24 thg 4, 2011

Xin gởi trọn vào thơ


Xin gởi trọn vào thơ

Còn chút mộng chút mơ
Còn chút tình vụng dại
Còn chút thương chút nhớ
Xin gởi trọn vào thơ…



Còn nhớ vòng tay ôm
Còn nhớ môi thơm ngọt
Còn nhớ nỗi đợi chờ
Xin gởi trọn vào thơ…

Tình ta sao bé nhỏ
Mong manh như sợi tơ
Bao nhiêu điều nhung nhớ
Xin gởi trọn vào thơ…

Phi Vũ
04/23/11



Hiền Giang nói...
Khi anh nói cùng em
những điều anh đau khổ
Em ngáp dài không nói năng chi
Khi trong thơ nỗi đau anh thổ lộ
Em khen anh thi tứ diệu kỳ
H.HEINE



phivu56 nói...
Khi em đáp trả thơ
Anh đang say sưa ngủ
Nay anh đà tỉnh táo
Em lại đã...đi xa


Tình ta đành...dang dở
Như Chức Nữ Ngưu Lang
Xin hẹn em...kiếp khác
Ta lại nối duyên lành...

Phi Vũ



Sức mạnh điện thoại

    










Vừa giới thiệuLiệu có bao nhiêu sản phẩm tiêu dùng cũng như các dịch vụ số và analog sẽ không thể tồn tại được trước

Lúc nào cũng có giải pháp


Nói :

“Đi với Tàu thì còn Đảng nhưng mất Nước
Đi với Mỹ thì mất Đảng nhưng còn Nước

Dân cũng như mặt trong của quan đều thích Mỹ, mặt ngoài thì quan bị ép đi với tàu, giải pháp không khó gì. Để khỏi mất lòng bên nào, khỏi gây nghi ngờ đố kỵ quốc tế mà có thể căng thẳng, thì ta không theo mỹ, chẳng theo tàu, ăn tiêu, làm ăn căn cơ vào, bỏ cái thói tiêu tiền vô tội vạ đi, quan hệ tự nhiên với tất cả các quốc gia, có tiền rồi thì sợ gì, mua vũ khí của Nga, mà nhiều tiền thì thích vũ khí của ai thì mua của người đó. Các loại công nghệ, dân ta không chế tạo được chứ phần sử dụng khỏi lo. Đảng ông ông cứ giữ, miễn là ông sử dụng tiền hợp lý, không ai ép ông theo mỹ, mà ông cũng đừng theo tàu. Không theo mỹ thì dễ chứ không theo tàu thì hơi khó đấy. Một em bị nó phịch được một lần rồi, lần sau đố mà cưỡng lại được. Cơ nghiệp cứ giữ lấy, yêu cầu là làm ăn cho nó bài bản, đừng bậy bạ lừa dối nhau, không ai thèm cái chức vụ chẳng sung sướng gì, ăn được một miếng trăm ngàn bàn tay thò vào móc, ụa ra có ngày thôi, cứ đàng hoàng đi, mọi việc sẽ tốt thôi. Không đàng hoàng được thì hết thuốc chữa.

