành động thì người ta dập tắt, đến khi phải dập tắt nhiều quá người ta bắt đầu biết sợ, sợ cả những hồi ức xa xưa, sợ cả những giấc mơ.
Chính những người có quyền là những người thường rêu rao nhất về việc hiểu quy luật và vận hành theo quy luật, nhưng chính họ lại là người không thực hiện theo những gì họ nói.