Tiền

Lấy gì để gắn kết mọi người với nhau , tiền , nghe bất nhân quá . Không phải đâu , mọi người đều lao động và quy đổi thành tiền , lấy tiền để đổi công cho nhau , rất nhiều lý thuyết và thực tế chứng minh hợp lý hóa trong phân công lao động , không chỉ phân công trong lĩnh vực hẹp mà nay đã rộng khắp thế giới . Mỗi người tìm được việc mình làm hiệu quả nhất , mỗi người thường không được hưởng hết số giá trị do mình tạo ra , một số tiền không nhỏ để góp làm những việc khác . Có rất nhiều việc ta không có trách nhiệm góp vào , nhưng đã là con người ắt có cái tình đồng loại , thành ra khi thấy đồng loại gặp nguy hoặc có những điều bất khả kháng , từ đó mà sinh ra hoạt động từ thiện . Có khi hy sinh cả tính mạng để cứu đồng loại , nhưng khi đã nói đến tiền thì cần rành mạch , nó là sức người , nó cần có ý nghĩa , nó cần có địa chỉ , nó cần có tác dụng . Nó không thể không không không , khơi khơi , ai khôn , ai mạnh thì chiếm được nhiều hoặc tiền đó không phải là sức của ta nên ta muốn làm gì thì làm . Tiền của hiện tại , tiền của tương lai (tiền đi vay) không được coi trọng thì tiền của tổ tiên , tiền từ quá khứ lại càng sử dụng vung vãi . Đã có vô vàn ý kiến to nhỏ , phân tích rõ ràng có tình có lý , vậy mà vẫn cứ thế . Không phải là lá cây , không phải giấy lộn , đó là mồ hôi , là nước mắt , là xương , là máu , nếu không đủ cống hiến , không tạo đủ giá trị cho xã hội mà vẫn có thì chỉ là trộm , cắp , cướp mà thôi . Do mỗi người chỉ góp phần ít vào đấy nên đành trơ mắt ếch cho nó cướp mà thôi và cứ chờ cho đến khi thật sự nguy cấp , đến khi thật sự mất hết mới ra tay .

Tập trung sức mạnh

Có giai đoạn đất nước lâm nguy , chỉ tập trung vào những việc chính , cũng từ đó để biết rằng cứ quan trọng nó lên để kiếm chác , chứ có gì đâu . Ví như cơ quan quan trọng của quốc gia chỉ có : nghị viện , chính phủ , quân đội và tài chính . Lâu nay dàn trải , cái gì cũng quan trọng , cuối cùng chả cái gì quan trọng . Kết quả : tiền luôn thiếu , quân đội không đủ sức mạnh , chính phủ bị người ta nói lái đi , nghị viện đã có rất nhiều bức ảnh chụp hoạt động của họ . Sắp có đợt tuyển chọn nghị viên , các nghị viên đúng do xã hội chọn - thế là xong việc quan trọng nhất . Nghị viện của xã hội thì việc lập ra một chính phủ , tạo sức mạnh cho quân đội , tạo nguồn tài chính là việc không có gì khó . Những người quyền hành bây giờ không việc gì lo cả , vẫn còn một ghế to nhất đấy , ghế chủ tịch , chủ tịch nước , chủ tịch 63 tỉnh thành , đủ 64 quẻ biến thái trong Kinh Dịch (một bộ Kinh ngày càng có nhiều bằng chứng là của người Việt) . Đừng vội kết luận là mê tín , có một thời gian dài tạp chí cộng sản luôn có 64 trang đấy . Công lao với đất nước hiện thời đang còn tranh cãi mà có ngay 64 ghế to nhất còn gì nữa . Ai cũng muốn ăn đủ , ăn dầy , nhưng trong dân gian cũng có câu "mỡ đấy mà húp" , đừng tham quá mà thâm !

Lại ngàn cân treo sợi tóc (wiki)

Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt là một hiệp định được ký ngày 6 tháng 3 năm 1946 giữa Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hiệp định này được xem là một nước cờ chính trị của cả hai bên nhằm mưu đồ lợi ích riêng. Nguyên nhân Sau cuộc đảo chính của Nhật ngày 9 tháng 3 năm 1945, thực dân Pháp mất quyền cai trị Liên bang Đông Dương. Tuy nhiên, sau khi Nhật đầu hàng khối Đồng Minh, Việt Minh chớp thời cơ giành chính quyền từ tay Đế quốc Nhật Bản và Đế quốc Việt Nam, nhanh chóng kiểm soát đất nước, và thành lập chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo thỏa thuận của các nước Đồng Minh, quân đội Trung Hoa Quốc dân đảng tiến vào miền Bắc Việt Nam để làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Ở miền Nam Việt Nam, quân Anh tiến vào với nhiệm vụ tương tự. Tuy người Việt Nam đã tự thành lập chính quyền và tuyên bố độc lập, chính phủ Pháp vẫn quyết tâm tái lập quyền cai trị Đông Dương. Rạng ngày 23 tháng 9 năm 1945, người Pháp, dưới sự giúp đỡ của quân đội Anh, đã dùng vũ lực buộc chính quyền người Việt ở miền Nam phải giải tán, giao lại chính quyền cho người Pháp. Tuy nhiên, chính quyền người Việt đã thực hiện cuộc chiếntranh du kích để chống lại. Ở miền Bắc, quân đội Trung Hoa Quốc dân đảng vẫn công nhận chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho mưu đồ chính trị của họ. Tuy nhiên, người Pháp cũng đã thương lượng với chính phủ Trung Hoa Quốc dân đảng để có cớ đưa quân đội xâm nhập Bắc Việt Nam. Ngày 28 tháng 2 năm 1946, Hiệp ước Hoa–Pháp được ký kết, với 2 điểm chính: Pháp nhường cho chính phủ Trung Hoa Quốc dân đảng một số quyền lợi ở Trung Quốc Chính phủ Trung Hoa Quốc dân đảng đồng ý cho Pháp thay thế quân Trung Hoa Quốc dân đảng tại miền Bắc Việt Nam. Về cơ bản, hiệp ước này cho phép quân đội Pháp vào Bắc Việt Nam thay thế cho quân Trung Hoa Quốc dân đảng để làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Đổi lại, Pháp cũng đã trả lại các tô giới của mình trên đất Trung Quốc cho chính phủ Trung Hoa Quốc dân đảng. Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt Trước sức ép của chính phủ Trung Hoa Quốc dân đảng, chính phủ Việt Nam buộc phải công nhận việc quân Pháp vào Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, họ cũng cố lợi dụng cơ hội này để ký với Pháp một hiệp định để tranh thủ những điều kiện có lợi. Ngày 6 tháng 3 năm 1946, Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt được ký kết giữa Jean Sainteny, đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp, và Hồ Chí Minh cùng Vũ Hồng Khanh, đại diện chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nội dung của Hiệp định bao gồm các điểm chính sau đây: Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng Chính phủ Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắcthay thế cho 200.000 quân Trung Hoa Quốcdân đảng để làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Pháp hứa sẽ rút hết quân trong thời hạn 5 năm, mỗi năm rút 3000 quân. Pháp đồng ý thực hiện trưng cầu dân ý tại Nam Bộ về việc thống nhất với Việt Nam Dânchủ Cộng hòa. Hai bên thực hiện ngưng bắn ngay tại Nam Bộ. Về phía người Pháp, họ đã có danh chính ngôn thuận đưa quân đội xâm nhập Bắc Việt Nam để chuẩn bị tái chiếm Đông Dương như họ đã làm ở Nam Việt Nam, đồng thời thoát khỏi sự ngăn cản của các tướng lĩnh Trung Hoa. Về phía người Việt, loại trừ nguy cơ của 20 vạn quân Trung Hoa chiếm đóng, tránh được thế "lưỡng đầu thọ địch" tập trung đề đối phó với người Pháp. Đồng thời, tranh thủ được thời gian hòa hoãn quý báu để củng cố, xây dựng lực lượng bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tái chiếm Đông Dương. Tuy nhiên, hiệp định đã bị Cao ủy Pháp, Georges Thierry d'Argenlieu, làm mất giá trị khi ông tuyên bố sự ra đời của Nam Kỳ quốc tại Sài Gòn vào ngày 2 tháng 6 cùng năm, ngay sau khi Hồ Chủ tịch cùng đoàn đại biểu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lên đường sang Paris để đàm phán về cách thi hành hiệp định. Với một nước Nam Kỳ quốc "độc lập", cuộc trưng cầu dân ý tại miền Nam đã không còn cần thiết.